Thế nào là bộ đội chủ lực và bộ đội hồ chí minh, thành phố hồ chí minh

Đại tướng Phan Văn Giang động viên các nữ bác sĩ quân y trước khi vào miền Nam chống dịch

[Thanhuytphcm.vn] -Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát đến nay đã đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của Nhân dân. Theo lời hiệu triệu “cả nước chung sức, đồng lòng, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, “đặt sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết”, “giúp dân là mệnh lệnh trái tim của cán bộ, chiến sĩ”, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã không quản ngại hy sinh, gian khổ, tiếp tục xông thẳng vào tâm dịch hỗ trợ địa phương và Nhân dân, phòng, chống dịch Covid-19. Đây vừa trách nhiệm trước Tổ quốc và Nhân dân vừa là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, cấp bách, hàng đầu của Quân đội, được các địa phương và Nhân dân đánh giá cao, tin yêu, ủng hộ.

Nhưng đối lập với lòng biết ơn, trân quý đó, các thế lực thù địch đã lợi dụng “truyền thông đen”, diễn đàn mạng xã hội để xuyên tạc diễn biến, kết quả hỗ trợ các địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19 của Quân đội; tiếp tục âm mưu chia rẽ mối quan hệ máu thịt Quân - Dân; xuyên tạc hình ảnh, phẩm chất cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”.

Tuy nhiên, chúng đã bị “thua đau đớn” vì càng xuyên tạc thì Quân đội ta càng được dân tin, quý mến. Bởi, Quân đội ta là Quân đội của dân, do dân, vì dân, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, hy sinh, phục vụ; tham gia hỗ trợ các địa phương và Nhân dân phòng, chống dịch là nghĩa vụ, trách nhiệm cao quý, thiêng liêng mà không thế lực nào có thể xuyên tạc được.

Dù hiểm nguy, hy sinh, Quân đội ta vẫn kiên cường, tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, sẵn sàng cống hiến, hy sinh “chống dịch, cứu dân”

Điều đó bắt nguồn từ lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, bản chất truyền thống và mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta. Thực tiễn lịch sử hơn 76 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội đã khẳng định được một chân lý Quân đội Nhân dân Việt Nam dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Quân đội ta dựa vào dân để trưởng thành. Trong hành trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội luôn có sự giúp đỡ, đùm bọc, ủng hộ của Nhân dân. Mối quan hệ máu thịt Quân - Dân gắn bó keo sơn, bền chặt đã được lịch sử kiểm chứng. Nhất là trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, Tây Nam, biển Đông và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chỉ có dựa vào Nhân dân thì Quân đội mới lớn mạnh. Quân đội ta chỉ trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân, vì mục tiêu lý tưởng chiến đấu của Đảng, vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” mà chiến đấu hy sinh. Và Nhân dân luôn tin tưởng, yêu thương, đùm bọc, chở che, đồng hành cùng Quân đội. Không đâu trên thế giới này, người dân lại gọi Quân đội bằng cái tên trìu mến, yêu thương, trân quý “Bộ đội Cụ Hồ” như Quân đội Nhân dân Việt Nam.

“Nghĩa tử là nghĩa tận”, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh đưa tro cốt bệnh nhân tử vong do dịch Covid-19 về với gia đình

Vì Nhân dân, đã có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội anh dũng hy sinh chỉ để bảo vệ bình yên, hạnh phúc cho Nhân dân… Vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3 năm 2020, vụ sạt lở tại Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337;... câu nói: “Việc thì gấp, vì nhiệm vụ, vì Nhân dân chúng ta phải làm” của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4, vẫn còn vang trong trái tim hàng triệu người…

Sư đoàn 5, Quân khu 7 phối hợp cùng cơ quan chức năng Thành phố Hồ Chí Minh tầm soát F0, chốt chặn, kiểm soát thực hiện quy định giãn cách xã hội

Từ khi dịch bệnh bùng phát đã làm mọi hoạt động của xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người dân phải thực hiện quy định giãn cách xã hội, không được tự do đi lại mua sắm lương thực, thực phẩm, hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu; mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Nếu dịch bệnh càng kéo dài, không được kiểm soát không những phá hoại nghiêm trọng an ninh kinh tế mà sẽ dẫn đến mất an ninh chính trị, an ninh quốc phòng, sẽ là cơ hội cho các thế lực bên ngoài nhòm ngó biên giới, lãnh thổ, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong bối cảnh đó, Quân đội phải trực tiếp tham gia vào giúp các địa phương quản lý chặt chẽ quy định giãn cách xã hội, tiếp lương thực, thực phẩm, mua hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân; tầm soát F0 để tránh lây nhiễm trên diện rộng; trực tiếp tham gia vào tiếp nhận, phân loại, test nhanh, tiêm vaccine, điều trị bệnh nhân Covid-19 để góp phần chung tay cùng ngành y tế giảm gánh nặng với số lượng bệnh nhân điều trị và người dân tham gia cách ly ngày càng cao. Quân đội cũng chung sức cùng các địa phương giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp tội phạm.

Lực lượng Quân y thuộc các đơn vị trong lực lượng vũ trang Quân khu 7 đang ngày đêm giành lấy sự sống cho các bệnh nhân từ bàn tay tử thần Covid-19 với tinh thần “không bao giờ chấp nhận bỏ cuộc dù chỉ còn 1% cơ hội mong manh cứu sống bệnh nhân”

Từ những lý do trên, Quân đội ta đã xung phong ra tuyến đầu “chống dịch, cứu dân”, chung sức cùng cả nước sớm chiến thắng đại dịch Covid-19, đưa cuộc sống bình yên trở về với Nhân dân. Và đã mang lại hiệu quả tích cực, từ đợt dịch thứ 4 bùng phát, Quân đội đã điều động gần 150.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ các địa phương phía Nam phòng, chống dịch, nhất là ở TPHCM gần 125.000 cán bộ, chiến sĩ đã giúp địa phương tầm soát cơ bản F0, kiểm soát dịch không lây lan trên diện rộng; hỗ trợ Nhân dân hàng trăm nghìn tấn lương thực, thực phẩm, hàng chục triệu gói quà an sinh trị giá hàng trăm tỷ đồng; tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 tại gần 100 bệnh viện dã chiến, tiếp nhận hàng trăm nghìn bệnh nhân, điều trị khỏi và xuất viện hàng chục nghìn người;…

Đáng ghi nhận các cán bộ, chiến sĩ đã giúp các địa phương giữ gìn tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; mưu trí phát hiện, phối hợp cùng địa phương trấn áp, bắt giữ gần 100 đối tượng vận chuyển, mua bán chất ma túy, vi phạm quy định giãn cách xã hội và giả danh Quân đội, Công an. Qua đó góp phần giúp các địa phương phòng, chống tốt dịch Covid-19, giải quyết an sinh xã hội, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các địa phương và Nhân dân đánh giá rất cao. Đó là những minh chứng sắc bén bẽ gãy mọi luận điệu xuyên tạc về bản chất, truyền thống quý báu của Quân đội, mối quan hệ Quân - Dân, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”.

Sư đoàn 5, Quân khu 7 mang “Tết trung thu đầm ấm” đến với các cháu thiếu nhi trong vùng tâm dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh

Trong cuộc chiến ấy, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” đã ngời sáng nay càng ngời sáng hơn, đã cao quý nay càng cao quý hơn, Nhân dân đã tin yêu, quý mến, ngưỡng mộ nay càng yêu quý, trân trọng và biết ơn, gắn bó hơn với Quân đội. Càng thiên tai, dịch bệnh, hiểm nguy, gian khó thì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó Quân - Dân càng bền chặt, nâng lên tầm cao mới. Đó sẽ mãi là tình đoàn kết cao quý, “quốc sản” của dân tộc, trở thành động lực, niềm tin, “lá chắn thép”, động viên toàn dân quyết tâm sớm chiến thắng dịch bệnh Covid-19; là nguồn động lực to lớn giúp nước ta vững bước xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới.

Đại úy Lâm Hoàng Ân

[Sư đoàn 5, Quân khu 7]

Tin liên quan

23 tháng 8 2021

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Quân đội đã được huy động vào hỗ trợ kiểm soát dịch Covid-19 trên nhiều địa bàn tại TP Hồ Chí Minh và miền Nam Việt Nam vào thời điểm này

Quân đội, từ 0 giờ ngày 23/8, được triển khai tăng cường tại các chốt kiểm soát ở 312 phường, xã, thị trấn của Thành phố Hồ Chí Minh.

Truyền thông nhà nước cho biết đây sẽ là lực lượng nòng cốt trong công tác chốt chặn, kiểm soát, kiểm tra người và phương tiện, siết chặt giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19.

Hình ảnh bộ đội Việt Nam bồng súng, kiểm soát TP HCM xuất hiện dày đặc trên truyền thông nhà nước và mạng xã hội.

Bộ đội Việt Nam được truyền thông trong nước loan tin là tham gia chống Covid-19, sau hơn hai tháng giãn cách xã hội được cho là không đạt kết quả mong đợi.

Giờ đây, thông tin trên báo chí nhà nước chỉ là một phần bức tranh. Cùng lúc, người dân cũng có tiếng nói riêng, nhiều khi rất khác.

Covid-19: Lần thứ hai tháo chạy khỏi TPHCM

TP HCM: Mỗi giờ 10 ca tử vong do Covid-19?

‘Phong tỏa ở TPHCM’: Họ còn giam mình đến bao giờ?

VN: Chính quyền chậm trễ, dân tự chạy xe về quê tránh dịch

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một ca cấp cứu bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện dã chiến số 6 TPHCM

Covid-19: Doanh nghiệp nước ngoài tại VN lên tiếng

Việt Nam: Ca nhiễm Covid-19 gấp ba lần “kịch bản”

Báo chí trong nước đưa tin

Dường như trước các quyết định quan trọng, truyền thông trong nước thường có động tác "tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu".

Ngày 23/8, ông Lê Hải Bình, người vừa nhận quyết định bổ nhiệm làm phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, đã được điều trực tiếp vào TP.HCM để cùng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và các địa phương phía Nam triển khai công tác chỉ đạo và thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19.

Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa mô tả thời gian gần đây đội ngũ cán bộ lãnh đạo ban này có sự thiếu hụt tương đối lớn và có những công việc mới, phức tạp, nhạy cảm.

Trang tin Bộ Quốc Phòng nhận định 30 ngày tới là một "trận đánh quyết định". Tin cho hay ngày 17/8, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, bàn về việc triển khai các biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch COVID-19.

Theo đó, không khí khá giống với chiến trận, rất nhiều tướng tham gia. Trung tướng Trần Hoài Trung, Chính ủy Quân khu 7, Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Tư lệnh Quân khu 7, Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 7, Thiếu tướng Du Trường Giang, Phó Tư lệnh Quân khu 7.

Báo Chính phủ chạy hàng tựa: "Trận đánh quyết định" rồi viết: "Người dân TPHCM cần ủng hộ và nghiêm túc thực hiện đúng các nội dung của Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong 15 ngày sắp tới. Đây là thời điểm quan trọng cho trận chiến và chỉ có đoàn kết chúng ta mới có thể chiến thắng."

Tờ Pháp Luật với bài: "Lực lượng quân đội cùng tham gia túc trực các chốt kiểm soát dịch." Báo này cũng viết: "Lực lượng quân đội được trang bị vũ khí đã chính thức ra đường tham gia nhiệm vụ kiểm soát trên địa bàn TP.HCM. Ghi nhận tại các chốt, lực lượng quân đội tăng cường phối hợp với các đơn vị địa phương túc trực, chốt chặn, kiểm soát tất cả người qua lại."

Một trong những thông điệp quan trọng báo chí nhà nước nêu là giải thích về nhiệm vụ của bộ đội.

Tờ Lao Động viết: "Các lực lượng sẽ tỏa ra khắp các quận huyện trên địa bàn TP HCM, tham gia các hoạt động của địa phương như tuyên truyền, tuần tra canh gác, vận chuyển lương thực thực phẩm, đem các túi an sinh đến các hộ khó khăn."

Báo Tiền Phong đưa tin: "Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng và theo yêu cầu của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, trong đó có lực lượng y bác sĩ điều trị; tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân..."

Vẫn theo báo này: "Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các bộ ngành làm việc trực tiếp, cụ thể với từng địa phương để tính toán phương án chi tiết cung ứng hàng hóa cho nhân dân Thành phố và các tỉnh, cố gắng cao nhất để đáp ứng các yêu cầu "muôn hình vạn trạng" trong thực tiễn."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trong phòng cách ly Bệnh viện Chợ Rẫy

Người dân nói gì trên mạng?

Nguyên Tống viết: "Mặc áo chống đạn là để chống dịch hay chống giặc nhỉ?"

Nguyễn Minh Phương phụ họa: "Nhìn nó rất phản cảm. Chống giặc hay chống dân, đề nghị không nên và ko cần thiết phải mặc áo chống đạn để làm nhiệm vụ chống dịch."

Đăng Bảo Bùi đặt câu hỏi: "Sao biểu bộ đội đi phát lương thực thực phẩm cho dân mà mặc áo chống đạn, trang bị công cụ hỗ trợ đến tận răng thế này."

"Hẳn 312 pháo đài chống dịch cơ mà, anh Nguyên Tống, thực tế là chống giặc đấy chứ súng ống xe bọc thép bắn làm sao được Covid" là bình luậ của Hai Nguyen.

Văn Phúc Hà thì cho rằng: "Giống đang chiến tranh quá...làm sao đánh lại covis...nó là kẽ thù vô hình mà không khéo phản tác dụng cho coi!"

Viết trên trang cá nhân, Luật sư Lê Công Định nghi ngờ: "Thời kỳ quân quản thứ hai?".

Danh khoản Hoàng Ngọc Quang viết: "Mang quân đội vào làm gì? Virut Tàu nó sợ chú bộ đội à? Cho dân tự do thông thương, yêu cầu 5K, bệnh nặng đi viện, nhẹ ở nhà, đàm phán mua vacxin uy tín."

Đinh Việt Trường giải thích vấn đề theo cách khác: "Đúng là chống dịch như chống giặc bằng xe tăng, thiết giáp, kẽm gai, súng ống thiết bị phá sóng. Bước 1: Giăng kẽm gai cho Covid té nhào. Bước 2: Dùng xe tăng cán bẹp chúng nó. Bước 3: Nếu con nào chạy thoát bắn nó. Bước 4: Tui không biết thiết bị phá sóng có tác dụng gì với Covid?"

Quân đội Việt Nam thường được ca ngợi là "bách chiến bách thắng" và việc đưa quân đội tham gia chống Covid-19 được một số nhà quan sát xem là lần "đặt cược" lớn của chính quyền.

Được biết, hôm qua 22/8, cả nước có thêm 11.346 ca nhiễm. TP HCM có thêm 4.193 ca. TP HCM sẽ áp dụng giãn cách thực hiện các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch từ ngày 23-8 đến 15-9.

Video liên quan

Chủ Đề