Thuốc đỏ là thuốc gì

Tin sức khỏe / Bệnh thường gặp / Thuốc sát trùng bôi da và những lưu ý khi dùng

Thuốc sát trùng hay sát khuẩn bôi da được sử dụng khá phổ biến với bệnh da hoặc khi bị chấn thương gây trầy xước da đưa đến bị nhiễm trùng.

Tổn thương ngoài da rất dễ bị viêm nhiễm, thông thường đó là những viêm nhẹ, đôi khi tổn thương nặng hơn. Vì vậy ngoài việc dùng thuốc kháng sinh toàn thân, chúng ta cần phải săn sóc chỗ da tại chỗ và bôi thêm thuốc sát trùng. Vấn đề đặt ra là dùng các thuốc sát trùng bôi da này như thế nào cho đúng.

Một số thuốc có tính kháng khuẩn dùng bôi da

Thuốc dùng lâu đời có: nước oxy già, thuốc tím pha loãng, thuốc đỏ. Thuốc đỏ hiện không còn dùng vì có chứa thủy ngân và thủy ngân khi tiếp xúc với máu của vết thương nhiều có thể gây nguy hiểm. Còn thuốc tím phải pha loãng đến nồng độ 1/10.000 mới được dùng để rửa các vết thương, vết trầy xước nay cũng ít khi được dùng.

Chỉ có nước oxy già còn được sử dụng để sát khuẩn các vết thương ngoài da, vết thương có mủ, vết trầy xước, vết đứt. Khi nước oxy già tiếp xúc với vết thương sẽ giải phóng oxy tạo ra hiện tượng sủi bọt, giúp oxy hóa làm sạch các mô chết và mủ, máu. Lưu ý không dùng oxy già cho các vết thương đang lành để tránh gây tổn thương mô mới đang hình thành.

Dung dịch povidon iod [Betadine, Povidine] hiện là loại thuốc sát trùng bôi da được dùng nhiều hơn hết. Đây là thuốc sát trùng đã được pha chế sẵn, là một phức hợp hữu cơ có chứa 10% iod hoạt tính, vì thế còn được gọi dung dịch povidon iod 10%. Trong dung dịch sát trùng bôi da này, iod kết hợp với povidone là hợp chất cao phân tử để khi bôi lên vết thương, iod tự do được phóng thích ra từ từ vừa diệt vi khuẩn vừa diệt vi nấm. Do đó, dung dịch povidon iod có tính sát trùng và diệt nấm rất tốt.

Về các chế phẩm là kem bôi da có chứa các kháng sinh cổ điển như gentamycine, tetracycline, cloramphenicol… Hoặc hiện đại hơn là có kem bôi da có chứa các kháng sinh rất mới như axít fusidic, mupirocin. Loại kem bôi da mới có phổ diệt khuẩn rộng có hoạt tính chống lại hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Các thuốc vừa kể được các hãng dược phẩm pha chế kháng sinh sẵn với một nồng độ thích hợp.

Cũng có chế phẩm kem bôi da kết hợp hai thứ, gồm kháng sinh kháng khuẩn và thuốc kháng viêm corticoid [hydrocortisone, beclomethason]. Cũng có chế phẩm kết hợp tới ba thứ, gồm kháng sinh kháng khuẩn, thuốc kháng viêm corticoid và thuốc kháng vi nấm [ketoconazol, clotrimazole].

Ở đây cũng cần kể một chế phẩm “cây nhà lá vườn” cũng dùng bôi da sát trùng khá tốt. Đó là dầu mù u là một loại thuốc bôi có tính sát khuẩn tốt, nhất là trong những trường hợp vết loét da lâu ngày do bệnh nhân nằm lâu. Dầu mù u là một loại thuốc cổ truyền và đã được các thầy thuốc ở ta áp dụng rộng rãi.

Một số lưu ý khi dùng thuốc sát trùng bôi da

Khi nói đến thuốc bôi da hay thuốc thoa ngoài da, nhiều người cứ tưởng rằng thuốc chỉ có tác dụng duy nhất tại da, và cho rằng da là hàng rào bảo vệ rất ít nhạy cảm không thể bị xuyên thấu, nên cứ dùng tùy tiện chẳng lo việc gì. Kết quả có nhiều trường hợp bị tai biến do dùng thuốc bôi da xảy ra. Trước đây có một số bà con ở vùng nông thôn, ngoại thành đã dùng thuốc trừ sâu bôi da để trị bệnh ghẻ ngứa và bị ngộ độc trầm trọng.

Thuốc sát trùng bôi da cùng cần có thời gian sử dụng tùy theo đối tượng

Không tự ý lấy các thuốc kháng sinh toàn thân tức dùng để uống để dùng tại chỗ tức bôi hay rắc lên da. Ví dụ: rắc bột penicilline hay ampicilline lên vết thương, bởi vì dùng kháng sinh nguyên chất, liều tác động lên tại chỗ rất cao sẽ làm kích thích da. Mặt khác, cách dùng thuốc như thế dễ gây ra dị ứng và gây sốc phản vệ có thể làm chết người.

Đối với thuốc bôi da có chứa kháng sinh, đặc biệt thuốc bôi da kết hợp kháng sinh và thuốc chống viêm corticoid, hay thuốc bôi da kết hợp tới ba thứ, gồm kháng sinh, thuốc kháng viêm corticoid và thuốc kháng vi nấm như đã kể ở trên, những thứ này không nên tự ý sử dụng tùy tiện mà hãy để bác sĩ chỉ định và hướng dẫn hãy dùng.

Nhiều thứ thuốc mặc dù bôi ngoài da nhưng không chỉ cho tác dụng điều trị tại chỗ mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn thân. Điển hình của loại thuốc dùng ngoài da có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng toàn thân nếu sử dụng bừa bãi là thuốc có chứa corticoid.

Nên lưu ý rằng các loại corticoid nếu bôi lâu ngày trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Cũng do corticoid có thể thấm qua da vào máu mà có chống chỉ định [tức không được dùng] ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi. Bôi ngoài da ở trẻ quá nhỏ, thuốc bôi da chứa corticoid sẽ làm giảm sức đề kháng ở nơi bôi làm bùng phát hiện tượng nhiễm khuẩn.

Để sử dụng thuốc sát trùng povidon iod bôi da một cách hiệu quả và an toàn, các bậc phụ huynh lưu ý: không tự ý dùng cho trẻ dưới hai tuổi, đối với trẻ lớn hơn cũng không nên bôi thuốc trên da vùng quá rộng và bôi trong thời gian quá dài.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức [ Theo SKDS]

Rắc thuốc đỏ lên vết thương là cách làm tương đối phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, quan niệm này không được khoa học chứng minh về độ an toàn và tính hiệu quả. Hơn nữa, đây là cách làm sai lầm, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người sử dụng.

I. Thuốc đỏ là gì?

Thuốc đỏ là tên gọi thường dùng của viên nang rifampicin. Đây là dẫn chất kháng sinh bán tổng hợp của rifamycin B. Rifampicin là kháng sinh phổ rộng, có hoạt tính với các vi khuẩn thuộc chủng Mycobacterium. Trong y khoa, Rifampicin được chỉ định trong điều trị lao, phong, viêm màng não hoặc một số loại nhiễm khuẩn khác. Đường dùng phổ biến là đường uống hoặc đường tiêm.

II. Sai lầm của việc rắc thuốc đỏ lên vết thương

Khi xuất hiện vết thương hở, nhiều người tách vỏ nang rifampicin để lấy phần bột ra rắc lên vết thương. Sở dĩ như vậy vì họ nghĩ rằng, thay vì uống thì việc đưa trực tiếp thuốc lên vết thương sẽ loại nhanh được vi khuẩn và vết thương sẽ nhanh hồi phục hơn. Đây là một thói quen vô cùng sai lầm. Theo các chuyên gia y tế, việc làm này vừa không nâng cao hiệu quả điều trị mà còn tiềm ẩn nguy cơ khiến vết thương trầm trọng hơn.

III. Những hậu quả việc dùng thuốc đỏ rắc vết thương

Một lần nữa xin khẳng định lại: rắc thuốc đỏ lên vết thương là thói quen có hại. Nếu mọi người vẫn bất chấp thực hiện thói quen này sẽ để lại những hậu quả vô cùng nguy hiểm sau đây.

1. Không có tác dụng ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn

Khi rắc trực tiếp thuốc lên vết thương hở, rifampicin chỉ tác động ở bên trên bề mặt da. Sau một vài giờ, bột thuốc kháng sinh bị khô lại sẽ rất khó thấm vào các tổ chức bên trong. Do rifampicin không thể tác động tới các mô bị tổn thương nên tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn không đáng kể.

Ngoài ra, khi bột thuốc khô lại tạo lớp màng cứng có thể che mất dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Nhiều trường hợp phát hiện được nhờ các biểu hiện: vết thương bị sưng tấy, đau đớn và kèm theo sốt. Sau khi lột lớp bột kháng sinh ra thì mới phát hiện bên trong có nhiều mủ và các mô bị hoại tử.

2. Làm cho vết thương lâu khỏi, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục da

Lớp màng bị khô lại sẽ tạo thành hàng rào ngăn cản sự di chuyển của các yếu tố bảo vệ cơ thể tới vết thương. Đó là máu, kháng thể, bạch cầu, kháng sinh đường uống,…. Khi đó vi khuẩn tại ổ tổn thương không được tiêu diệt khiến vết thương càng trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, lớp màng kháng sinh còn ức chế quá trình tái tạo nguyên bào sợi và tổ chức hạt. Chính điều đó làm vết thương chậm lên da non, cản trở quá trình phục hồi vết thương.

3. Gây ra nhiều tác dụng phụ

Rắc thuốc đỏ lên vết thương hở sẽ gây ra nhiều tác hại, làm kích thích da, kích thích các phản ứng viêm tại chỗ. Các tác dụng phụ hay gặp phải là: ngứa, phát ban, xuất huyết, dị ứng, sốc phản vệ, nặng nhất có thể gây tử vong nhanh chóng.

4. Làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc

Rifampicin chủ yếu được chỉ định trong điều trị lao. Do vi khuẩn lao có khả năng kháng thuốc mạnh mẽ nên trong phác đồ điều trị lao cần phối hợp thêm nhiều kháng sinh khác như: streptomycin, isoniazid, ethambutol, pyrazinamide.

Việc lạm dụng kháng sinh quá mức sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc. Kháng thuốc gặp phải là do sử dụng kháng sinh không đúng cách, không cần thiết khiến vi khuẩn sớm tiếp xúc với thuốc và hình thành cơ chế đề kháng. Và về sau, bệnh nhân cần sử dụng loại kháng sinh có hiệu lực mạnh hơn mới có thể tiêu diệt được mầm bệnh.

➤ Xem thêm: 5 nguyên tắc xử lý để vết thương hở sâu lành nhanh, không sẹo

IV. Các bước chăm sóc vết thương hở đúng cách

Cần nắm rõ các bước chăm sóc vết thương hở đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi cá nhân.

Bước 1: Rửa tay sạch sẽ

Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành chăm sóc vết thương để hạn chế vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào bên trong vết thương. Vì vậy, cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp. Trong quá trình xử lý vết thương nên sử dụng găng tay y tế để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp lên da.

Bước 2: Loại bỏ mô hoại tử và dị vật trên vết thương

Bước này mục đích làm tăng tác dụng của kháng sinh và dung dịch sát khuẩn vết thương được dùng sau đó. Để loại bỏ chúng, người bệnh cần:

  • Dùng nhíp để loại bỏ các mảnh vụn da, mô hoại tử. Cần chú ý hơ nóng nhíp hoặc ngâm trong dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vô trùng
  • Dùng băng gạc hoặc khăn mềm sạch thấm nước muối sinh lý. Sau đó lau nhẹ nhàng vết thương để làm sạch bụi bẩn và dịch rỉ viêm.

Bước 3: Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn

Mục đích là để tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch vết thương và ngăn ngừa viêm nhiễm. Một số sản phẩm kháng khuẩn phổ biến hiện nay: Dizigone, Povidone iod,…. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp nhất. Không nên sử dụng Cồn y tế hay nước Oxy già vì có thể gây ảnh hưởng tế bào hạt, khiến vết thương chậm lành hơn và dễ để lại sẹo.

➤ Xem thêm: Bí quyết ngừa sẹo cho vết thương hở ngoài da

Bước 4: Sử dụng thuốc điều trị vết thương hở

Tùy theo mức độ của vết thương hở mà bạn nên dùng thêm các loại thuốc khác như: kháng sinh, giảm đau, giảm viêm,… Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần hết sức lưu ý:

  • Không tự ý sáng tạo ra đường dùng thuốc mới.
  • Hạn chế áp dụng các phương pháp dân gian, chưa được kiểm chứng khoa học.
  • Không tự ý mua thuốc ở bên ngoài về dùng.

Qua bài viết trên, hi vọng mọi người có cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng thuốc đỏ trong điều trị vết thương hở. Đừng biến thói quen tưởng chừng vô hại này thành kẻ thù hủy hoại làn da của bạn, thậm chí cả những tổ chức ở sâu bên trong. Mọi câu hỏi cần giải đáp, hãy liên hệ theo số hotline 19009482 để được chúng tôi tư vấn và giúp đỡ.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

Dược sỹ Hải Yến có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc da liễu. Nghiên cứu chuyên sâu về các bệnh ngoài da do nấm như: hắc lào, lang ben, nấm da đầu, nấm móng, nấm kẽ. Với những hiểu biết sâu rộng về các bệnh nấm ngoài da, tôi luôn mong muốn tìm ra giải pháp nhanh chóng – an toàn – hiệu quả nhất cho người bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề