Theo quy định hiện hành quy hoạch xây dựng được phân thành các loại sau

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:12/01/2017

Đô thị được phân thành mấy loại? Chào các anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến việc phân loại đô thị, nhưng có một vài nội dung tôi còn chưa rõ lắm. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh, chị trong Ban biên tập. Đô thị được phân thành mấy loại? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Phân loại đô thị được quy định tại Điều 4 Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị như sau:

    Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.

    1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.

    2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.

    3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.

    4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.

    5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc phân loại đô thị. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 42/2009/NĐ-CP.

    Trân trọng!


Căn cứ theo Khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, quy định về dự án đầu tư xây dựng:

  • Về đặc điểm: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình.
  • Về hình thức thể hiện: Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng [sau đây gọi tắt là “Luật Xây dựng sửa đổi 2020”], quy định bổ sung Khoản 15a vào sau Khoản 15 như sau:

Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là dự án đầu tư xây dựng có công năng hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhà ở hoặc công trình xây dựng khác theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Như vậy, bên cạnh quy định về dự án đầu tư xây dựng khu đô thị được quy định tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị, để bắt kịp với sự phát triển của thị trường và tạo tiền đề cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật xây dựng, Nhà nước đã chính thức đưa quy định về Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị vào Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020.

Các nội dung về dự án đầu tư xây dựng khu đô thị được quy định tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP như sau:

Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị là dự án đầu tư xây dựng các công trình [có thể bao gồm: Nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng…] trên một khu đất được giao trong khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị bao gồm các loại sau đây:

  • Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng mới một khu đô thị trên khu đất được chuyển đổi từ các loại đất khác thành đất xây dựng đô thị;
  • Dự án tái thiết khu đô thị là dự án xây dựng mới các công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật trên nền các công trình hiện trạng đã được phá dỡ theo quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị là dự án cải tạo, nâng cấp mặt ngoài hoặc kết cấu các công trình trong khu vực đô thị hiện hữu nhưng không làm thay đổi quá 10% các chỉ tiêu sử dụng đất của khu vực;
  • Dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị là các dự án nhằm bảo tồn tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của các công trình, cảnh quan trong khu vực di sản văn hóa của đô thị;
  • Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp là các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trong đó có thể bao gồm các công trình xây dựng mới, công trình cải tạo chỉnh trang, tái thiết và bảo tồn, tôn tạo.

Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Các quy định về phân loại dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 49 Luật Xây dựng 2014 và được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020.

Theo Khoản 1 Điều 49 Luật Xây dựng 2014 quy định, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo “quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng”. Tuy nhiên, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đã bổ sung các tiêu chí để phân loại dự án đầu tư xây dựng theo “quy mô, mức độ quan trọng; công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý; nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư”.

Theo quy mô, mức độ quan trọng

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 49 Luật Xây dựng 2014, Khoản 1 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định: “Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án. Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C”.

Đến nay, Nhà nước đã điều chỉnh quy định nêu trên theo Khoản 8 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau: “Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công”.

  • Phân loại dự án đầu tư công được quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư công 2019.
  • Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia được quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công 2019.
  • Tiêu chí phân loại dự án nhóm A được quy định tại Điều 8 Luật Đầu tư công 2019.
  • Tiêu chí phân loại dự án nhóm B được quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư công 2019.
  • Tiêu chí phân loại dự án nhóm C được quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư công 2019.

Theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý dự án, đầu tư xây dựng

Đây là một trong các điểm mới trong phân loại dự án đầu tư xây dựng trong Luật Xây dựng sửa đổi 2020, theo đó căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:

  • Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.

Theo nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư

Nếu như căn cứ theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng thì bao gồm: “Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác”.

Tại Luật Xây dựng sửa đổi 2020, việc phân loại dự án đầu tư xây dựng theo nguồn vốn sử dụng và hình thức đã được mở rộng ra nhiều loại dự án:

  • Dự án sử dụng vốn đầu tư công;
  • Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
  • Dự án PPP;
  • Dự án sử dụng vốn khác.

Dự án đầu tư xây dựng được sử dụng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau; có một hoặc nhiều công trình với loại và cấp khác nhau.

Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề