Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi ở Tiểu học

I – THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi:

- Có sự quan tâm sát sao chỉ đạo kịp thời từ BGH.

- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ thuận lợi cho việc dạy và học.

- Ở các môn đều có trình độ chuyên môn vững, có kinh nghiệm, có thể đảm nhiệm việc dạy BD đội tuyển.

2. Khó khăn:

* Phía GV:

- Giáo viên kiêm nhiều việc nên không thể chuyên tâm hết thời gian cho công tác bồi dưỡng.

- Còn giáo viên chưa thực tâm huyết, chưa chịu khó tìm tòi, học hỏi nên ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả chung.

- Việc huy động trí tuệ tập thể xây dựng tài liệu dạy đôi khi chưa thật sự hiệu quả. Giáo viên dạy phải tự tìm tư liệu, tự nghiên cứu soạn chương trình theo kinh nghiệm của bản thân, nên đôi khi mang tính chủ quan.

- Chế độ ưu đãi cho GV ôn luyện chưa tương xứng.

* Phía HS:

- Học sinh chồng chéo lịch học [chính khóa, học thêm, hoạt động giáo dục khác…] nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập, kết quả.

- Một số bộ môn bị coi "môn phụ", không gắn với nhu cầu thực tiễn chọn ngành nghề của xã hội nên khá khó khăn trong việc lập Đội tuyển. Còn học sinh không đặt ra được mục tiêu phấn đấu và "cho rằng đạt HSG về sau cũng chả để làm gì" nên xin rút khỏi ĐT. Đôi khi vấp phải sự phản ứng thiếu tích cực của phụ huynh.

II- GIẢI PHÁP

1. Về chọn đội tuyển: 

+ ĐT phải chọn ngay khi HS vừa vào đầu cấp: qua kết quả từ cấp 2, qua khả năng học tập vượt trội trên lớp, qua khả năng vượt khó khi giao nhiệm vụ và lòng đam mê bộ môn và ý thức tự giác.

+ Khi gặp khó khăn GV nên kịp thời báo cáo lãnh đạo để có hướng giải quyết, không nên để đến khi gần thi mới báo cáo, ảnh hưởng đến thời gian ôn luyện.

2. Về công tác hướng dẫn ôn tập:

+ Phải tổ chức ôn luyện ngay sau khi lập đội, không để đến gần thi mới ôn.

+ Thực hiện phư­ơng châm: dạy chắc cơ bản rồi mới dạy nâng cao, luyện bài có tính đơn lẻ rồi luyện các dạng tổng quát.

+ Tìm các tài liệu hoặc trang Web hữu hiệu nhất vừa tham khảo vừa giới thiệu tư vấn cho HS tự học tự nghiên cứu.

+ Hướng dẫn HS cách tự ôn tập ở nhà thông qua việc giao bài tập. GV phải có kiểm tra đánh giá.

+ Rèn kĩ năng làm bài, cách viết và cách ghi nhớ hệ thống kiến thức cho HS.

+ Phải "truyền lửa" cho HS có tình yêu và lòng đam mê với bộ môn của mình qua chính kiến thức sâu rộng, sự thành công của  các thầy cô.

3. Về xây dựng tư liệu:

+ Phát huy trí tuệ tập thể trong việc xây dựng tư liệu, không để 1,2 giáo viên dạy đơn độc trong việc biên soạn tài liệu.

+ Không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp ở trường khác, tỉnh khác....

+ Khai thác tư  liệu trên mạng, đặc biệt là đề thi HSG của ác tỉnh lân cận.

4. Công tác phối hợp:

+ Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, với GVCN, GVBM trong trường để tạo mọi điều kiện về thời gian, phương tiện… giúp các em phát huy hết năng lực của bản thân.

5. Về chế độ ưu đãi cho GV trực tiếp BDHSG:

+ Giảm bớt kiêm nhiệm cho GV phụ trách BDHSG

+ Tính thời gian dạy BD vào tiết định mức hàng tuần

+ Xây dựng nguồn kinh phí để chi trả bồi dưỡng cho các GV này để họ thực sự chuyên tâm hơn.

+ Tuyên dương khen thưởng kịp thời giáo viên và học sinh đạt thành tích thì công tác BDHSG mới mang lại sức thuyết phục và phát huy được tinh thần của thầy và trò.

Đây là báo cáo Tham luận được thầy giáo Lương Văn Trường – Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Plei Kần trực tiếp trình bày tại Hội thảo về Công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Trung học cơ sở, năm học 2019-2020 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức [vào ngày 06/3/2020]. Báo cáo tham luận này được đăng trên Kỷ yếu của Sở để phục vụ Hội thảo.

Hình minh họa.

I. Đặt vấn đề

Nếu coi công tác giáo dục toàn diện học sinh là nhiệm vụ hàng đầu thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng và địa phương nói chung. Đây là một việc rất khó đòi hỏi nhiều công sức của tập thể sư phạm nhà trường, sự cố gắng nỗ lực, lòng đam mê của các em học sinh và sự đồng thuận của quý bậc phụ huynh.

Trong những năm học qua, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo trực tiếp của ngành GD, trường THCS TT Plei Kần đã thực hiện tương đối hiệu quả nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi và đã đạt được những thành tích nhất định. Mặc dù kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn nhưng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường nói riêng và toàn huyện nói chung. Để nâng cao chất học sinh giỏi cấp trường hiện nay, Trường THCS thị trấn Plei Kần xin phép được chia sẻ một số biện pháp đã thực hiện như sau:

II. Thực trạng

1. Đặc điểm tình hình địa phương

Thị trấn Plei Kần là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa trọng điểm của huyện Ngọc Hồi; có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua; phía Nam giáp với xã Đắk Kan, phía Bắc giáp với xã Đăk Nông, phía Đông giáp với huyện Đắk Tô, phía Tây giáp với xã Đắk Xú. Toàn thị trấn có 04 thôn và 07 tổ dân phố với 4919 hộ và 17153 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số 1193 hộ chiếm tỉ lệ 24.3% tổng số nhân khẩu toàn thị trấn. Là địa bàn rộng, dân cư đông và không ổn định; gồm nhiều thành phần kinh tế và qui tụ văn hóa, sắc tộc nhiều vùng miền. Trong những năm trở lại đây, kinh tế đã có sự phát triển nhanh và ổn định; trình độ dân trí ngày một nâng cao; hệ thống giao thông thuận tiện, công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển.

2. Đặc điểm và thực trạng của nhà trường

Trường THCS TT Plei Kần được thành lập theo Quyết định số 30/QĐ-SGDĐT ngày 06/09/2000. Trường được xây dựng trên địa bàn thuộc tổ dân phố 6, với diện tích khuôn viên 11.038.3m2. Trường được UBND huyện Ngọc Hồi phân công phụ trách công tác giáo dục gồm: Tổ dân phố 1, Tổ dân phố 2, Tổ dân phố 3, Tổ dân phố 6, Tổ dân phố 7, Thôn 4, Thôn 5 thuộc thị trấn Plei Kần.

Được sự quan tâm đầu tư của phòng Giáo dục Đào tạo Ngọc Hồi, UBND huyện Ngọc Hồi cả về cơ sở vật chất và đội ngũ. Chất lượng đi vào ổn định và có chiều hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng, kể cả giáo viên và học sinh.

Nhà trường có đội ngũ đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm, đều có giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên làm đồ dùng dạy học cấp huyện, cấp tỉnh. Trường THCS thị trấn là trường đóng chân trên địa bàn thị trấn, là đơn vị trung tâm, là lá cờ đầu trong phong trào thi đua dạy và học của huyện; nhà trường đã có nhiều thành tích trong công tác dạy và học, có nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh; nhiều thế hệ học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia.

 2.1. Năm học 2017-2018: Trường có 48 cán bộ, giáo viên  [CBQL 2, giáo viên chuyên trách 02 người, GV trực tiếp đứng lớp: 44 người].

– Tốt nghiệp Đại học sư phạm: 39/49 chiếm 81,25%.

– Cao đẳng sư phạm: 9/49 chiếm 18,75%.

– Kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 9

+ Cấp huyện: Đạt 30/42 học sinh, trong đó: Giải nhất: 03; Giải nhì: 07; Giải ba: 09; Giải KK: 11.

+ Cấp tỉnh: Đạt 14/25 học sinh, trong đó: Giải nhì: 03; Giải KK: 11.

– Kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện: Đạt 28/35 học sinh tham gia, trong đó: Giải nhất: 04; Giải nhì: 05; Giải ba: 09; Giải KK: 10.

2.2. Năm học 2018-2019: Trường có 48 cán bộ, giáo viên  [CBQL 2, giáo viên chuyên trách 02 người, GV trực tiếp đứng lớp: 44 người].

– Tốt nghiệp Đại học sư phạm: 39/49 chiếm 81,25%.

– Cao đẳng sư phạm: 9/49 chiếm 18,75%.

– Kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 9

+ Cấp trường: đạt 39 giải [07 nhất; 08 nhì; 12 ba; và 12 KK].

+ Cấp huyện: đạt 31 giải [05 nhất, 03 nhì, 05 ba và 18 KK].

+ Cấp tỉnh: đạt 18 giải/29 HS tham gia [01 nhất, 03 nhì, 04 ba và 10 KK].

– Kết quả kỳ thi học sinh giỏi lớp 8

+ Cấp trường: đạt 28 giải [04 nhất; 05 nhì; 09 ba; và 10 KK].

+ Cấp huyện: đạt 21 giải [02 nhất; 03 nhì; 06 ba; và 10 KK].

– Học sinh giỏi lớp 7 cấp trường: Đạt 39 giải [02 nhất; 03 nhì; 07 ba; và 12 KK].

– Thi tài năng Tiếng Anh

+ Cấp trường: đạt 17 giải [01 nhất, 02 nhì, 06 ba và 8 KK]

+ Cấp huyện: 03 giải/03HS tham gia [01 nhất, 02 nhì]

+ Cấp tỉnh: đạt 03 giải/03 HS tham gia [01 Ba, 02 KK]

– Thi học sinh giỏi về KHKT

+ Cấp trường: Đạt 6 sản phẩm [01 nhất, 2 nhì và 03 ba].

+ Cấp huyện: 01 giải nhất.

2.3. Năm học 2019-2020: Trường có 49 cán bộ, giáo viên  [CBQL 2, giáo viên chuyên trách 02 người, GV trực tiếp đứng lớp: 45 người].

– Tốt nghiệp Đại học sư phạm: 44/49 chiếm 89,8%.

– Cao đẳng sư phạm: 5/49 chiếm 10,2%.

– Học sinh giỏi lớp 9 cấp trường: đạt 52 em.

– Học sinh giỏi cấp huyện: đang chờ kết quả.

– Học sinh giỏi Tài năng Tiếng Anh

+ Cấp trường: 16 học sinh đạt giải, trong đó giải Nhất: 01, giải Nhì: 02, giải Ba: 03, giải Khuyến khích: 10.

+ Cấp huyện: 04 giải, trong đó giải Ba: 01, giải Khuyến khích: 03.

+ Cấp tỉnh: đạt 01 giải Khuyến khích.

– Thi học sinh giỏi về KHKT

+ Cấp huyện: 01 giải Nhất, 01 giải Khuyến khích.

+ Cấp tỉnh: Có 01 dự án dự thi không đạt giải.

III. Nguyên nhân

1. Nguyên nhân của những kết quả nói trên

Để đạt được những kết quả bước đầu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là do những nguyên nhân cơ bản sau:

– Có sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, của phòng GD&ĐT huyện, của UBND huyện Ngọc Hồi đã bố trí cho nhà trường đồng bộ các môn học, đặc biệt mỗi môn học đều có giáo viên cốt cán để đảm nhiệm công tác bồi dưỡng.

– Ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức được vai trò của đội ngũ nhà giáo, thường xuyên chú trọng việc nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ chức chuyên đề ở các tổ chuyên môn, nhóm bộ môn,…; cử giáo viên tham ga đầy đủ các lớp tập huấn về chuyên môn, tham gia học học các đơn vị bạn; luôn tạo điều kiện để anh chị em nâng cao trình độ tự học, tự bồi dưỡng. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ viên chức.

– Đội ngũ giáo viên không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng việc đổi mới trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay; sự cố gắng, nỗ lực và lòng đam mê của các em học sinh; sự đồng thuận của các bậc phụ huynh.

2. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng tôi nhận thấy còn những tồn tại cụ thể như sau:

– Chất lượng học sinh giỏi chưa thật bền vững; việc tư vấn cho phụ huynh, học sinh chọn môn thi còn gặp khó khăn dẫn đến một số môn chất lượng tham gia thi các cấp còn thấp.

– Kế hoạch giảng dạy chinsh khóa và các hoạt động khác nhiều, việc bố trí thời gian bồi dưỡng trong tuần còn ít.

– Do tác động của cơ chế thị trường, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vô cùng vất vả cần đầu tư nhiều công sức nhưng chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng.

– Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường ngày một xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của việc dạy và học.

IV. Các giải pháp đã triển khai thực hiện

1. Tuyển chọn học sinh

Trong công tác tuyển chọn và xây dựng đội tuyển, BGH căn cứ vào thành tích học tập của học sinh năm học trước, đề xuất của giáo viên trực tiếp giảng dạy và sở trường của từng học sinh, nhà trường đã lập danh sách học sinh theo môn học sau đó tổ chức khảo sát học sinh để lập đội tuyển và tiến hành bồi dưỡng. Trong quá trình chọn lựa học sinh vào đội tuyển các môn học, yếu tố quan trọng là phải tuyển chọn được những học sinh có năng lực, yêu thích, say mê môn học và thế mạnh của từng học sinh. Khi được chọn học sinh sẽ tham gia bồi dưỡng theo lịch, đảm bảo không dưới 12 tiết/tuần. Sau mỗi một tháng, nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá và sàng lọc lại đội tuyển đồng thời chỉ đạo giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp với từng giai đoạn.

2. Tư vấn đối với phụ huynh trong việc chọn môn thi

Tâm lý phụ huynh thường thiên về định hướng con cái tham gia các môn học tự nhiên. Ở các bộ môn xã hội như Sinh, Sử, Địa, …có rất ít học sinh tham gia, đó là vì tác động một phần từ phụ huynh đối với con em mình. Do đó, vào đầu năm học nhà trường tổ chức gặp mặt phụ huynh có con, em tham gia đội tuyển để thông báo về kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường đồng thời phân tích thế mạnh của từng bộ môn, thế mạnh của từng học sinh giúp phụ huynh hiểu, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình tổ chức thực hiện.

3. Đối với nhà trường

Để đạt được thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nếu chỉ xuất phát từ phía học sinh và phụ huynh thì chưa đủ mà hơn hết là sự chỉ đạo kịp thời của BGH nhà trường với những biện pháp cụ thể như sau:

3.1. Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình giảng dạy

Kế hoạch xây dựng chương trình chi tiết, nội dung chương trình giảng dạy chặt chẽ và hệ thống là một trong những điều kiện tạo nên sự thành công. Nhiệm vụ bồi dưỡng được BGH giao trực tiếp cho từng giáo viên bộ môn. Kế hoạch trải dài thời gian, có thể hiện công tác khảo sát, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá định kì.

Đối với chương trình giảng dạy: BGH nhà trường phân công giáo viên bồi dưỡng xây dựng nội dung BD rõ ràng, chi tiết, theo dạng chuyên đề. Mỗi chuyên đề là một mảng kiến thức riêng với số tiết theo quy định và bồi dưỡng theo quy trình từ dễ đến khó. Tránh vấn đề chung chung, mang tính khái quát. Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy ở 02 khối lớp 8 và 9 sao cho tránh bị trùng lặp.

3.2. Phân công giáo viên bồi dưỡng

Trên cơ sở giáo viên hiện có, nhà trường chọn những giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng và thật sự có tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia bồi dưỡng học sinh. Đối với một số bộ môn có lực lượng giáo viên nhiều, nhà trường phân công nhiều giáo viên đảm nhận một môn và mỗi giáo viên phụ trách từng chuyên đề nhằm có thời gian đầu tư, chuyên sâu hơn. Gắn trách nhiệm với lợi ích của từng giáo viên, huy động mọi nguồn lực để khen thưởng kịp thời những giáo viên đạt thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; giảm bớt các công việc khác để giáo viên có thời gian tìm tòi, nghiên cứu và bồi dưỡng đạt hiệu quả cao; cuối năm học nhà trường ưu tiên những giáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đề xuất các cấp khen thưởng. Từ những vấn đề trên nhà trường đã tạo động lực cho đội ngũ giáo viên có thêm động lực phấn đấu, tâm huyết và có trách nhiệm hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

3.3. Công tác tư tưởng đối với học sinh và giáo viên bồi dưỡng

Để tạo tâm lý thoải mái cho giáo viên bồi dưỡng và học sinh, sau khi hình thành đội tuyển BGH trường đã làm công tác tư tưởng đối với học sinh giúp các em thấy được đây là điều kiện thuận lợi để tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích, tích lũy cho quá trình học sau này. Đối với giáo viên bồi dưỡng, nhà trường tạo điều kiện về mặt thời gian cho giáo viên nghiên cứu bài. Đảm bảo quyền lợi cho giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng.

3.4. Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả

– Chú trọng rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng suy luận

Bên cạnh cung cấp kiến thức, giáo viên [GV] phải rèn luyện cho HS các kĩ năng học tập, cách thức tự chiếm lĩnh kiến thức, sáng tạo và không ngừng học hỏi. Tự học là điều kiện tốt nhất để phát triển tư duy độc lập và cao hơn nữa là tư duy phát hiện đến tư duy sáng tạo.

Năng lực tư duy và khả năng tự học của học sinh là những vấn đề cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên để rèn luyện kĩ năng tự học cho HS cần phải có sự hướng dẫn của GV.

Việc rèn luyện kĩ năng suy luận trong bồi dưỡng HSG phải được chú trọng hơn nữa, bởi lẽ nếu rèn luyện tốt cho HS kĩ năng này thì: Từ kiến thức đã có HS tự tìm ra kiến thức mới, có những suy nghĩ và hành động mới dựa trên những gì tiếp thu được, nâng cao khả năng tự học và thường xuyên quan tâm để thực hiện. Khi suy luận tốt thì bản thân HS đã có được những kĩ năng khác như phân tích – tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá… từ đó HS có thể sử dụng tốt nhất bộ óc của mình, khơi dậy niềm đam mê và tham vọng học tập của các em. Nếu suy luận tốt thì HS có kĩ năng và thói quen phản ứng nhanh, lập luận chính xác, đúng hướng nhưng không máy móc khi gặp các vấn đề mới phát sinh. Đặc biệt suy luận là cách thức để phát triển tính sáng tạo vì giai đoạn thứ năm của quá trình phát triển tính sáng tạo là bồi dưỡng khả năng suy luận. Kĩ năng này đặc biệt có ý nghĩa đối với các môn học như Toán học, Vật lí học. Hoá học, Văn học…và nó còn giúp ích cho các em trong cuộc sống vì đây là lối suy nghĩ logic, đúng đắn và hợp lí.

Mặt khác trong các đề thi HSG các câu hỏi đòi hỏi kĩ năng suy luận với tư duy logic cao lại chiếm khá nhiều và thường gây ra không ít khó khăn, lúng túng cho các em nếu chưa được rèn luyện và chuẩn bị kĩ càng.

– Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác

Trong quá trình cùng nhau hợp tác học tập học sinh có thể tự chấm và chữa bài cho nhau để các em có được sự mạnh dạn và quyết tâm trong xử lý vấn đề và tình huống  và gây được không khí thoải mái thúc đẩy tính tích cực trong học tập, các em sẽ học được cái hay cái được của bạn và biết cần tránh những nhược điểm mà các em hay mắc phải

– Tăng cường kiểm tra, đánh giá

Bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tăng cường kiểm tra, đánh giá thi cử để điều chỉnh uốn nắn kiến thức, kĩ năng một cách kịp thời và hiệu quả.

V. Kiến nghị đề xuất

Đối với Sở GD&ĐT:

Cần tổ chức nhiều hơn các đợt hội thảo, chia sẽ kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm tại các trường trọng điểm của tỉnh.

Trên đây là tham luận của trường THCS thị trấn Plei Kần về chất lượng học sinh giỏi cấp trường hiện nay; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Kính mong quý cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường đạt kết quả cao hơn trong những năm học tới.

Lương Văn Trường [HT Trường THCS TT Plei Kần].

Video liên quan

Chủ Đề