Giải pháp xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật

Làm sao để xây dựng xã hội "Thượng tôn pháp luật"

Tôi cứ ước ao làm sao chúng ta có được một xã hội "thượng tôn pháp luật"
Xin ý kiến các bạn.

Thượng tá Nguyễn Công Dũng, Trưởng Công an Thị xã Hồng Lĩnh

Nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật cũng có nghĩa là mọi công dân đã chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc đồng thời là yếu tố quan trọng trong xây dựng nếp sống văn hóa. Hiểu rõ giá trị ấy, hằng năm, TX Hồng Lĩnh tập trung tổ chức các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó hình thức phổ biến pháp luật gắn với đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, UBND phường, xã và lãnh đạo, cán bộ các cơ quan, ngành của thị xã, cán bộ phường, xã với Nhân dân ở tổ dân phố, thôn đã mang lại hiệu quả thiết thực vì vừa phổ biến pháp luật, vừa đối thoại, giải đáp pháp luật cho người dân ngay tại tổ dân phố, thôn.

Đối với TX Hồng Lĩnh, hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật được thể hiện bằng việc cán bộ và Nhân dân chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, tình hình ANTT trên địa bàn được đảm bảo, các kiến nghị, phản ánh, đơn thư của công dân được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng quy định, các phong trào xây dựng, bảo vệ Tổ quốc được nâng cao, phong trào chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị được thực hiện rộng khắp, có chiều sâu. Sự đồng thuận của Nhân dân đối với chính quyền ngày càng được nâng lên.

BBT

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại Học viện Lục quân

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, các bộ, ban ngành, các tổ chức quần chúng và nhân dân đã tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật và một số loại tội phạm, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật, tình hình tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp; cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, công nghệ thông tin phát triển vượt trội, lợi dụng vấn đề này, một số đối tượng có hành vi phạm tội tinh vi, đã xuất hiện nhiều loại tội phạm mới như: Khủng bố, rửa tiền, mua bán người, sử dụng công nghệ cao… Tội phạm liên quan trực tiếp đến sự suy thoái đạo đức gia đình, xã hội, có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng; tội phạm sử dụng vũ khí chống lại lực lượng thi hành công vụ gia tăng.

Để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội, tuyên truyền, giáo dục về pháp luật về đạo đức, lối sống, vận động nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa XIII chọn ngày 9/11 [Ngày ban hành Hiến pháp 1946] là Ngày pháp luật. Việc triển khai thực hiện Ngày pháp luật là khẳng định sự tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội và sự phát triển của quốc gia, đánh dấu bước phát triển của dân tộc; qua đó, làm cho ý thức thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào đời sống, vào hành vi, hoạt động của mọi công dân, của cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.

Ngày 09/11 - Ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [gọi tắt là Ngày Pháp luật], đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012. Năm 2013 là năm đầu tiên Luật Phổ biến giáo dục pháp luật [2012] có hiệu lực thi hành, cũng là năm đầu tiên, ngày 9/11 trở thành Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam và được tổ chức thống nhất trên quy mô toàn quốc. Đây là năm đánh dấu một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của đất nước, đó là việc toàn dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp [sửa đổi], bản Hiến pháp của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Chính vì thế, Ngày Pháp luật càng có ý nghĩa đặc biệt, vừa là sự tiếp nối đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý sâu rộng, vừa tăng cường, nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Đến nay, Ngày Pháp luật đã được các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương tích cực hưởng ứng với nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo, đổi mới, góp phần khơi dậy ý thức trách nhiệm công dân, nâng cao ý thức pháp luật, giáo dục lối sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật trong nhân dân.

Để tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong toàn quân, căn cứ quy định tổ chức Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hằng năm, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 42/2016/TT-BQP ngày 30/3/2016 về việc “Quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng”. Theo đó, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân xây dựng kế hoạch thực hiện sát với tình hình thực tế đơn vị; đồng thời, cụ thể hóa bằng các biện pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với mô hình cơ quan, đơn vị.

Nhằm góp phần hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam và thực hiện nghiêm túc Thông tư 42 của Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Lục quân đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng và tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm. Qua đó, nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội cho sĩ quan, QNCN, CN&VCQP, HSQ-CS trong toàn Học viện. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung quán triệt, giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật [9/11]; vị trí, vai trò của Hiến pháp và những quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về chủ quyền biển đảo, các vấn đề liên quan đến hòa bình, ổn định; về phòng, chống tham nhũng; các loại tội phạm; an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và những lĩnh vực khác phù hợp với tình hình thực tế của Học viện và của các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện yêu cầu các cơ quan, đơn vị duy trì thường xuyên và thực hiện nghiêm "Ngày Pháp luật” trong Học viện. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung, yêu cầu về Ngày Pháp luật được quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Nghị định 28/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 42/2016/TT-BQP ngày 30/3/2016 của Bộ Quốc phòng, Ngày Pháp luật được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của Học viện, mang lại hiệu quả thiết thực. Thông qua đó, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong Học viện nhận thức đúng đắn về vị trí, ý nghĩa việc chấp hành pháp luật, tự giác thực hiện và xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh, góp phần hạn chế vi phạm kỷ luật thông thường, ngăn ngừa vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, vi phạm pháp luật Nhà nước.

Để pháp luật thật sự đi sâu vào cuộc sống, tôn vinh tinh thần thượng tôn pháp luật, làm cho Ngày Pháp luật ngày càng sinh động, thiết thực, các cấp chính quyền, các bộ, ban, ngành, các tổ chức quần chúng đã tích cực tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; làm cho pháp luật thật sự được lan tỏa sâu rộng, nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực hưởng ứng mạnh mẽ, hiểu pháp luật để sống đúng, sống hạnh phúc và hành động trong khuôn khổ pháp luật: “Sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”; đưa pháp luật vào cuộc sống và bắt kịp với sự phát triển tích cực của xã hội. Góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

P.T

Đặc biệt, trong xu thế hội nhập hiện nay, việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, chấp hành pháp luật không chỉ là yêu cầu mà còn là trách nhiệm của mọi công dân. Đó là tinh thần “thượng tôn pháp luật” - thước đo trình độ phản ánh trình độ dân trí và là cơ sở để “xóa bỏ” tội phạm trong xã hội.

Không “ngồi” trên luật

Theo Luật sư Lê Hiếu – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng [Đoàn Luật sư TP Hà Nội] cho biết: “Thượng tôn pháp luật” là cách sử dụng từ Hán Việt, mà khi được diễn đạt thuần túy theo từ ngữ tiếng Việt thì có nghĩa là “pháp luật là trên hết” và nếu diễn đạt theo thuật ngữ trong ngành luật học thì là “sự nghiêm minh của pháp luật”.

“Thượng tôn pháp luật” hàm ý là tất cả mọi thành phần trong xã hội của một quốc gia, lãnh thổ phải tôn trọng và chấp hành triệt để luật pháp của quốc gia, lãnh thổ đó. Một khi luật pháp đã được ban hành thì toàn xã hội phải lấy nó làm chuẩn mực để hành xử theo cho phù hợp, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội, không một ai có quyền “ngồi” trên pháp luật.

Bên cạnh đó, “Thượng tôn pháp luật” hay “pháp quyền” chỉ mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp luật. Theo đó, mặc dù pháp luật do các cơ quan nhà nước đặt ra song nó phải giữ vai trò thượng tôn đối với Nhà nước và các cơ quan nhà nước. Trong Nhà nước không có sự thượng tôn pháp luật thì tất yếu không có Nhà nước pháp quyền, Luật sư Hiếu nhấn mạnh.

Ở nước ta, với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật vì thế ngày càng được đảm bảo thực thi, người dân có một cái nhìn tổng quan và chính xác về pháp luật, để từ đó, chấp hành, tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách tự giác, chủ động và nghiêm chỉnh.

Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng dẫn chứng, việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự của công dân Việt Nam. Theo đó, công dân Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong Luật đều có thái độ chấp hành nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Từ đó tạo nên một hệ thống quân đội kỉ cương, vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh.

Bên cạnh đó, nhiều vụ tham nhũng của các cán bộ công chức nhà nước như tham nhũng liên quan đến đất đai, tiền đóng góp của nhân dân... đã bị người dân khiếu nại, tố cáo. Nhân dân ủng hộ nhiệt tình với các chủ trương của Chính phủ trong việc giải quyết dứt khoát, không tránh né dù đối tượng có cương vị, trọng trách cao đến đâu, cũng có nghĩa rằng nhu cầu công bằng xã hội được dư luận xã hội quan tâm, tán thành, ủng hộ, không chỉ đem lại quyền lợi cho người dân mà thể hiện tính dân chủ của Nhà nước. Điều này cũng cho thấy nhận thức về pháp luật của người dân đang được củng cố và nâng cao.

Cũng theo Luật sư Hiếu, bên cạnh những mặt tích cực trong thực tiễn thượng tôn pháp luật ở nước ta hiện nay thì trong thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật. Mặc dù có sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, đường lối chính trị đúng đắn của Nhà nước. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ các cá nhân, tập thể cố ý làm trái các quy định pháp luật. Điều này cho thấy ý thức pháp luật của những bộ phận này chưa cao, kém hiểu biết và ảnh hưởng xấu tới sự ổn định và trật tự xã hội.

Luật sư Lê Hiếu – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng.

Giải pháp là gì?

Để đảm bảo pháp luật được thực thi, tinh thần thượng tôn pháp luật được nâng cao, Luật sư Hiếu đã đưa ra một số giải pháp cụ thể.

Theo đó, cần đẩy mạnh triển khai thực hiện Ngày pháp luật Việt Nam [9/11] nhằm khẳng định sự tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội và sự phát triển của quốc gia, đánh dấu bước phát triển của dân tộc. Qua đó, làm cho ý thức thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào đời sống, vào hành vi, hoạt động của mọi công dân, của cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.

Mặt khác, để pháp luật thật sự đi sâu vào cuộc sống, tôn vinh tinh thần thượng tôn pháp luật, làm cho ngày pháp luật ngày càng sinh động, thiết thực. Các cấp chính quyền, các bộ, ban, ngành, các tổ chức quần chúng cần tích cực tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Làm cho pháp luật thật sự được lan tỏa sâu rộng, nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực hưởng ứng mạnh mẽ, hiểu pháp luật để “sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, đưa pháp luật vào cuộc sống và bắt kịp với sự phát triển tích cực của xã hội. Góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cũng theo Luật sư này, để mỗi người dân tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật thì trước tiên mỗi người cần phải có đủ kiến thức, hiểu biết về pháp luật. Vì vậy, công tác bồi dưỡng, giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân là hết sức quan trọng. Đồng thời, cần kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với hướng dẫn áp dụng pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.

“Ý thức pháp luật của người dân được hình thành từ hai yếu tố, đó là tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân chỉ có thể được nâng cao khi công tác phổ biến pháp luật cho nhân dân được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục” - Luật sư Hiếu nhấn mạnh.

Gia Hải

Video liên quan

Chủ Đề