Em hãy giới thiệu về những truyền thống tốt đẹp của quê hương em

Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết

 Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp là:

+ Cần cù lao động.

+ Hiếu học.

+ Yêu thương con người.

+ Dũng cảm.

+ Hát Chèo.

- Giới thiệu về những truyền thống đó:

+ Cần cù lao động:

 Cần cù và sáng tạo trở thành một trong những giá trị văn hóa tinh thần, là lẽ sống, cội nguồn của những triết lý nhân sinh con người quê em.

Truyền thống ấy trong lao động biểu hiện rất đa dạng, phong phú và rõ nét. Đó là công cuộc cải tạo, chinh phục tự nhiên; là sự sáng tạo trong chế tác, cải biến công cụ lao động; là việc hình thành các ngành nghề gắn với từng lợi thế của địa phương; là quá trình sản xuất vật chất phục vụ cuộc sống, phát triển xã hội… Và cũng chính từ trong tiến trình ấy, con người quê em tiếp tục sáng tạo những giá trị văn hóa tinh thần to lớn khác, tạo nên bản sắc, đặc trưng, cốt cách riêng của mảnh đất và con người nơi đây.

+ Hiếu học: Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững..Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời.

Nghề chạm khắc đá Ninh Vân

Nghề chạm khắc đá Ninh Vân có nguồn gốc từ làng Xuân Vũ [xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư] nổi tiếng khắp cả nước bởi những tác phẩm độc đáo. Nghề có từ rất lâu, nhiều thợ giỏi của làng đã tham gia xây dựng đền, chùa và kinh thành Hoa Lư từ thời vua Đinh [968 - 980], Tiền Lê [980 - 1009] hay các thành quách, chùa chiền thời Lý [1010 - 1225], thời Trần [1225 - 1400] ở Thăng Long.

Điểm nổi bật của nghề chạm khắc đá Ninh Vân là tác phẩm thường được làm từ những khối đá xù xì; bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên những bức tượng, hương án, ngai, cầu, cổng... tinh xảo. Các sản phẩm của Ninh Vân có độ bền cao, bởi thế, thợ giỏi của làng thường được mời thi công, tạo tác các tác phẩm, công trình bằng đá khắp các tỉnh, thành trên cả nước.

Nghề cói Kim Sơn

Kim Sơn gắn bó với nghề dệt cói nổi tiếng của Ninh Bình gần hai thế kỷ qua. Hiện nay, huyện Kim Sơn có 20 làng nghề được công nhận là làng nghề dệt cói truyền thống, với các mặt hàng như: Chiếu, thảm, làn, khay, túi xách, mũ...

Sản phẩm cói Kim Sơn có độ bền cao, màu sắc rực rỡ, mẫu mã đa dạng. Đặc biệt, để có những sợi cói bóng, đẹp, người thợ phải tuyển chọn từng cây cói, chẻ, nhuộm rồi phơi đủ nắng để cói bền chắc, giữ được màu. Sản phẩm nổi tiếng nhất của cói Kim Sơn là chiếu cói với bí quyết nằm ở khâu dệt cải hoa - người thợ phải thao tác thật nhanh, chính xác để dệt nên những chiếc chiếu có hoa văn sắc nét, độc đáo.

Nghề thêu ren Văn Lâm

Làng nghề thêu ren Văn Lâm [xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư] nằm trong Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động. Tương truyền, nghề thêu ren có từ cách đây 800 năm, do bà Trần Thị Dung - vợ Thái sư Trần Thủ Độ truyền dạy cho người dân. Bằng những sợi chỉ mảnh mai cùng đôi bàn tay khéo léo, người thợ “vẽ” nên những bức tranh thêu đầy tính nghệ thuật với đề tài phong phú. Sản phẩm thêu ren Văn Lâm thể hiện sinh động trên các đồ dùng như: Quần áo, ga, gối, rèm cửa..., được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.

Làng gốm Bát Tràng

Thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 14km. Làng gốm Bát Tràng là địa điểm du lịch nổi tiếng với nghề làm gốm, đã có thương hiệu từ xưa đến nay.

Đến mảnh đất gốm này, du khách sẽ cảm thấy thích thú khi bắt gặp những bình hoa, chậu gốm được trưng bày khắp ngõ ngách trong làng hay những bức tường phơi than đầy thú vị. Các sản phẩm gốm Bát Tràng không chỉ đảm bảo về chất lượng nguyên liệu mà còn kết hợp với kỹ thuật làm men lam, kỹ thuật vẽ họa tiết tinh xảo,.... Thế nên sản phẩm gốm Bát Tràng được nhiều người tin dùng vì sự hữu ích và tính thẩm mỹ cao của sản phẩm. Sản phẩm gốm Bát Tràng có rất nhiều chủng loại đa dạng như bình hoa, chậu cây, chuông gió, ấm chén, tranh tường,...

Làng lụa Vạn Phúc

Lụa Hà Đông hay còn gọi là làng lụa Vạn Phúc nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp có tiếng khắp cả nước từ ngàn năm trước, lụa ở đây từng được chọn may trang phục cho triều đình.

Làng lụa Vạn Phúc nằm bên bờ sông Nhuệ vẫn còn ít nhiều giữ được những dáng vẻ cổ kính của một làng quê Việt Nam xưa với cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình.

Sản phẩm lụa Vạn Phúc khá đa dạng với các sản phẩm như: lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Điểm đặc biệt ở những tấm lụa truyền thống là được dệt nên từ chất liệu tơ tằm tự nhiên, mang nét mềm mại, mịn óng, và tinh tế mà không nơi nào có được.
Giá các sản phẩm lụa được mua tại làng rất đa dạng và rẻ hơn trong trung tâm thành phố rất nhiều. Lụa tốt nhất ở đây có giá từ 100 - 200.000 VNĐ/m vải.

Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá

Làng Thạch Xá nằm dưới chân núi Tây Phương thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội. Làng Thạch Xá không chỉ được du khách đi du lịch giá rẻ biết đến với món đặc sản chè Lam mà còn nổi tiếng bởi nghề làm chuồn chuồn tre độc đáo.

Là điểm du lịch cách Hà Nội khoảng 30km du khách có thể đến đây để chiêm ngưỡng những con chuồn chuồn làm từ tre dân dã rồi với những hình vẽ độc đáo. Công đoạn làm ra sản phẩm rất cầu kì chi tiết từ chọn vật liệu đến vót tre đảm bảo cân xứng, giúp chuồn chuồn đứng được thăng bằng trên tay. Những con chuồn chuồn tre có nhiều kích cỡ khác nhau 12cm, 15cm, 18cm với giá dao động từ 3.000 - 10.000 đồng. Ngoài ra, làng còn cung cấp thêm các sản phẩm như bươm bướm tre, đèn ngủ, đèn trang trí bằng tre,....

Làng nón Chuông – Chương Mỹ

Làng Chuông nằm bên dòng sông Đáy, nằm cách trung tâm Hà Nội trên 30km, thuộc địa phận huyện Thanh Oai. Sản phẩm nón của làng khá nổi tiếng, được những cô gái thôn quê yêu thích, có nón long, nón dấu cho đàn ông, hay nón chuông để làm cống vật .

Hiện nay làng vẫn giữ được nét đẹp của một làng nghề truyền thống với nét đặc trưng là họp chợ vào các ngày cố định hàng tháng. Giá nón vào khoảng 50.000 - 70.000 đồng/chiếc với chất lượng khá tốt.

Làng tương bần Yên Nhân

Tương Bần là tên riêng và gọi cho ngắn gọn của loại tương sản xuất ở thôn Bần Yên Nhân. Thôn Bần Yên Nhân hiện đã được nâng lên thành thị trấn, thuộc tỉnh Hưng Yên. Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể đi theo quốc lộ 5 chừng 25 km là tới nơi. Trên đường đi, du khách có thể bắt gặp những hàng bán tương hai bên đường cao tốc.

Tương Bần đã được dân gian đưa vào danh mục những phẩm vật ngon nhất VN vì tương bần rất dễ ăn, ăn kèm với bánh đúc, đậu phụ chiên, rau muống, cà… hay dùng để làm gia vị cho các món canh, kho cá… Vị ngọt thơm của nếp, nồng ngậy của tương kết hợp với nhau làm nên hương vị đặc sản không lẫn vào đâu được của người dân làng Bần

Chủ Đề