Tên các loại bánh ngọt ở Việt Nam

Bánh gio [hay bánh tro, bánh ú tro, bánh nẳng] được làm với thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro [tức tro than lá cây, nhất là lá tre] và gói lá đem luộc chín trong nồi. Hiện nay, bánh tro được làm và bán quanh năm trên khắp các vùng miền trong cả nước, và đây cũng được xem là đặc sản số 1 của tỉnh Bắc Kạn.

Bánh cóng [hay bánh cống] là một đặc sản của người Khmer Nam Bộ thuộc tỉnh Sóc Trăng, trong đó xã Đại Tâm là nơi nức tiếng nhất. Bánh ban đầu có tên là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại [tiếng Khmer]. Tuy nhiên vì tên khó nhớ nên sau được gọi là bánh Cóng, ý để chỉ hình thức bánh được đổ vào chiếc Cóng – một dụng cụ có dáng tựa như phin cà phê với tay cầm dài như vá múc canh để người chiên bánh cầm đỡ nóng. Bánh cóng sau khi chiên giòn lên có màu khá sậm, thường được dùng kèm với rau xanh và nước mắm chua ngọt.

Bánh cáy là đặc sản nổi tiếng của làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, thường được làm từ một số nguyên liệu như nếp cái hoa vàng, gấc, mạch nha, mứt dừa, mè, đậu phộng rang thơm lừng. Sở dĩ gọi "bánh cáy" là vì trông màu sắc nhìn giống trứng con cáy [một loại cua càng đỏ]. Có thuyết lại nói rằng vì bánh thơm ngon nên được quan chức địa phương chọn làm vật phẩm dâng vua, vua ăn thấy vị bùi, ngọt lại hơi cay của gừng nên mới hỏi tên, viên quan dâng bánh nói rằng đó là bánh cay, sau đọc chệch thành bánh cáy cho tới ngày nay.

Đây là đặc sản của Quảng Ninh. Bánh gật gù được làm từ bột gạo có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Thường thì gạo được ngâm qua đêm cho ngấm đủ nước, vớt ra để ráo rồi nghiền thành bột. Miếng bánh dẻo quẹo, ăn ngon nhất khi còn nóng và chấm cùng nước mắm . Người dân vùng này truyền lại rằng, ngày xưa khi thưởng thức những chiếc bánh đậm đà, phồng xốp và dẻo mịn thì cứ phải tấm tắc gật lên gật xuống khen ngon. Bởi thế mà từ ấy, cái tên bánh gật gù xuất hiện và được phổ biến cho đến hiện nay.

Bánh đập hay có vùng còn gọi là bánh chập, một món bánh đơn sơ, giản dị nhưng lại làm nên tên tuổi cho ẩm thực Hội An. Đây là sự kết hợp đặc biệt giữa bánh ướt và bánh tráng nướng tạo nên một món ăn vừa gion giòn, vừa dẻo thơm. Tráng đều bên trong là lớp mỡ hành beo béo, còn nếu muốn ăn no thì cứ thêm thịt nướng, lòng lợn...

Chiếc bánh uôi giản dị được làm bằng bột nếp nhưng là món đặc sản của người Mường và không thể thiếu được trong mâm cỗ của người nhiều gia đình ở Hòa Bình. Người xứ Mường quan niệm, bánh uôi tượng trưng cho tình yêu, tình vợ chồng hay tình đoàn kết nên thường được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: bánh tình yêu, bánh cặp... Bánh rất thơm, dẻo, vỏ bánh trắng ngần, nhân bánh ngọt mát từ đậu xanh hay hạt nho nhe. Nếu thưởng thức những chiếc bánh mặn, bạn sẽ thấm được hương sắc núi rừng trong từng chút thịt được gói trong bánh.

Bánh hỏi là một món ăn đặc sản có rất nhiều ở Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định của Việt Nam, bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ. Bánh hỏi thường ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo… đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở đình, chùa của người dân và là một nét văn hóa ẩm thực của địa phương.

Bánh tai là tên gọi loại bánh nổi tiếng của tỉnh miền núi Phú Thọ – món bánh làm nức lòng bao khách phương xa thưởng thức. Nghe nói, bánh tai trước kia được gọi là bánh trai vì bánh được nặn theo hình con trai, sau đó được gọi tắt là bánh tai. Bánh được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn với công thức và những nguyên liệu đặc biệt khác.

Bánh bò là một loại bánh khá phổ biến nhưng bánh bò rễ tre thì chỉ có ở An Giang. Lý do có tên gọi là bánh bò rễ tre vì khi cắt miếng bánh sẽ hiện ra những ống khí trông hệt như rễ tre - một đặc điểm mà các loại bánh bò thông thường không có. Theo kinh nghiệm của những người làm bánh, bánh càng có nhiều “ống tre” thì sẽ càng ngon. Bánh bò rễ tre có nhiều ở vùng Tân Châu, An Giang. Bánh có vị béo của nước cốt dừa, ngọt thanh của đường thốt nốt và vị nồng của bột lên men. Bánh bò rễ tre thường có màu vàng mật ong trông rất đẹp mắt.

Bánh bác là loại bánh truyền thống nổi tiếng của người dân 2 làng Giang Xá và Lưu Xá của Huyện Hoài Đức, Hà Nội. Bánh được miêu tả là có "nhị vàng, xen giữa cánh đỏ, cánh trắng". Đây là loại bánh thường được người dân làm nhân các dịp Tết, lễ hội và các ngày quan trọng khác trong năm. Tương truyền, trước đây bánh là loại đặc sản của người dân trong vùng dùng để tiến vua. Người xứ Đoài xưa có câu ca: "Dù ai chồng chán vợ chê. Ăn chiếc bánh bác lại về với nhau".

Bánh đòn- Trà Vinh hay có cái tên gọi khác là bánh tét là một trong những loại bánh không thể thiếu trong nhà của các gia đình miền Trung hay miền Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Tên gọi bánh xuất phát từ hình dáng thon dài, đều cả hai đầu như cái đòn... Nguyên liệu của bánh đòn gồm gạo nếp, đậu xanh và thịt ba chỉ hay phần thịt nọng nhiều mỡ.

Bánh khoái là món bánh chiên đặc biệt của cố đô Huế. Cách thực hiện giống món bánh xèo Nam bộ nhưng dạng bánh khác nhau. Bánh khoái hình tròn theo dạng khuôn đổ [loại chảo gang nhỏ, đáy bằng, đường kính độ 15cm, thành chảo cao khoảng 2 - 3cm]. Trong khi bánh xèo được đổ thành một lớp mỏng tròn rộng, sau khi chín vàng được gấp đôi lại thành hình bán nguyệt, để phủ nhân bên trong. Bánh được ăn kèm với rau sống và nước chấm hoặc nước mắm chanh, tỏi, ớt pha loãng [bánh xèo].

Bánh răng bừa [có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá], riêng người Thanh Hóa gọi tên như thế vì hình dạng chiếc bánh trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống của người xứ Thanh thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc. Bánh răng bừa nóng hổi, cùng lớp bột tẻ mềm, mịn trắng pha lẫn chút màu xanh của lá với phần nhân hành thịt thơm nức mũi chấm chìm vào nước pha loãng rồi chậm rãi cho lên miệng thưởng thức.

Lời kết: Trên đất nước Việt Nam có không biết bao nhiêu là loại bánh. Là con dân nước Việt nhưng không phải ai cũng biết hết tất cả các loại bánh. Đặc biệt là các loại bánh có tên gọi kỳ lạ, độc đáo, gây không ít ấn tượng cho thực khách phương xa.

Bài viết Những loại bánh có tên gọi "kì quặc" nhất Việt Nam nằm trong loạt bài viết về Các loại bánh . Nội dung được đăng bởi Chu Nguyệt . Chu Nguyệt luôn cố gắng hết sức để cung cấp những thông tin hữu ích nhất, cần thiết nhất cho độc giả. Tuy nhiên, nếu bạn đọc muốn bổ sung thêm chỗ nào, vui lòng comment bên dưới. Bọn mình sẽ luôn tiếp thu và cải thiện dần trong quá trình làm bài. Với thông tin bạn cung cấp, có thể rất hữu ích với người sau. Gửi lời chào thân ái.

Trong những năm gần đây, bánh ngọt tại Việt Nam không chỉ được các bạn trẻ yêu thích mà trong đó có cả trẻ em và người lớn tuổi. Vì vậy, những cửa hàng bánh ngọt ngày càng mọc lên như nấm. Tuy nhiên, để kinh doanh bánh ngọt, chủ cửa hàng cũng nên tham khảo nhu cầu của thị trường. Dưới đây là tên các loại bánh ngọt Việt Nam mà chủ cửa hàng nên kinh doanh.

Bánh Su kem

Có nguồn gốc từ nước Pháp, bánh su kem hiện nay là một trong những loại bánh top đầu được nhiều người yêu thích. Bánh gồm có hai phần, bên ngoài lớp vỏ giòn tan, bên trong có đa dạng các loại nhân như: socola, trà xanh, dâu,… thanh mát. Khiến cho người thưởng thức có thể cảm nhận được độ ngon của bánh ngay từ miếng đầu tiên.

Tuy nhiên, bánh su kem có một đặc điểm là phải ăn trong ngày vì bánh không để được lâu, đặc biệt khi đã cho nhân kem vào, bánh chỉ giữ được vài tiếng sau. Chính vì vậy, bánh su kem hầu như chỉ có tại các nhà hàng lớn hay các tiệm bánh ngọt trà chiều.

Để làm được một chiếc bánh su kem chuẩn vị, các đầu bếp đã phải tỉ mỉ và cẩn trọng trong từng công đoạn

Với nguyên liệu đơn giản nhưng bánh su kem lại không hề dễ làm. Để làm được một chiếc bánh su kem chuẩn vị, các đầu bếp đã phải tỉ mỉ và cẩn trọng trong từng công đoạn. Đối với phần vỏ bánh là quan trọng nhất, để có thể cho lớp nhân kem vào trong, vỏ bánh phải nở thật và hổng ruột, lúc này bạn mới có thể bơm nhân vào. Có nghĩa là, bạn phải làm vỏ bánh với công thức ít bột, nhiều nước, nhiều bơ và quan trọng hơn hết là phải nhiều trứng.

Thông thường, những chiếc bánh su kem sẽ có hình tròn, nhưng dưới sự sáng tao của các đầu bếp, ngày nay bánh su kem còn được ra mắt với nhiều hình dáng cùng với các lớp nhân bên trong khác nhau, tạo kích thích cho khách hàng.

Bánh Cupcake

Một chiếc bánh ngọt Cupcake nhỏ nhỏ nhỏ, xinh xinh thường được dùng để tráng miệng trong các nhà hàng hay các tiệm bánh lớn. Bánh được lót bằng một lớp giấy mỏng hoặc cốc nhôm dùng để nướng, bên ngoài được trang trí thêm một vài điểm nhấn để tạo sự bắt mắt.

Xuất hiện cách đây gần 200 năm tại Mỹ, hiện nay, bánh Cupcake mang đến một làn gió mới lạ đến cho nhiều quốc gia khác nhau, điển hình là Việt Nam. Qua tay các đầu bếp nổi tiếng, bánh ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong thế giới bánh ngọt bởi hương vị thơm ngon và thiết kế bên ngoài có đủ màu sắc thu hút khách hàng.

Một chiếc bánh Cupcake thơm ngon sẽ có hai phần, phần vỏ bên ngoài và phần kem bên trong. Tuy hình dáng chiếc bánh nhỏ nhưng nguyên liệu làm nên nó khá nhiều và cầu kỳ như: Bột mì, bơ, ngô, đường, sữa tươi không đường, trứng gà, bột nở, vani và các loại nhân khác nhau, ví dụ: dâu, kiwi,…

Một chiếc bánh Cupcake thơm ngon sẽ có hai phần, phần vỏ bên ngoài và phần kem bên trong

Không thể thiếu một bước quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của chiếc bánh đấy chính là phần trang trí bên ngoài. Một lớp kem bên ngoài sẽ khiến bánh Cupcake thêm bắt mắt hơn. Bạn có thể trang trí lên trên bằng hoa quả hoặc những hạt nhỏ hình tròn, ngôi sao,… tùy theo sở thích của khách hàng.

>> Bạn có thể xem thêm: 

  • Các loại bánh ngọt hot hiện nay
  • Thiết kế cửa hàng bánh ngọt nhỏ

Bánh Cheesecake

Đây là một loại bánh không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn được các nước trên thế giới ưa chuộng. Mỗi nơi sẽ có một cách làm khác nhau nhưng đều là món bánh ngọt tráng miệng ngon và lạ.

Cheesecake hay còn được mọi người gọi với cái tên thân quen hơn là bánh phô mai hay “nữ hoàng bánh bông lan”, bởi vì, bánh được làm chủ yếu từ phô mai và có độ mềm xốp. Có rất nhiều người tại Việt Nam đã thử nghiệm, trước đấy, họ không thể nào ăn những món ăn có phô mai nhưng khi đã “lỡ” nếm thử món bánh này, đảm bảo ăn một lần sẽ muốn ăn tiếp.

Được chế biến từ kem tươi, phô mai và lớp mứt hoa quả bên ngoài, với những người thích ăn đồ ngọt thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Nhìn bên ngoài có vẻ đơn giản nhưng một chiếc bánh chuẩn phải có nhiều lớp bên trong, lớp chính của bánh cũng là lớp dày nhất được làm từ phô mai tươi, trứng và đường. Mứt hoa quả được quết bên ngoài có thể được làm từ những vị khác nhau. Vì vậy, người đầu bếp khi làm bánh Cheesecake phải tập trung thật cao, tỉ mỉ và cẩn trọng mới có thể cho ra những chiếc bánh hoàn hảo nhất.

Đây là một loại bánh không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn được các nước trên thế giới ưa chuộng

Khi thưởng thức bánh, khách hàng có thể cảm nhận được vị phô mai đặc biệt cùng với lớp mứt chua mát bên ngoài. Đặc biệt, loại bánh này khách hàng có thể ăn cả khi nóng và lạnh đều rất ngon. Đảm bảo đây sẽ là một loại bánh ngọt xứng đáng để các chủ cửa hàng kinh doanh.

Bánh ngọt Donut

Là một trong những loại bánh ngọt không còn xa lạ với người Việt Nam, bánh có hình chiếc nhẫn vô cùng bắt mắt. Được phủ một lớp kem đông bên ngoài cùng với nhiều hạt cốm đầy màu sắc, khiến mọi khách hàng không thể rời mắt khi lựa chọn.

Không chỉ dùng để tráng miệng sau bữa ăn, bánh Donut được người Việt Nam thưởng thức trong các buổi trà chiều hay ăn vặt mọi lúc mọi nơi. Với dạng hình tròn bè, được khoét một lỗ ở giữa nhìn như chiếc nhẫn, khiến người ăn cảm thấy vui vẻ và ngọt ngào. Với cách làm đa dạng, bánh Donut hiện nay ở nhiều nơi, ngoài một lớp kem bên ngoài, các đầu bếp cho thêm một lớp kem với với nhiều vị vào trong lỗ được khoét ở giữa.

Một chiếc bánh hình tròn vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam

Một chiếc bánh Donut quen thuộc sẽ được làm từ những nguyên liệu chính như bơ, đường, sữa,, bột mì,… và không thể thiếu nguyên liệu làm lớp kem bên ngoài. Tùy vào số lượng bánh được làm ra, nguyên liệu cũng sẽ được thay đổi khác nhau. Đây là một loại bánh được đánh giá rất dễ “gây nghiện’’ cho những ai thưởng thức ngay từ lần đầu tiên. Với sự hấp dẫn này, bánh Donut đảm bảo sẽ là một trong tên các loại bánh ngọt Việt Nam mà chủ cửa hàng nên kinh doanh.

Bánh bông lan trứng muối

Ban đầu, ai nghe đến tên bánh cũng ngỡ rằng đây là một loại bánh mặn. Tuy nhiên, nó lại là một trong top bánh ngọt ngon nhất tại Việt Nam với cách làm đơn giản. Không chỉ vậy, món bánh ngọt này với độ mềm nên cả trẻ em và người già đều có thể thưởng thức được, đặc biệt bánh còn gây sốt với giới trẻ hiện nay.

Với nguyên liệu chính là chất dinh dưỡng cần thiết, người Việt Nam thường thưởng thức bánh vào buổi sáng hoặc nhâm nhi khi rảnh rỗi. Nó tiếp thêm năng lượng giúp các bạn học tập và làm việc cả ngày. Với sự ưa chuộng như vậy, bánh bông lan trứng muối ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường, bạn có thể mua chiếc bánh chuẩn vị tại các cửa hàng bánh ngọt hoặc có thể tự chuẩn bị nguyên liệu để làm bằng nồi cơm điện.

Không chỉ ở Việt Nam, bánh bông lan trứng muối cũng là loại bánh được yêu thích đối với khách du lịch

Không chỉ ở Việt Nam, bánh bông lan trứng muối cũng là loại bánh được yêu thích đối với khách du lịch. Khi thưởng thức, bánh có độ mềm vừa phải và với lớp nhân ở trên mặt bánh tạo cảm giác mới lạ.

Đặc biệt, trên mặt bánh sẽ được phủ nước sốt với nhiều lớp khác nhau, tùy vào sở thích của khách hàng để lựa chọn. Bánh được trang trí chủ yếu là trứng muối và chà bông, có thể nhiều hoặc ít tủy theo trọng lượng của bánh.

Với giá thành rẻ, phù hợp với mọi người. Bánh bông lan trứng muối nổi tiếng với tên bánh “quốc dân” mà ai cũng có thể thưởng thức. Với sự sáng tạo đa dạng, ngày nay, bánh bông lan trứng muối đôi khi còn được thay thế cho bánh sinh nhật.

Bánh gato

Một loại bánh ngọt không thể thiếu trong các bữa tiệc sinh nhật đó chính là bánh gato, được xuất hiện từ rất lâu ở Việt Nam. Với hương vị thơm ngon, lớp kem béo ngậy, bánh đã khẳng định được mình khi bất kỳ ai cũng đều có thể thưởng thức được.

Với nhiều hình dạng khác nhau, đây là điều đầu tiên gây sự thu hút đối với nhiều người. Ngày nay, nó không chỉ đơn giản là hình vuông, hình tròn mà nó còn được các đầu bếp chế tạo ra nhiều hình thù khác nhau như hình ngôi nhà, siêu nhân, búp bê, con vật,… tùy vào đối tượng khách hàng. Đối với người Việt Nam, hình thức là điều đầu tiên khiến khách hàng mua ở một sản phẩm, sau đó là hương vị để tạo nên một thương hiệu nổi tiếng.

Một loại bánh ngọt không thể thiếu trong các bữa tiệc sinh nhật đó chính là bánh gato

Ngoài những bữa tiệc sinh nhật, người ta vẫn thường hay ăn bánh ngọt vào các bữa khác trong ngày. Rất nhiều cửa hàng bánh ngọt tạo ra những miếng bánh nhỏ, vừa miệng. Khi bạn muốn ăn bánh gato, bạn cũng không cần phải bỏ tiền ra mua một chiếc bánh to mà lại khó mang theo. Hoặc với những người là tín đồ ngọt, họ sẽ mua về và dự trữ trong tủ lạnh để có thể thưởng thức dần.

Bánh gato được tạo nên với hai phần chính, là phần bánh bông lan và phần lớp kem bao phủ bên ngoài để tăng sự hấp dẫn. Với ý nghĩa qun trọng trong những dịp lễ, sinh nhật, vì vậy, bánh gato luôn được trang trí tỉ mỉ, sang trọng và vô cùng lộng lẫy. Đây có lẽ là loại bánh ngọt có thể chế biến được nhiều kiểu dáng khác nhau nhất trong thế giới bánh ngọt.

Để kinh doanh bánh ngọt không quá khó, tuy nhiên, cũng cần phải phụ thuộc vào thị hiếu của khách hàng. Trên đây là tên các loại bánh ngọt Việt Nam mà chủ cửa hàng nên kinh doanh, đảm bảo sẽ thu hút được đông đảo lượng khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề