Trùng sốt rét có hại như thế nào với sức khỏe con người

Có thể bạn đã nghe qua tên gọi trùng kiết lị và trùng sốt rét, nhưng bạn có biết 2 loai ký sinh trùng gây ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe con người hay không? Hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về loại trùng nguy hiểm này.

Trùng kiết lị và trùng sốt rét nguy hiểm thế nào?

Trùng kiết lị [Entamoeba histolytica] giống trùng biến hình, chỉ khác là chân giả rất ngắn và sinh sản nhanh hơn.Ở môi trường tự nhiên, bào xác có thể tồn tại được 9 tháng, nó cũng có thể bám vào cơ thể ruồi hoặc nhặng để truyền qua thức ăn gây bệnh cho nhiều người. Đến đường ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây ra các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.Bệnh nhân đau bụng đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.

Trùng kiết lị

Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

Chúng ký sinh ở thành ruột con người và hủy hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm cho con người.

Triệu chứng của bệnh, đó là:

Bệnh lị a-mip ruột thường gặp nhất, xảy ra do trùng kiết lị vào ruột vào nuốt hồng cầu ở đó. Bệnh nhân đau bụng vặt, hay đi ngoài cho phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Nếu điều trị không đúng, bệnh dễ tái phát và gây apxe gan

Trùng kiết lỵ là tác nhân chính gây bệnh kiết lị

Bệnh lị a-mip gan biểu hiện ở dạng viêm gan dẫn đến gan hóa mủ. Dấu hiệu của bệnh là gan to sốt cao, nhiệt độ chênh lệch nhau nhiều. Gan hóa mủ có thể gây tràn mủ màng phổi và gây áp-xe phổi.

Cách phòng ngừa:

- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

- Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Trùng sốt rét

Khi muỗi cái Anopheles spp đốt người có bệnh sốt rét các thể ký sinh trùng sốt rét trong máu sẽ được hút vào dạ dày của muỗi, nhưng chỉ có các thể giao bào là tiếp tục phát triển được. Vài phút sau khi vào dạ dày muỗi, có hiện tượng thoát roi [exflagellation] ở giao bào đực để cho ra 4 – 8 tiểu giao tử [microgamete], trong khi giao bào cái trở thành đại giao tử [macrogamete]. Quá trình phát triển từ giao bào cho ra tiểu giao tử và đại giao tử hoàn thành trong vòng 20 phút trong dạ dày muỗi. Một tiểu giao tử sẽ xâm nhập vào một đại giao tử và một hợp tử [zygote] được hình thành [trứng thụ tinh].

Trùng kiết lị và trùng sốt rét là mầm mống gây bệnh nguy hiểm

Trong vòng 18 – 24 giờ trứng này sẽ trở thành một trứng di động [ookinete], đi xuyên qua vách dạ dày muỗi và phát triển thành một trứng nang [oocyst] nằm ở mặt ngoài và dưới lớp màng bao dạ dày có kích thước từ 40 – 55 µm. Trứng nang phát triển thành nang thoa trùng [sporocyst], chứa hàng ngàn thoa trùng [sporozoit] trong đó. Nang thoa trùng sẽ vỡ ra, các thoa trùng tự do sẽ hướng về tuyến nước bọt của muỗi và tập trung trong tuyến nước bọt. Khi muỗi đốt người, thoa trùng sẽ theo nước bọt mà xâm nhập vào cơ thể người để tiếp tục chu kỳ phát triển trong người. Người ta đã ước tính là mỗi lần muỗi đốt có khoảng ít hơn 100 thoa trùng xâm nhập vào người.

Thời gian ký sinh trùng phát triển trong muỗi lâu khoảng 1 – 2 tuần, tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Nhiệt độ môi trường bên ngoài càng cao thì thời gian ký sinh trung phát triển trong muỗi càng ngắn. Nhiệt độ bên ngoài thấp hơn 16◦C thì Plasmodium vivax sẽ không phát triển trong muỗi [18◦C đối với Plasmodium falciparum], cũng như nếu nhiệt độ cao quá 45◦C thì ký sinh trùng sẽ ngưng phát triển.

Trên đây là những chia sẻ về những tác hại mà trùng kiết lị và trùng sốt rét gây ra với sức khỏe con người. Các bạn hãy chú ý giữ gìn sức khỏe và có chế độ ăn uống lành mạnh để phòng tránh hai loại trùng nguy hiểm này.

Câu hỏi: Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe con người?

Trả lời:

Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm vềTrùng kiết lị và trùng sốt rétnhé!

I. Trùng kiết lị

1. Nơi sống và cấu tạo

- Trùng kiết lị ở ngoài môi trường kết bào xác, khi vào ruột người chúng chui ra khỏi bào xác và sống kí sinh ở thành ruột.

- Cơ thể giống trùng biến hình, chỉ khác có chân giả rất ngắn.

2. Dinh dưỡng

Chúng kí sinh ở thành ruột nuốt hồng cầu gây nguy hiểm cho con người.

3. Con đường truyền bệnh

- Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống→ống tiêu hóa người →ruột →trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác →gây ra các vết lở loét ở niêm mạc ruột →nuốt hồng cầu ở đó rồi tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.

- Triệu chứng: bệnh nhân bị đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi→bệnh kiết lị.

- Biện pháp phòng chống: ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường, khi bị bệnh cần uống thuốc ngay để điều trị.

4. Biện pháp phòng chống

- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Ăn chín, uống sôi

- Giữ gìn vệ sinh môi trường

- Diệt ruồi, muỗi…

- Khi mắc bệnh phải chữa trị kịp thời

II - Trùng sốt rét

1. Cấu tạo và dinh dưỡng

- Trùng sốt rét thích nghi với kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. Chúng có kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào.

2. Vòng đời

Trùng sốt rét do muỗi Anôphen truyền vào máu người. Chúng chui vào hồng cầu để kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới, phá vỡ hồng cầu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình huỷ hoại hồng cầu [cứ sau 48 giờ một lần với trùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt rét cách nhật]

3. So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

Các đặc điểm so sánh Kích thước [so với hồng cầu] Con đường truyền dịch bệnh Nơi kí sinh Tác hại Tên bệnh
Trùng kiết lị To hơn [nuốt hồng cầu] Qua đường tiêu hóa Thành ruột người Gây viêm loét ruột và phá hủy hồng cầu Bệnh kiết lị
Trùng sốt rét Nhỏ hơn [chui vào hồng cầu] Qua máu Ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen, máu người Phá hủy hồng cầu Bệnh sốt rét

4. Bệnh sốt rét ở nước ta

Trước Cách mạng Tháng Tám, bệnh sốt rét rất trầm trọng ở nước ta. Nhờ kế hoạch xóa bỏ bệnh sốt rét do Viện Sốt rét Côn trùng và Kí sinh trùng chủ trì, căn bệnh nguy hiểm này đã bị đẩy lùi dần, dù thỉnh thoảng bệnh vẫn còn bột phát ở một số vùng.

5. Biện pháp phòng chống bệnh sốt rét

Trùng sốt rét lan truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anôphen, nên phòng chống bệnh sốt rét rất khó khăn và lâu dài, nhất là ở miền núi. Nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho muỗi Anôphen phát triển mang trùng sốt rét như có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp và người dân chưa có hiểu biết đầy đủ về bệnh sốt rét.

Các biện pháp có thể đưa ra để phòng chống là:

- Mắc màn khi đi ngủ

- Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp đồ dùng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ...

- Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sốt rét trong khi mang thai gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với cả mẹ và thai nhi. Chloroquine có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai ở những nơi có chủng Plasmodium nhạy cảm, nhưng không an toàn và hiệu quả khi dự phòng, vì vậy phụ nữ mang thai nên tránh đi du lịch đến những vùng có kháng chloroquin. Sự an toàn của mefloquine trong thời kỳ mang thai không được ghi nhận, nhưng những kinh nghiệm ít ỏi cho thấy nó có thể được sử dụng khi những lợi ích được đánh giá cao hơn những rủi ro. Doxycycline, atovaquone/proguanil, primaquine và tafenoquine không nên dùng trong thời kỳ mang thai.

Artemisinins có thời gian bán hủy ngắn và không hiệu quả cho dự phòng.

Các biện pháp dự phòng muỗi bao gồm

  • Dùng dung dịch thuốc diệt côn trùng permethrin hoặc pyrethrum [có thời gian hoạt động kéo dài]

  • Đặt rèm che ở cửa ra vào và cửa sổ

  • Sử dụng lưới chắn muỗi [tốt hơn là ngâm tẩm permethrin hoặc pyrethrum] xung quanh giường

  • Xử lý quần áo và đồ dùng [ví dụ: giày, quần, vớ, lều] với các sản phẩm có chứa 0,5% permethrin, được bảo vệ thông qua một số lần giặt [quần áo đã được xử lý sẵn và có thể bảo vệ lâu hơn]

  • Sử dụng chất chống muỗi như DEET [diethyltoluamide] 25 đến 35% đối với da tiếp xúc

  • Mặc áo sơ mi và quần dài tay bảo vệ, đặc biệt ở thời điểm giữa lúc trời sáng và trời tối, khi muỗi Anophen đang hoạt động

Trước khi sử dụng chất chống muỗi có chứa chất DEET người dùng cần được hướng dẫn

  • Chỉ sử dụng thuốc chống muỗi bôi trên da theo hướng dẫn trên nhãn và sử dụng chúng một cách nhẹ nhàng quanh tai [không nên áp vào hoặc phun vào mắt hoặc miệng].

  • Tránh xa tầm tay trẻ em [người lớn nên lấy vào tay trước, sau đó xoa nhẹ nhàng lên da trẻ].

  • Chỉ dùng đủ để che phủ vùng tiếp xúc.

  • Rửa sạch sau khi quay trở lại trong nhà.

  • Giặt quần áo trước khi mặc lại trừ khi nhãn sản phẩm ghi chú.

Hầu hết các chất chống muỗi có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi. Cơ quan bảo vệ môi trường không khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa bổ sung cho việc sử dụng hóa chất chống muỗi đối với trẻ em hoặc phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Vắc xin chống sốt rét đang được phát triển, nhưng không có thông tin rõ ràng khi nào vắc xin có sẵn.

Video liên quan

Chủ Đề