Youkai là gì

Ở Nhật Bản, người ta gọi những hiện tượng huyền bí, và những con quái vật gây ra những hiện tượng đó là “Youkai", đại diện cho nó là “Tengu" [Thiên Cẩu] và “Oni" [Quỷ] đã từng được giới thiệu đến quý độc giả trong những kỳ trước.

Còn một loài youkai tiêu biểu mà không thể không nhắc đến, đó chính là Kappa!

Tengu và Oni là những loài yêu quái có sức mạnh ngang ngửa thần linh, nhưng Kappa thì không có được sức mạnh đó. Nó được họa hình như một loài yêu quái sống gần con người và hay thích chơi khăm.

Hình dáng Kappa

Kappa trong Hán tự có nghĩa là những đứa trẻ của sông, nó có kích thước tương đương 1 đứa con nít, sống ở sông hoặc đầm lầy.

Da thân của nó màu xanh hoặc màu đỏ, có màng bơi ở chân như ếch. Trên lưng có một cái mai rùa, bị hói ở đỉnh đầu và hơi lõm nhìn như cái dĩa.

Cái đĩa trên đầu chính là ngọn nguồn sức mạnh của Kappa, khi rời khỏi sông, nó sẽ trữ nước ở đây rồi di chuyển. Khi nước rơi hết ra khỏi đĩa, nó sẽ nhanh chóng bị khô đi. Thêm vào đó, nếu đĩa vỡ thì nó sẽ chết.

Hành vi của Kappa

Món ăn ưa thích của Kappa là dưa chuột. Do đó nếu đi ra khỏi dòng sông, nó sẽ đến các cánh đồng để lấy cắp dưa chuột. Hơn nữa nó có yêu lực, và giỏi đấu vật. Với những ai đến gần sông và thách đấu với nó thì có thể bị thương tích nghiêm trọng.

Tuy nhiên, cũng từng có nhiều lúc dở khóc dở cười như là có lần nó bị mắng là “Dù có thích đùa nghịch thì cũng đừng làm việc gì quá đáng!", rồi trúng kế của những vị cao minh hơn và chịu phạt, có lúc phải thua một võ sĩ trong những trận sumo bởi anh ta mạnh hơn.

Trẻ con thường được dạy là “Khi nào bị Kappa thách đấu vật thì hãy cúi đầu chào trước trận đấu". Khi Kappa bắt chước cúi đầu thì nước trong đĩa sẽ chảy ra hết, và Kappa sẽ mất hết năng lực.

Rồi cũng phải kể đến những lúc khá dễ thương, như là chỉ cần cho Kappa dưa chuột là chúng liền giúp họ các công việc khuân vác hoặc xây dựng ngay.

Có điều, yêu quái thì vẫn là yêu quái thôi, dù nó chỉ có ý trêu chọc mọi người đi nữa thì cũng có lúc đùa giỡn kéo chân họ khiến người ta chết đuối. Thêm vào đó, tương truyền nó cũng hay lấy đi một cơ quan nội tạng hư cấu được cho là có tồn tại ở hậu môn người Nhật ngày xưa, gọi là Shirikodama.

Những câu nói gắn liền với Kappa

Kappano kawa nagare [Cả Kappa mà còn bị nước cuốn huống chi]

Ý là Kappa bơi giỏi như vậy mà cũng có khi bị nước sông cuốn đi. Có một câu thành ngữ tương tự là “Saru mo ki kara ochiru" [Khỉ trèo cây cũng có khi ngã]

Heno Kappa [Chuyện tầm phào]

Kappa có xì hơi dưới nước thì cũng chẳng phát ra tiếng, ý nói “không có gì là to tát", “không có gì quan trọng" cả.

Oka e agatta kappa [Kappa trên cạn]

Dù là con mạnh nhất ở dưới nước thì khi lên mặt đất, sức mạnh cũng không được bảo toàn, cho nên dù là người có thực lực mà khi gặp môi trường khác cũng không thể phát huy hết khả năng của mình được.

Cơm cuộn Kappa

Đó là món sushi cơm cuộn dưa chuột. Kappa rất hảo dưa chuột, nên mới đặt tên đấy cho món này.

Sa Ngộ Tịnh trong Tây Du Ký

Cuốn tiểu thuyết “Tây Du Ký" của Trung Quốc rất được yêu thích ở Nhật Bản. Cả sách truyện dành cho trẻ em, tiêu biểu như “Bảy viên ngọc rồng", hay các ấn bản truyện tranh, anime, rồi rất nhiều tác phẩm văn học khác cũng mô phỏng theo tiểu thuyết Tây Du Ký này.

Tuy nhiên, “Sa Ngộ Tịnh" xuất hiện trong Tây Du Ký vì một lý do nào đó đã được họa hình thành Kappa của Nhật Bản.

Lý do là vì khi câu chuyện này du nhập vào Nhật Bản, sa mạc Lưu Sa Hà nơi Sa Ngộ Tịnh sống đều bị mọi người tưởng nhầm là một dòng sông. Vì vậy, thời bấy giờ yêu quái dưới sông mọi người đều cho rằng là Kappa, cho nên mới định hình hình ảnh nó y như vậy.

Kappa có thực sự tồn tại?

Mặc dù Kappa được coi như một sinh vật hư cấu, nhưng thực tế thỉnh thoảng vẫn ghi nhận một số báo cáo là có nhân chứng nhìn thấy nó nên đây cũng xem như một trường hợp UMA [sinh vật chưa xác định].

Đặc biệt, thành phố Tono tỉnh Iwate được mọi người biết đến vì có địa danh lưu truyền là có Kappa. Tại Kappa Buchi, cho đến nay người ta vẫn cho rằng đây là nơi Kappa sống, bạn có thể được cấp cho “giấy phép bắt Kappa" và thử thách mình bắt Kappa trong vòng 1 năm.

Giải thưởng tận 10 triệu yên cơ đấy! Nếu có cơ hội đến Tono, đừng bỏ lỡ thử thách này bạn nhé!

Địa danh Kappa Buchi [カッパ淵]
Website //tonojikan.jp/kanko/kappabuchi.php
Số điện thoại 0198-62-1333 [Hiệp hội du lịch Thành phố Tono]
Địa chỉ Tsuchibuchi, Tsuchibuchi-cho, thành phố Tono, tỉnh Iwate
Bản đồ

Yōkai [妖 [よう]怪 [かい], Yōkai? yêu quái] là từ để chỉ một nhóm các loài ma quỷ, linh hồn, các sinh vật siêu nhiên trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Yōkai có thể được hiểu là "quyến rũ nhưng bí ẩn". Tiếng Nhật còn có một vài tên gọi khác là ayakashi [あやかし, ayakashi?], mononoke [物の怪, mononoke?] hay mamono [魔 [まも]物 [の] [Ma Vật], mamono?]. Yōkai bao gồm nhiều loài ma quỷ khác nhau, từ độc ác tới mang lại may mắn cho con người.

"Chiếc giỏ năng" - Shinkei Sanjurokkei Sen, tranh của Tsukioka Yoshitoshi [Meiji 25]

Yokai có nhiều hình dáng khác nhau, một số giống động vật [ví dụ kappa giống rùa, hoặc tengu có cánh], số khác giống người [như kuchisake-onna] hoặc thậm chí không có hình dáng cụ thể.

Yokai phổ biến vào thời kỳ Edo, các họa sĩ thời này, như Toriyama Sekien, tự sáng tác yokai mới bằng cách lấy cảm hứng từ những câu chuyện dân gian hoặc từ trí tưởng tượng của họ.[1]

  • Ballaster, R. [2005]. Fables Of The East, Oxford University Press.
  • Hearn, L. [2005]. Kwaidan: Stories and Studies of Strange Things, Tuttle Publishing.
  • Komatsu, K. [2017]. An Introduction to Yōkai Culture: Monsters, Ghosts, and Outsiders in Japanese History, Japan Publishing Industry Foundation for Culture.
  • Phillip, N. [2000]. Annotated Myths & Legends, Covent Garden Books.
  • Tyler, R. [2002]. Japanese Tales [Pantheon Fairy Tale & Folklore Library], Random House, ISBN 978-0-3757-1451-1.
  • Yoda, H. and Alt, M. [2012]. Yokai Attack!, Tuttle Publishing, ISBN 978-4-8053-1219-3.
  • Meyer, M. [2012]. The Night Parade of One Hundred Demons, ISBN 978-0-9852-1840-9.
  • [tiếng Đức] Fujimoto, Nicole. "Yôkai und das Spiel mit Fiktion in der edozeitlichen Bildheftliteratur" [" [Archive]. Nachrichten der Gesellschaft für Natur- und Völkerkunde Ostasiens [NOAG], University of Hamburg. Volume 78, Issues 183–184 [2008]. p. 93–104.

Video liên quan

Chủ Đề