Thành tựu của công cụ sản xuất mới: năng lượng mới là gì

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tóm lược kiến thức cơ bản của Bài 12. Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật trong sách giáo khoa Lịch sử 9 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần Soạn sử 9 bài 12 ngắn nhất bằng việc trả lời toàn bộ câu hỏi trong nội dung bài. Cuối cùng sẽ là các câu hỏi mở rộng và các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

- Biết được những thành tựu về khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh. Quan sát hình 16 nhận xét về sự phát triển khoa học của Mĩ sau chiến tranh.

- Đánh giá được ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật.

- Nêu suy nghĩ về tình trạng ô nhiễm môi trường, có thể liên hệ với địa phương.

Kiến thức lý thuyết Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật

I. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT

   - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đạt nhiều thành tựu kì diệu trên tất cả các lĩnh vực.

      + Về khoa học cơ bản: có những phát minh đánh dấu bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.

Cừu Đô-li được ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

      + Phát minh ra nhiều công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.

Hệ thống máy tự động đầu tiên

      + Tìm ra những nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…

      + Sáng chế những vật liệu mới, quan trọng nhất là chất Pô-li-me.

      + Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, nhờ đó con người khắc phục được nạn đói, thiếu lương thực.

      + Lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc có nhiều tiến bộ thần kì: chế tạo ra những máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hoat tốc độ cao,…

      + Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ: phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ [1961], đặt chân lên mặt trăng [1969],..

Con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng

II. Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC MẠNG KHOA HỌC –KĨ THUẬT

a. Ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật:

   - Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người.

   - Mang lại những thành tựu kì diệu, những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người.

b. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:

   - Tích cực:

      + Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

      + Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao đọng trong các ngành dịch vụ tăng lên.

   - Tiêu cực:

      + Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.

      + Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.

Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 9 bài 12 ngắn nhất

Câu hỏi trang 51 Sử 9 Bài 12 ngắn nhất: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trong thời gian gần đây có những thành tựu nào quan trọng đáng chú ý?

Trả lời:

- Về khoa học cơ bản:

+ "Cừu Đô-li" tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính [3-1997].

+ "Bản đồ gen người", công bố tháng 6-2000, hoàn chỉnh tháng 3-2003 đã giải mã 99% gen người, phục vụ đắc lực cho y học.

- Về những công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động ra đời.

- Tìm ra những nguồn năng lượng mới.

- Sáng chế ra những nguồn vật liệu mới: Chất Pô-li-me.

- Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hóa, điện khí hóa, những phương pháp lai tạo giống mới.

- Về giao thông-vận tải: Máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao, vệ tinh nhân tạo,…được đưa vào sử dụng.

Câu hỏi trang 52 Sử 9 Bài 12 ngắn nhất: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?

Trả lời:

- Tích cực: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay mang lại những thành tựu diệu kì và những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người:

+ Tăng năng suất lao động.

+ Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

+ Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

- Tiêu cực [chủ yếu do con người tạo ra]:

+ Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt.

+ Ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới...

Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 9 bài 12 ngắn nhất

Bài 1 trang 52 Sử 9 Bài 12 ngắn nhất: Hãy nêu những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và những hạn chế của việc áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất [như môi trường bị ô nhiễm, tai nạn giao thông, dịch bệnh...]

Trả lời:

* Thành tựu:

- Về khoa học cơ bản:

+ "Cừu Đô-li" tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính [3-1997].

+ "Bản đồ gen người", công bố tháng 6-2000, hoàn chỉnh tháng 3-2003 đã giải mã 99% gen người, phục vụ đắc lực cho y học.

- Về những công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động ra đời.

- Tìm ra những nguồn năng lượng mới.

- Sáng chế ra những nguồn vật liệu mới: Chất Pô-li-me.

- Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hóa, điện khí hóa, những phương pháp lai tạo giống mới.

- Về giao thông-vận tải: Máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao, vệ tinh nhân tạo,…được đưa vào sử dụng.

* Hạn chế:

+ Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng [khí quyển, đại dương, sông hồ…]

+ Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.

+ Tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội gia tăng.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sử 9 bài 12

Câu 1: Cho biết nguồn gốc của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay?

Trả lời 

Nguồn gốc của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2: Cho đến nay, trong lịch sử loài người đã diễn ra mấy lần cách mạng kĩ thuật?

Trả lời 

Đến nay, trong lịch sử loài người đã diễn ra 2 lần cách mạng kĩ thuật. Đó là:

- Cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất hay Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII

- Cách mạng kĩ thuật lần thứ hai hay Cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX, bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và hiện đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên thế giới

Câu 3: Em hãy cho biết nội dung chủ yếu của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

Trả lời

Nội dung chủ yếu của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là:

- Tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử

 - Hiện đại hóa kĩ thuậ và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới nhất

- Sử dụng những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, những công cụ sản xuất mới

- Tấn công vào lòng các đại dương, đi sâu vào lòng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, thám hiểm vũ trụ bao la.

Câu 4: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuận lần thứ hai có những đặc điểm gì?

Trả lời 

- Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

- Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Vì vậy khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

- Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn và hiệu quả ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học.

Câu 5: Nêu những thành tựu chủ yếu của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

Trả lời 

Trải qua nhiều thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đạt được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu trên tất cả các lĩnh vực :

- Những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản như toán học, vật lí, hóa học và sinh học. Dựa vào những phát minh này, con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình như phương pháp sinh sản vô tính, " Bản đồ gen người".

- Những phát minh lớn về những dụng cụ sản xuất mới, đặc biệt là máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.

- Tìm ra được những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều...

- Sáng chế ra những vật liệu mới như chất pô-li-me [chất dẻo] với độ bền và sức chịu nhiệt cao, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.

- Cuộc "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp. Nhờ cuộc "Cách mạng xanh" này, nhiều nước đã có thể khắc phục được nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài từ bao đời nay.

- Những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc như máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo.

- Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ như phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất, bay vào vũ trụ và đặt chân lên Mặt Trăng.

Câu 6: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai có gì khác so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XIX?

Trả lời 

Những điểm khác biệt giữa Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XIX là :

- Có nội dung phong phú và phạm vi rộng lớn  hơn rất nhiều 

- Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Câu 7: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người.

Câu 8: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang mang lại những hậu quả tiêu cực như thế nào đối với cuộc sống con người?

Trả lời 

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang mang lại những hậu quả tiêu cực [chủ yếu do chính con người tạo ra], đó là:

- Chế tạo các loại vũ trí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.

- Nạn ô nhiễm môi trường [ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ.... và tất cả những "bãi rác" trong vũ trụ]

- Việc nhiễm phóng xạ nguyen tử, những tai nạn lao động và tai nạn giao thông, những bệnh dịch mới

- Những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.

Phần Câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 Bài 12

Câu 1. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt đầu vào thời gian nào?

A. Những năm 40 của thế kỉ XX.

B. Những năm 50 của thế kỉ XX.

C. Những năm 60 của thế kỉ XX.

D. Những năm 70 của thế kỉ XX.

Đáp án: A

Giải thích:

[SGK – trang 40]

Câu 2. Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?

A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Liên Xô

Đáp án: C

Giải thích:

[SGK – trang 40]

Câu 3. Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX là:

A. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính.

B. chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. công bố “Bản đồ gen người”.

D. phát minh ra máy tính điện tử.

Đáp án: D

Giải thích:

Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX. Máy tính tạo nên những thay đổi căn bản cho thế giới và khả năng của loài người. Khả năng của máy tính không giới hạn ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Câu 4. “Bản đồ gen người” được công bố vào thời gian nào?

A. Tháng 6 – 2000

B. Tháng 4 – 2003

C. Tháng 3 – 1997

D. Tháng 6 – 1997

Đáp án: A

Giải thích:

Tháng 6 – 2000, “Bản đồ gen người” được công bố. Đó là kết quả nghiên cứu của nhà khoa học 6 nước: Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc sau 1 năm nghiên cứu. Đến tháng 4 – 2003, “Bản đồ gen người” mới được hoàn chỉnh.

Câu 5. Loại vật liệu nào giữ vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp?

A. Vật liệu siêu bền

B. Vật liệu Nano

C. Vật liệu siêu dẫn

D. Polime

Đáp án: D

Giải thích:

Chất polime giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp.

Câu 6. Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người?

A. Chế tạo công sản xuất mới.

B. Những phát minh về công nghệ sinh học.

C. Cuộc “Cách mạng xanh”.

D. Chế tạo phân bón sinh học.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa và những biện pháp lai tạo giống mới chống sâu bệnh đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người.

Câu 7. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức?

A. Già hóa dân số

B. Sao chép con người

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Tai nạn lao động.

Đáp án: B

Giải thích:

Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại về mặt đạo đức như công nghệ sao chép con người.

Câu 8. Đâu là hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật?

A. Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân.

B. Hàng hóa sản xuất ra nhiều dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có sức hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tai nạn, dịch bệnh,..

D. Nạn khủng bố gia tăng.

Đáp án: C

Giải thích:

[SGK – trang 52]

Câu 9. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào trong cơ cấu dân cư lao động?

A. Cân bằng tỉ dân cư lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

B. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên.

C. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp tăng lên, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ giảm dần.

D. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.

Đáp án: B

Giải thích:

[SGK – trang 53]

Câu 10. Nguồn gốc sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Do sự bùng nổ dân số.

B. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và kĩ thuật ngày càng cao của con người.

C. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí.

D. Yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và kĩ thuật ngày càng cao của con người nhất là trong tình hình bùng nổ dân số và sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật trong SGK Lịch sử 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

Video liên quan

Chủ Đề