Thuốc Augmentin 1g dùng được cho bà bầu không

Augmentin là một trong những dòng thuốc kháng sinh kê đơn khá phổ biến. Liều Augmentin 1g thường được dùng để điều trị nhiễm trùng ở nhiễm trùng da, viêm xoang, viêm tai giữa,…

1. Thành phần hoạt chất của Augmentin

Augmentin thuộc nhóm kháng sinh penicillin. Thành phần của Augmentin gồm 2 hoạt chất chính:

- Amoxicillin [dạng amoxicilin trihydrat]: tác dụng chống lại vi khuẩn.

- Clavulanate [dạng kali clavulanate]: tác dụng ức chế beta-lactamase, chống lại các chủng vi khuẩn có khả năng kháng penicillin.

Mỗi đơn vị thuốc Augmentin 1g chứa 875mg amoxicillin và 125mg Clavulanate.

Augmentin 1g là một loại kháng sinh phổ rộng

2. Tác dụng trị bệnh của Augmentin

Kháng sinh Augmentin có tác dụng tốt và được dùng trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, đặc biệt thường dùng để điều trị ngắn hạn. Hoạt chất amoxicillin/clavulanate tác dụng tới các vị trí nhiễm trùng sau:

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan tái phát.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới trong các bệnh lý viêm phổi thùy, viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản phổi.

- Nhiễm khuẩn da.

- Nhiễm khuẩn xương khớp, viêm tủy xương.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục trong bệnh viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm cầu thận - bể thận, nhiễm khuẩn sinh dục.

- Nhiễm khuẩn khác do sảy thai, sau nạo phá thai, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm trùng sau khi sinh,…

Có thể thấy, Augmentin 1g được ứng dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm trùng vi khuẩn gây ra.

Augmentin 1g dùng trong điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn

3. Liều dùng điều trị với kháng sinh Augmentin

Liều dùng Augmentin điều trị phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, tình trạng nhiễm khuẩn, chức năng thận và khả năng đáp ứng thuốc. Bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố này để kê đơn sử dụng Augmentin điều trị phù hợp với bệnh nhân. Bạn đọc có thể tham khảo liều điều trị Augmentin như sau:

3.1. Dành cho người lớn

Khuyến cáo của nhà sản xuất : nhiễm khuẩn nặng dùng 1 viên augmentin 1g/lần x 2 lần/ngày.

3.2. Dành cho người cao tuổi

Dùng liều tương tự như người lớn, không chỉnh liều.

3.3. Các đối tượng đặc biệt

Những người mắc bệnh thận hoặc có dấu hiệu suy thận cần điều chỉnh liều phù hợp.

Lưu ý giảm liều dùng Augmentin với bệnh nhân suy thận

Chỉ dùng viên Augmentin 1g cho bệnh nhân có mức lọc cầu thận >30 ml/phút.

Với bệnh nhân bị thẩm phân máu, cần pha liều augmentin 250mg/31.25 mg dạng bột thành dung dịch uống.

Augmentin 1g là dạng viên uống, bệnh nhân không nhai hoặc nghiền nhuyễn để uống mà cần nuốt cả viên hoặc bẻ đôi viên để nuốt. Việc nhai hoặc nghiền nhuyễn cũng ảnh hưởng đến tính khả dụng của thuốc.

Nên sử dụng Augmentin ở đầu bữa ăn để tránh nguy cơ thuốc không được dung nạp qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, cần lưu ý sử dụng Augmentin và các thuốc kháng sinh khác theo chỉ định bác sĩ, không dùng quá 14 ngày nếu không có hướng dẫn bác sĩ.

4. Lưu ý khi dùng Augmentin

4.1. Tác dụng phụ có thể gặp

Không phải tất cả người sử dụng Augmentin đều gặp phải tác dụng phụ, nếu có hãy sớm báo cho bác sĩ để được xử lý:

- Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng, phổ biến như nhiễm nấm candida trên da và niêm mạc.

- Rối loạn máu và hệ bạch huyết: giảm bạch cầu có hồi phục, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt có hồi phục, thiếu máu tan máu [ít gặp].

- Rối loạn hệ miễn dịch: phù mạch thần kinh, phản vệ, viêm mạch quá mẫn, hội chứng giống bệnh huyết thanh [ít gặp].

- Rối loạn hệ thần kinh: gây chóng mặt, đau đầu, nặng hơn là chứng tăng động có hồi phục, co giật. Thường gặp ở người dùng Augmentin liều cao hoặc bị suy giảm chức năng thận.

- Rối loạn gan mật: Chỉ số AST hoặc ALT tăng vừa phải, viêm da, vàng da ứ mật.

Augmentin có thể gây tác dụng phụ tiêu chảy, buồn nôn

- Rối loạn đường tiêu hóa: tiêu chảy, nôn, buồn nôn, khó tiêu, viêm đại tràng, lưỡi lông đen,…

- Rối loạn thận và tiết niệu: viêm thận kẽ, tinh thể niệu.

- Rối loạn da và mô dưới da: ngứa, mề đay, ban trên da, hồng ban đa dạng, hoại tử thượng bì nhiễm độc,…

4.2. Tương tác thuốc

Thuốc Augmentin có thể tương tác với một số thuốc như: Allopurinol, Probenecid, Thuốc tránh thai kết hợp đường uống. Tương tác thuốc làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ.

Để tránh tương tác thuốc, bệnh nhân nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem danh sách thuốc sử dụng.

4.3. Sử dụng Augmentin ở phụ nữ mang thai

Không tự ý sử dụng Augmentin và các dạng chế phẩm khác của Augmentin khi không có chỉ định từ bác sĩ.

4.4. Cảnh báo khi sử dụng Augmentin

Cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng Augmentin nếu có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc [cụ thể là hoạt chất clavulanate và amoxicillin] hoặc từng gặp vấn đề về gan do sử dụng Augmentin.

Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc cloxacillin [faclacin, tazam], amoxicillin [spamox, curam, aumoxtine], penicillin [ospen, benzathin penicillin], ampicillin [unasyn, bipisyn, nerusyn] cũng không được dùng Augmentin.

Lưu ý sử dụng Augmentin khi có chỉ định bác sĩ

Sử dụng kháng sinh Augmentin kéo dài cũng có thể gây tăng sinh vi khuẩn nhạy cảm. Do đó, nếu sử dụng Augmentin điều trị kéo dài hơn 14 ngày theo chỉ định, cần kiểm tra chức năng gan, thận và chức năng tạo máu định kỳ.

Augmentin 1g là thuốc khá phổ biến và hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng điều trị tốt với thuốc. Các trường hợp quá mẫn, gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc hoặc không đáp ứng tốt, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng kháng sinh khác thay thế.

Nếu có thắc mắc cần giải đáp thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn hỗ trợ qua tổng đài 1900 56 56 56.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 30% trong số 13.000 mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Nếu không cẩn thận, thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh.

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn và tất nhiên ý tưởng dùng kháng sinh sẽ xuất hiện. Thế nhưng, liệu mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh trong thời gian này có an toàn không? Hello Bacsi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng

Nếu bị nhiễm trùng do virus, bác sĩ không khuyến khích mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh vì hai lý do:

  • Bạn sẽ chẳng thể hết bệnh
  • Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Sau này, việc sử dụng kháng sinh sẽ không hiệu quả.

Tuy nhiên, với một số bệnh nhiễm trùng thường gặp trong thời gian mang thai như nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng Streptococcus nhóm B thì kháng sinh là loại thuốc duy nhất có tác dụng. Trong trường hợp này, bạn vẫn nên uống thuốc kháng sinh dù có thể nguy hại đến bé. Tại sao lại như vậy? Nếu bạn không điều trị thì khả năng bệnh ảnh hưởng đến thai nhi còn cao hơn khả năng con bị phơi nhiễm kháng sinh.

Các loại thuốc kháng sinh đều khác nhau

Thuốc kháng sinh khiến nhiều phụ nữ mang thai lo ngại. Dù vậy, đây vẫn là phương pháp điều trị quan trọng đối với một vài loại bệnh. Nếu bạn bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ cẩn thận lựa chọn loại kháng sinh khi kê toa vì tất cả các kháng sinh đều khác nhau. Có một số loại thuốc an toàn với bà bầu nhưng cũng có một số loại có thể gây ra những biến chứng bất thường.

Các loại thuốc sẽ được chia thành 5 nhóm A, B, C, D và X:

  • Những loại thuốc thuộc nhóm A được cho là an toàn với phụ nữ có thai
  • Các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm X lại gây hại cho thai nhi và không nên dùng cho mẹ bầu. Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cố mang thai, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc mà bạn được kê đơn. Bạn cũng có thể tìm thấy điều này trên bao bì của mỗi loại thuốc. Các dị tật bẩm sinh liên quan đến kháng sinh thuộc nhóm X gồm: não phẳng [sọ và não bị dị dạng], tịt mũi sau [một bất thường ở mũi gây tắc hô hấp trên khiến trẻ có thể bị tím tái, suy hô hấp ngay sau khi sinh hoặc trẻ có thể chết do sặc sữa cháo], thiếu hụt chi sau, thoát vị cơ hoành, khuyết tật mắt, khuyết tật tim bẩm sinh và hở hàm ếch.
  • Các loại kháng sinh thuộc nhóm B cũng khá an toàn cho phụ nữ mang thai như Augmentin. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm xoang, viêm phổi và viêm phế quản. Đây là những chứng bệnh có thể gây hại cho em bé nếu không được điều trị kịp thời.

Penicillin, kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất trong thời gian mang thai, cũng được cho là ít có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, những suy nghĩ về đạo đức đã ngăn cản việc tiến hành thử nghiệm thuốc ở phụ nữ có thai. Vì thế, đối với nhiều loại thuốc, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ. Có một số loại thuốc thuộc nhóm B có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi mà hiện tại không được công nhận.

Mặc dù nhiều loại kháng sinh như pencillin đã được sử dụng an toàn trong nhiều thập kỷ qua nhưng việc các vi khuẩn kháng thuốc ngày càng mạnh đã khiến các bác sĩ phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh hơn. Do đó, sự an toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm loại kháng sinh, liều lượng và thời gian sử dụng. Ngay cả khi một chất kháng sinh được cho rằng có nguy cơ cao gây dị tật bẩm sinh thì khả năng này có thể vẫn thấp.

Mẹ bầu nên và không nên dùng loại thuốc kháng sinh nào?

Gợi ý an toàn cho mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh:

  • Amoxicillin
  • Ampicillin
  • Augmentin
  • Penicillin
  • Cephalexin
  • Clindamycin
  • Erythromycin

Một số thuốc kháng sinh không an toàn khi dùng cho mẹ bầu như:

  • Bactrim
  • Ciprofloxacin
  • Doxycycline
  • Furadantin
  • Macrobid
  • Macrodantin
  • Minocycline
  • Septra
  • Tetracycline

Trong thời gian mang thai, bạn cần đến bác sĩ khám khi bị bệnh nhiễm trùng. Hãy nói với bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang dùng để tránh tương tác thuốc. Ngoài ra, nếu mang thai ở những tháng đầu thai kỳ, bạn phải nhấn mạnh rằng mình đang mang thai để bác sĩ lưu ý khi kê đơn nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề