Tháp chùa phổ minh ở đâu

Nằm trong quần thể Chùa Phổ Minh, công trình có giá trị nhất, giữ vai trò chủ đạo của chùa và được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Tháp Phổ Minh. Tháp Phổ Minh được xây dựng trên một địa thế tách biệt với xóm làng, vốn tĩnh mịch, thâm nghiêm, gần với cung Trùng Quang - nơi ngự của các vua Trần khi nhường ngôi cho con để lên làm Thái Thượng Hoàng. Do công trình này mà chùa Phổ Minh còn được gọi là chùa Tháp. 

2. THÁP PHỔ MINH Ở ĐÂU

Tháp Phổ Minh nằm ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Cách thành phố Nam Định khoảng 5km về hướng Bắc. 

Tháp Phổ Minh hay còn gọi là chùa Tháp được xây dựng vào năm 1305, tọa lạc trong khuôn viên Phổ Minh. Đây là một trong những công trình dấu tích còn sót lại của một thời Hào khí Đông A - nhà Trần, đến nay vẫn còn giữ nguyên vẹn.

3. GHÉ THĂM THÁP PHỔ MINH THỜI ĐIỂM NÀO

Bạn có thể ghé thăm tháp Phổ Minh bất kỳ mùa nào trong năm, mỗi thời điểm sẽ mang đến cho bạn một cảm nhận khác, một trải nghiệm hoàn toàn khác về vẻ đẹp của tháp. Tuy nhiên, vào mùa hè trong cái nắng vàng vọt vàng óng chắc chắn sẽ cho bạn thích một bức tranh tuyệt vời về tháp.

4. DI CHUYỂN ĐẾN THÁP PHỔ MINH THẾ NÀO

Đầu tiên bạn cần phải đến Nam Định, và tiếp tục bắt xe để đến tháp, vì tháp nằm ngoài tỉnh Nam Định. Nếu xuất phát từ Hà Nội  đến Nam Định bạn có thể tham khảo một số cách di chuyên sau đây:

Đi bằng xe máy: Từ Hà Nội đi Nam Định bạn đi theo đường Giải Phóng đến ngã ba Pháp Vân bạn tiếp tục rẽ ra đường cao tốc và đi khoảng 32km là đến Cầu Giẽ, tiếp tục đi theo quốc lộ 1A cũ khoảng 16-17km tới hết thị xã Phủ Lý thì rẽ trái theo quốc lộ 21A. Đi khoảng 30km nữa là đến Nam Định.

Đi bằng xe khách:

Xe Phương Trang:

  • Xe 45 chỗ chất lượng cao,điều hòa suốt tuyến, có khăn ướt và nước lạnh.
  • Xuất phát: 7h30 [bến Giáp Bát]
  • Giờ đến: 9h00 [bến Nam Định]
  • Giá vé: 75.000 đồng/vé
  • Điện thoại: 0838386852

Xe Việt Linh:

  • Xe 29 chỗ ghế ngồi, có nước uống, điều hòa cả tuyến
  • Xuất phát: 7h00 [bến xe Giáp Bát]
  • Giờ đến: 11h00 [văn phòng Nam Định]
  • Giá vé: 75.000 đồng/vé
  • Điện thoại: 0912622535

5. KIẾN TRÚC THÁP PHỔ MINH

Tháp Phổ Minh được xây dựng vào năm 1305, dưới thời vua Trần Anh Tông, tháp hình vuông, cao 19,5m, có 14 tầng, lên cao thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình bầu rượu có nhiều cạnh. Hai tầng dưới của tháp xây bằng loại đá xanh mịn vừa đẹp vừa có sức nặng, làm tăng độ bền cho móng nền. Các tầng còn lại xây bằng gạch nung mỏng, nhẹ, rất tiện lợi cho việc xây lắp. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng - Long thập tam niên”[1305] và khắc họa con rồng nổi thời Trần. Kết cấu của tháp ở các tầng đá chủ yếu dựa vào các mộng và keo vữa kết dính. Sau này, một thương nhân giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên các mặt tháp.

Các tầng trên của tháp đều trổ cửa cuốn tò vò ra bốn phía. Bệ thờ bằng đá được đặt trong lòng tầng tháp thứ nhất, cách điệu bằng những cánh hoa sen. Tháp được trang trí giản dị nhưng vẫn rất đẹp với hoa văn dây uốn lượn, hình rồng gấp khúc vờn mây ngoạn mục. 

Tháp Phổ Minh là một trong số ít công trình còn giữ được tương đối toàn vẹn từ thời Trần. Bàn tay tài hoa cùng với niềm tự hào chiến thắng trong võ công hiển hách của những người thợ Đại Việt đã kết tinh lại để tạo nên một tháp Phổ Minh kiêu hùng. Giữa vùng đồng ruộng chiêm trũng mà 700 năm đã qua vẫn vững như bàn thạch

6. ĂN GÌ Ở NAM ĐỊNH

Khi đến Nam Định bạn nhất định phải thưởng thức ẩm thực nơi đây, đặc sản nổi tiếng như gạo tám xoan, chuối ngự, gạp nếp cái hoa vàng Hải Hậu, phở bò, bánh nhãn, kẹo Sìu Châu, gỏi chệch và cá nướng rơm Hải Hậu.. Đặc biệt nhất khi đến Nam Định thì phải thưởng thức phở Nam Định nhé. Ở đây có hai thương hiệu phở nổi tiếng đó là: Phở cụ Tặng ở số 23 phố Hàng Thiện; phở Đán số 142 đường Bắc Ninh kéo dài.

Ảnh: Internet

Tư liệu: Tổng hợp

Đang cập nhật khách sạn gần Tháp Phổ Minh

Cách thành phố Nam Định 5km về phía tây bắc, chùa Phổ Minh nằm giữa một vùng đồng lúa chiêm trũng 700 năm qua vẫn hiên ngang, sừng sững. Đây là dấu tích còn lại của một thời Hào khí Đông A nhà Trần. Theo sử sách ghi lại, vào năm 1308, Phật Hoàng Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong – Yên Tử [theo Đại Việt Sử Ký toàn thư, kỷ Anh Tông]. Sau đó ít lâu, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi xây tháp Phổ Minh lên trên.

>>> Đọc thêm: Đỉnh Thiêng Yên Tử 


 


Tháp Phổ Minh được xây dựng với đáy hình vuông, gồm 14 tầng, cao 19,5m. Hai tầng dưới làm bằng đá mỗi chiều dài 5,2 m. Các tầng còn lại xây bằng gạch bắt mạch để trần. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng – Long thập tam niên” và khắc họa con rồng nổi thời Trần. 


Tháp nằm ngay trước tam quan chùa Phổ Minh. Dưới chân tháp còn có những dấu mốc bằng đá. Xưa kia sân chùa có đặt một chiếc vạc đồng rất lớn được xếp vào An Nam Tứ Đại Khí [gồm tháp Báo Thiên, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền].
 


Những dấu mốc bằng đá này chính là dấu còn sót của những chân đỡ của chiếc vạc. Sau đó quân Minh xâm lược đã phá cả tứ đại thần khí của nước ta với âm mưu làm mất những ghi chép sử sách và những công trình văn hóa để đồng hóa dân ta.

>>> Đọc thêm: Chùa Tam Chúc Ở Hà Nam Và Địa Thế "Tiền Lục Nhạc - Hậu Thất Tinh" 

Chùa Phổ Minh gồm các hạng mục: tam quan, ao sen, nhà bia, tháp, sân trước, chùa chính, hành lang, hậu điện, phủ Mẫu, nhà tổ, tăng phòng, khu tháp mộ.

  + Tam quan: dài 8,42m, rộng 8,98m. Thềm bậc gian giữa đặt đôi sóc đá, dưới dạng tượng tròn, chạy dọc theo chiều từ trên xuống. Khung kiến trúc kết cấu kiểu cổ đẳng [2 tầng 4 mái]. Trên cổ đẳng, mặt ngoài tam quan treo bức đại tự có 4 chữ Hán “Đại Hùng bảo điện” [Điện báu Đại Hùng].

  + Sân chùa và nhà bia: Trên sân chùa còn có các công trình kiến trúc như: tháp, chân tảng đá cánh sen, cột kinh, cây hương đá mang đặc trưng phong cách nghệ thuật thời Trần, thế kỷ XIII - XIV. Nhà bia có mặt bằng hình vuông, rộng 4m, xây bằng gạch, vữa, kiểu cổ đẳng [2 tầng 8 mái], lợp ngói Nam. Nhà bia phía Tây có bia niên hiệu Cảnh Trị 6 [1668], nhà bia phía Đông có bia niên hiệu Duy Tân 1 [1907].


 


  + Tháp Phổ Minh: có mặt bằng nền hình vuông, cạnh dài 5,20m. Chiều cao tổng thể của tháp là 19,51m, được chia thành 3 phần: đế tháp, thân tháp và đỉnh tháp. Phần chân đế, tính từ dưới lên chia thành 12 cấp, mỗi cấp có kích thước khác nhau. Đỉnh tháp là một khối đá hình bông sen, gồm nhiều tầng khác nhau. Đỉnh búp sen có 5 lớp cánh sen ngửa, chụm vào nhau, trong đó, lớp cánh sen cuối cùng có viền kép, phần đỉnh búp sen kết thúc 14 tầng của tháp.

>>> Đọc thêm: Phủ Dày Và Điển Tích Về Thành Mẫu Liễu Hạnh

  + Chùa chính: có mặt bằng hình chữ “Công”, gồm các hạng mục: tiền đường, thiêu hương, thượng điện.


 


Thiêu hương xây quay dọc, giao mái với tiền đường, tạo thành mặt bằng kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, dài 09m, rộng 8,23m, gồm 3 gian. Bộ khung bằng gỗ lim, kiểu bốn hàng chân cột, mỗi bộ vì được dựng trên đầu hai cột cái cao 4,3m và hai cột quân cao 3,9m. Chân tảng bằng đá, chạm hoa văn hình cánh sen. Thượng điện gồm 3 gian, dài 12,8m, rộng 8,50m. Bộ khung gỗ lim, kiểu 3 hàng chân cột, gồm hai cột cái và một cột quân. Tất cả các cột được gia công theo kiểu thượng thu hạ thách và được kê trên hệ thống chân tảng đá chạm hoa văn hình cánh sen.

Ngoài ra, trong khu vực này còn có một số hạng mục khác như hành lang, hậu điện, phủ Mẫu, nhà tổ, tăng phòng, khu tháp mộ…


 

Bài viết này có hữu ích với bạn hay không?

Rất hữu ích

Hữu ích

Không hữu ích

Video liên quan

Chủ Đề