Tại sao nói mật độ là đặc trưng quan trọng nhất của quần thể

Câu hỏi: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới

[1] Mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.

[2] Mức sinh sản của quần thể.

[3] Mức tử vong của quần thể.

[4] Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.

[5] Kích thước của quần thể.

Số phương án trả lời đúng là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải

Đáp án đúng C:4

Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới Kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.

Giải thích: Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, vì mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể, kiểu phân bố cá thể trong quần thể.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới nhé!

Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

I. Tỉ lệ giới tính

1. Khái niệm

-­ Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.

-­ Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên tỉ lệ này có thể thay đổi tùy từng loài, từng thời gian, điều kiện sống...

-­ Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như:

+ Tỉ lệ tử vong không đều giữa cá thể đực và cá.

+ Do điều kiện môi trường sống.

+ Do đặc điểm sinh sản của loài.

+ Do đặc điểm sinh lí và tập tính của loài.

+ Do điều kiện dinh dưỡng của các cá thể…

3. Ứng dụng

- Người ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế.

II. Nhóm tuổi

1. Khái niệm

-­ Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

-­ Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.

-­ Tuổi quần thể là tuổi bình quần của các cá thể trong quần thể.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tuổi

- Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, cấu trúc luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống.

+ Khi môi trường sống bất lợi: cá thể non và già chết nhiều hơn các cá thể có nhóm tuổi trung bình.

+ Khi môi trường sống thuận lợi: các con non lớn nhanh chóng, tỉ lệ tử vong giảm.

3. Ứng dụng

- Giúp cho chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.

III. Sự phân bổ cá thể của quần thể

Gồm 3 kiểu phân bố:

1. Phân bố theo nhóm

- Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường [di cư, trú đông, chống kẻ thù…].

2. Phân bố đồng đều

- Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay gắt.

3. Phân bố ngẫu nhiên

- Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.

IV. Mật độ cá thể của quần thể

- Mật độ: Số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Mật độ cá thể của quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản quan trọng của quần thể vì ảnh hưởng lớn tới mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

+ Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở... dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao.

+ Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

V. Kích thước của quần thể sinh vật

-­ Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể đặc trưng [hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể] phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

- Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng. Ví dụ: quần thể voi khoảng 25 con, quần thể gà rừng khoảng 200 con…

1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa

-­ Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào tình trạng suy giảm dẫn tới diệt vong.

-­ Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật… tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.

2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật

a] Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật

- Là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

- Mức độ sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục cá thể, nguồn thức ăn, điều kiện khí hậu…

b] Mức độ tử vong của quần thể sinh vật

- Là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

- Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn, kẻ thù…

c] Phát tán cá thể của quần thể sinh vật

- Là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể.

+ Xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình di chuyển đến nơi ở khác.

+ Nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể.

- Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể gay gắt.

VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật

-­ Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học [đường cong tăng trưởng hình chữ J].

-­ Điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi: Tăng trưởng quần thể giảm [đường cong tăng trưởng hình chữ S].



VII. Tăng trưởng của quần thể người

-­ Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử.

- Nguyên nhân: Do những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, mức độ tử vong giảm và tuổi thọ ngày càng được nâng cao.

-­ Hậu quả: Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

trong 3 đặc trưng của quần thể [ tỉ lệ giới tính , thành phần nhóm tuổi , mật độ quần thể ] , đặc trưng nào quan trọng nhất .? vì sao ?

Các câu hỏi tương tự

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1: Quần thể là gì? Hãy nêu ví dụ về một số quần thể mà em biết.

Trả lời

Quảng cáo

   Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.

   Ví dụ: quần thể cây thông trên đồi thông, quần thể cá chép nuôi trong 1 ao cá, quần thể lúa trên một cánh đồng.

Câu 2: Các đặc trưng cơ bản của quần thể là gì? Đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời

Quảng cáo

   - Quần thể có 3 đặc trưng cơ bản là: tỉ lệ đực cái, thành phần nhóm tuổi và mật độ cá thể.

   - Trong đó, đặc trưng quan trọng nhất là mật độ cá thể. Vì nó quyết định mức sử dụng nguồn sống trong môi trường và khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

Câu 3: Những điểm giống và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác là gì?

Trả lời

   Những điểm giống nhau và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác là:

   a. Giống nhau

   - Đều là các sinh vật sống thành quần thể.

   - Đều có các đặc trưng cơ bản cho từng quần thể như: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ, …

   - Đều có khả năng bị biến động số lượng do các tác nhân ngẫu nhiên.

   - Đều có cơ chế cân bằng quần thể dựa vào tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.

Quảng cáo

   b. Khác nhau

   - Nhờ có tư duy trừu tượng, con người có các đặc điểm mà các quần thể sinh vật khác không có như: văn hoá, giáo dục, kinh tế, …

   - Do luật kết hôn và văn hoá, ở quần thể người chỉ được kết hôn một vợ - một chồng và số con hạn chế vì vậy con người chủ động điều chỉnh được mật độ, sự cạnh tranh giữa các cá thể không gay gắt như các sinh vật khác.

   - Nhờ vào lao động và tư duy, con người cải tạo thiên nhiên, tự tạo ra môi trường sống thích hợp mà các quần thể khác không làm được.

Câu 4: Tại sao mỗi quốc gia cần có chính sách phát triển dân số hợp lí?

Trả lời

   - Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi Quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.

   - Phát triển dân số hợp lí là không dể dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ãn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. Đồng thời cũng không để dân số giảm sút quá mức dẫn tới thiếu hụt nguồn lao động, khai thác tài nguyên không hợp lí, …

   - Phát triển dân số hợp lí là nhằm mục đích đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xă hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt.

Câu 5: Quần xã sinh vật là gì? Những đặc điểm cơ bản của một quần xã là gì?

Trả lời

   - Quần xã sinh vật là là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều lài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định.

   - Những đặc điểm cơ bản của một quần xã là:

    + Số lượng loài thể hiện qua các chỉ số về: độ đa dạng, độ nhiều và độ thường gặp.

    + Thành phần loài trong quần xã có 2 chỉ số là loài ưu thế và loài đặc trưng.

Câu 1: Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là:

   A. Có số cá thể cùng một loài

   B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định

   C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật

   D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản

Câu 2: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:

   A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã

   B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

   C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã

   D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã

Câu 3: Độ nhiều của quần xã thể hiện ở:

   A. Khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên

   B. Tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống

   C. Mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã

   D. Mức độ di cư của các cá thể trong quần xã

Câu 4: Trong quần xã loài ưu thế là loài:

   A. Có số lượng ít nhất trong quần xã

   B. Có số lượng nhiều trong quần xã

   C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã

   D. Có vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 5: Hoạt động nào dưới đây có chu kì ngày- đêm?

   A. Sự di trú của chim khi mùa đông về

   B. Gấu ngủ đông

   C. Cây phượng vĩ ra hoa

   D. Lá của các cây họ đậu khép lại vào luác hoàng hôn và mở ra vào lúc buổi sáng

Câu 6: Hoạt động nào có chu kì mùa?

   A. Dời tổ tìm mồi lúc chiều tối

   B. Hoa mười giờ nở vào khoảng giữa buổi sáng

   C. Hoa phù dung sớm nở tối tàn

   D. Chim én di cư về phương Nam

Câu 7: Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã, từ dạng khởi đầu được thay thế bằng các quần xã khác nhau và cuối cùng dẫn đến một quần xã ổn định, được gọi là:

   A. Biến đổi số lượng cá thể sinh vật

   B. Diễn thế sinh thái

   C. Điều hoà mật độ cá thể của quần xã

   D. Cân bằng sinh thái

Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi từ số 33 đến số 36

Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và…..[I]…, bao gồm…..[II]….và khu vực sống của quần xã được gọi là…..[III]……Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các……[IV]…..trong môi trường.

Câu 8: Số [I] là:

   A. thường xuyên thay đổi

   B. tương đối ổn định

   C. luôn duy trì không đổi

   D. không ổng định

Câu 9: Số [II] là:

   A. quần xã sinh vật

   B. các quần thế cùng loài

   C. các cá thể sinh vật

   D. các cá thể sinh vật

Câu 10: Số [III] là:

   A. nơi phân bố

   B. sinh cảnh

   C. không gian

   D. phát tán

Câu 11: Số [IV] là:

   A. nhân tố hữu sinh

   B. nhân tố sinh thái

   C. nhân tố vô sinh

   D. sinh cảnh

Câu 12: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:

   A. Thành phần không sống và sinh vật

   B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ

   C. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

   D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải

Câu 13: Trong một hệ sinh thái, cây xanh là:

   A. Sinh vật phân giải

   B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ

   C. Sinh vật sản xuất

   D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất

Câu 14: Sinh vật tiêu thụ bao gồm:

   A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ

   B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt

   C. Động vật ăn thịt và cây xanh

   D. Vi khuẩn và cây xanh

Câu 15: Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất:

   A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp

   B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ

   C. Phân giải xác động vật và thực vật

   D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ

Sử dụng sơ đồ lưới thức ăn dưới đây để trả lời các câu hỏi từ số 41 đến số 47

Câu 16: Số chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn trên là:

   A. 4

   B. 5

   C. 6

   D. 7

Câu 17: Các sinh vật không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn nói trên là:

   A. Cây xanh và vi khuẩn

   B. Chuột và rắn

   C. Gà, thỏ và cáo

   D. Mèo, cáo, rắn

Câu 18: Tên của các sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung của lưới thức trên:

   A. Thỏ, gà, mèo và cáo

   B. Chuột, thỏ, gà, mèo, cáo và rắn

   C. Gà, mèo, cáo và rắn

   D. Chuột, thỏ, mèo, cáo và rắn

Câu 19: Mắt xích chung nhất cho lưới thức trên là:

   A. Cây xanh và thỏ

   B. Cây xanh và vi khuẩn

   C. Gà, cáo và rắn

   D. Chuột, thỏ và gà

Câu 20: Tổng số mắt xích chung của lưới thức ăn nói trên là:

   A. 6

   B. 5

   C. 4

   D. 3

Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn nói trên?

   A. Chuột là mắt xích chung trong lưới thức ăn

   B. Cáo không phải là mắt xích chung trong lưới thức ăn

   C. Mỗi chuỗi thức ăn đều có 4 mắt xích

   D. Có tất cả 8 chuỗi thức ăn

Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về lưới thức ăn nói trên?

   A. Có hai loài không phải là mắt xích chung

   B. Có 4 loài sinh vật tiêu thụ là mắt xích chung

   C. Mèo tham gia vào 4 chuỗi thức ăn

   D. Rắn chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn

Câu 23: Hãy chọn trả lời đúng trong các đáp án dưới đây về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn:

   A. Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ

   B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất→ Sinh vật phân giải

   C. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải

   D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ

Câu 24: Sinh vật nào sau đây luôn luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn?

   A. Cây xanh và động vật

   B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ

   C. Động vật, vi khuẩn và nấm

   D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm

Câu 25: Hãy chọn câu có nội dung đúng trong các câu sau đây:

   A. Sinh vật sản xuất luôn sử dụng sinh tiêu thụ làm thức ăn

   B. Sinh vật phân giải luôn là nguồn thức ăn của sinh vật tiêu thụ

   C. Chất hữu cơ do sinh vật sản xuất tổng hợp được là nguồn thức ăn cho các dạng sinh vật trong hệ sinh thái

   D. Vi khuẩn và nấm không phải là sinh vật phân giải

Đáp án và hướng dẫn giải

1. C 6. D 11. C 16. B 21. C
2. B 7. B 12. A 17. B 22. C
3. C 8. B 13. C 18. A 23. C
4. D 9. A 14. B 19. B 24. D
5. D 10. B 15. A 20. A 25. C

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 9 chọn lọc, có lời giải khác:

Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề Sinh học lớp 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Sinh 9 với đầy đủ Lý thuyết và rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức môn Sinh 9 để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

quan-the.jsp

Video liên quan

Chủ Đề