Thuốc hạ sốt trẻ em uống cách nhau bao lâu

Sốt là vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài việc chườm khăn ấm, nới lỏng bỉm, quần áo để hạ thân nhiệt cho trẻ, mẹ cũng có thể cho con uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải tìm hiểu cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sao cho an toàn, hiệu quả vì nếu sử dụng thuốc sai cách có thể gây ra những hậu quả khó lường.

1. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

- Sốt là một phản ứng phòng vệ tự nhiên khi cơ thể trẻ bị vi trùng, vi khuẩn xâm nhập.

- Một số trẻ bị cảm lạnh, viêm phổi, sốt xuất huyết, viêm ruột,… sẽ có dấu hiệu bị sốt.

- Sốt cũng có thể là do trẻ bị nhiễm trùng ở da, tai, phổi, họng, bàng quang,… hay một số bộ phận khác trên cơ thể.

- Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh, nhiều trẻ cũng xuất hiện tình trạng sốt.

- Một số trẻ sốt do mọc răng, nhưng những trường hợp này chỉ sốt nhẹ, thân nhiệt của trẻ thường không cao hơn 38°C.

- Sốt cũng có thể do một số tác dụng phụ của thuốc.

Trẻ nhỏ bị sốt khiến bố mẹ vô cùng lo lắng

Khi bị sốt trẻ có thể gặp phải một số biểu hiện như sau: Thân nhiệt của trẻ >38 độ C, trẻ thường xuyên quấy khóc, trẻ mệt mỏi và đổ nhiều mồ hôi, trẻ chán ăn, bỏ bú, uống ít nước, với những trường hợp nặng trẻ có biểu hiện thở gấp, lơ mơ, ngủ li bì,… Cha mẹ cần liên tục theo dõi những biểu hiện của con. Với những trường hợp nhẹ có thể tham khảo bác sĩ và áp dụng một số cách để hạ sốt cho con ngay tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được các bác sĩ kịp thời điều trị.

2. Một số cách giúp trẻ hạ sốt

Khi bé bị sốt, mẹ có thể sử dụng những cách sau để hạ thân nhiệt cho con:

- Cho trẻ uống nhiều nước để phòng tránh tình trạng mất nước khi bị sốt. Nếu trẻ không muốn uống nước và không thể uống nước trong vòng hơn một giờ, cha mẹ nên liên hệ bác sĩ để tìm phương pháp khắc phục sớm.

Chườm khăn ấm giúp trẻ hạ thân nhiệt

- Khi bị sốt trẻ sẽ ăn kém hơn vì thế bạn nên cho trẻ ăn những món ăn dạng lỏng như cháo, súp hoặc cho bé uống sữa.

- Nới lỏng bỉm hoặc mặc quần áo rộng rãi cho trẻ. Nếu cha mẹ cho con mặc quần áo quá dày thì sẽ rất khó để hạ thân nhiệt cho trẻ.

- Để trẻ nghỉ ngơi: Khi trẻ bị ốm, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi vì thế mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để trẻ nhanh hạ sốt.

- Lau người cho trẻ bằng nước ấm, nhất là vùng trán, vùng cổ, vùng nách và vùng bẹn của trẻ: Phương pháp này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và hạ thân nhiệt nhanh hơn.

- Khi bé bị sốt, mẹ cũng nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C và canxi giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt và hồi phục sức khỏe tốt hơn.

3. Hướng dẫn mẹ cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ an toàn và hiệu quả

Một số loại thuốc hạ sốt cho trẻ phổ biến là thuốc Paracetamol và thuốc Ibuprofen. Tuy nhiên, thuốc Paracetamol được đánh giá là loại thuốc an toàn và được sử dụng nhiều hơn so với thuốc Ibuprofen. Thuốc hạ sốt Ibuprofen có thể mang lại nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định với nhất là khi trẻ bị sốt xuất huyết nên chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết và có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ.

Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol dạng siro cho trẻ

Lưu ý: Mẹ không sử dụng thuốc Aspirin cho trẻ vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Đáng lo ngại hơn, nếu mẹ cho trẻ bị nhiễm virus uống Aspirin, trẻ sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reye - gây ra những tổn thương gan cấp tính và những tổn thương nghiêm trọng ở não, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Đối với Paracetamol, thuốc có nhiều dạng, bao gồm: Dạng siro có thể pha với nước sôi, có hương thơm trái cây rất dễ cho trẻ uống và nhanh chóng hấp thu vào cơ thể, nhưng cần bảo quản cẩn thận hơn; Dạng bột cũng tương tự như dạng siro, có thể pha với nước và cho trẻ uống dễ dàng; Dạng viên nén, phù hợp với những trẻ lớn hơn; Dạng viên đặt hậu môn dùng trong trường hợp trẻ khó uống thuốc và hay bị nôn.

Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ như sau:

  • Cha mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của trẻ trên 38,5 độ C.

  • Nên cho trẻ dùng thuốc dạng bột hoặc dạng siro để bé dễ uống và nhanh chóng đạt hiệu quả hạ sốt.

  • Liều dùng thuốc Paracetamol như sau: 10 - 15mg/kg/lần và liều tối đa không quá 60mg/kg/ngày.

  • Khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc với trẻ sơ sinh là 6 đến 8 giờ, đối với trẻ lớn hơn thì thời gian dùng thuốc cách nhau từ 4 đến 6 giờ.

Trẻ lớn hơn có thể dùng thuốc dạng viên nén

Một số lưu ý:

- Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Lưu ý, liều lượng thuốc dựa vào cân nặng của trẻ chứ không phải theo tuổi. Mẹ cần tính toán kỹ càng để đảm bảo hạ sốt nhanh và an toàn cho trẻ.

- Không nên vì nóng vội mà cho trẻ uống thuốc quá liều hoặc không tuân thủ khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc. Nếu uống thuốc sai cách và quá liều, trẻ có thể gặp nguy hiểm.

- Sử dụng những loại thuốc đảm bảo, hạn sử dụng rõ ràng.

- Không tự ý phối hợp các loại thuốc hạ sốt Paracetamol và thuốc Ibuprofen với nhau.

Đối với trẻ nhỏ, thuốc hạ sốt là một loại thuốc thường sử dụng đến, vì thế các bậc phụ huynh nên tìm hiểu để biết cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ được an toàn, hiệu quả, đồng thời tránh nguy cơ rủi ro về sức khỏe cho bé.

Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thường xuyên tiếp nhận và điều trị các bệnh nhi tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận. Tại đây, đội ngũ bác sĩ không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn luôn tận tâm với người bệnh. Hơn nữa, lợi thế của bệnh viện là được đầu tư quy mô về cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh, vì thế, các bậc phụ huynh luôn an tâm khi gửi gắm con mình đến với MEDLATEC. Mẹ có thể liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em cần phải thật sự chú ý vì nếu dùng không đúng cách, đúng liều dẫn đến những hậu quả khó lường. 

Sốt rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Sau khi bé tiêm phòng, khi mọc răng, hay khi thời tiết thất thường, hoặc có lúc tự nhiên bé sốt. Vì thế, ba mẹ cần biết dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách.

Theo các chuyên gia y tế, thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ nhỏ là paracetamol. Nhưng cách sử dụng paracetamol cũng rất quan trọng, vì nếu bạn dùng quá liều sẽ gây độc cho gan của em bé. Do đó, cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. 

Có thể bạn quan tâm:

Cách lau mát hạ sốt cho trẻ

Trẻ sốt phát ban xử trí như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sốt khi nào cần gặp bác sĩ?

Vậy liều lượng paracetamol như thế nào là đúng? Hãy lưu ý 3 điểm sau đây:

  • Nên dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt >38,5 độ C;
  • Liều dùng phải tính chính xác theo cân nặng: Từ 10 – 15mg paracetamol cho 1 kg thể trọng của bé. [Ví dụ bé nặng 5 kg cần dùng từ 50mg đến 75mg là tối đa]. Nếu quá liều dùng này sẽ gây hại cho gan của bé, còn ít hơn thì không hạ được sốt;
  • Mỗi lần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần cách nhau từ 4-6 tiếng, sau khi uống thuốc chừng 30 phút nếu bé chưa hạ sốt thì cũng không được uống thêm thuốc mà phải chườm mát vào trán, lòng bàn tay, chân.

Khi trẻ bị sốt ba mẹ cần hạ sốt ngay cho trẻ

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ không nên ủ con quá kĩ hay chườm đá lạnh.

Lúc này, nên lấy khăn ấm lau các vị trí nách, bẹn, lòng bàn tay chân con đồng thời để cửa nhà thoáng mát nhưng không có gió lùa.

Nên cho con uống nhiều nước hoặc oresol để bù nước

Nếu bé sốt cao liên tục trên 39 độ uống thuốc không giảm thì nên đưa đi khám./.

Bài viết trên đã hướng dẫn mẹ cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Ba mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thuốc hạ sốt là cụm từ rất quen thuộc trong đời sống. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu? Thuốc có tác dụng trong bao lâu sau khi uống? Bài viết dưới đây cung cấp tới bạn toàn bộ thông tin hữu ích liên quan tới loại thuốc này, đừng bỏ lỡ nhé!

Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu?

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao [hay sốt] trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này người bệnh cần sử dụng thuốc hạ sốt để cơ thể trở về trạng thái khỏe mạnh. Vậy thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu để vừa hiệu quả, vừa không gây hại tới sức khỏe?

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt đúng thời gian

Thực tế có nhiều loại thuốc hạ sốt và thời gian sử dụng chúng cũng không giống nhau. Thời gian phát huy tác dụng của mỗi loại thuốc hạ sốt là khác nhau. Vì thế tùy theo loại thuốc hạ sốt bạn sử dụng, thời gian uống chúng có thể thay đổi theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thông tin trên bao bì dược phẩm.

Hướng dẫn uống các loại thuốc hạ sốt chi tiết như sau:

Acetaminophen [Paracetamol]

  • Lượng thuốc dùng cho người lớn và trẻ em: 10-15mg/kg cân nặng/lần.
  • Mỗi lần uống thuốc cách nhau 4 – 6 giờ.

Ibuprofen

  • Người lớn: Thuốc dùng mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Trẻ em: Thời gian giữa 2 lần dùng thuốc là 6 – 8 giờ.

Aspirin

  • Người lớn: Mỗi lần sử dụng thuốc cách nhau 4 giờ.
  • Trẻ em: Thuốc không được phép tự ý sử dụng cho trẻ nhỏ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu người bệnh bị sốt trong quá trình điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ thì tuyệt đối không được phép tự ý dùng thuốc hạ sốt. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.

Uống thuốc hạ sốt bao lâu thì có tác dụng?

Rất nhiều người lầm tưởng việc uống thuốc hạ sốt sẽ giúp hạ nhiệt cơ thể ngay lập tức, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Thế nhưng đây lại là nhận định vô căn cứ và có phần không chính xác. Thuốc hạ sổ chỉ có thể giúp hạ nhiệt xuống, cơ thể sẽ không cảm thấy khó chịu nữa nhưng chưa thể làm dứt điểm cơn sốt. Do đó, kể cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần theo dõi nhiệt độ cơ thể sau đó.

Thường thì thuốc hạ sốt sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 20-30 phút và kéo dài trong khoảng 120 phút tiếp theo. Để tăng thêm hiệu quả sử dụng thuốc, bạn có thể kết hợp chườm mát để làm dịu nhiệt độ nhanh hơn.

Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không?

Bất kỳ loại thuốc nào dù tốt tới đâu và được đánh giá có độ an toàn cao thì vẫn có thể xảy ra những rủi ro nhất định khi sử dụng, trong đó bao gồm cả thuốc hạ sốt. Nếu khi sử dụng, người bệnh không đọc kỹ hướng dẫn hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc sẽ dẫn tới những hậu quả không mong muốn.

Thêm vào đó, sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại. Do đó không phải cứ lúc nào cơ thể bị sốt là bạn cần uống thuốc ngay. Các chuyên khuyến cáo rằng chỉ khi sốt trên 38 độ thì người bệnh mới nên sử dụng thuốc để tránh bị ngộ độc, đặc biệt là Paracetamol. Đây là loại thuốc chuyên dùng để hạ sốt, chữa cảm cúm và giảm đau. Khi dùng quá nhiều có thể khiến gan bị ngộ độc. Bởi vì khi thuốc chuyển hóa ở gan sẽ phá hủy các tế bào tại cơ quan này gây vàng da, rối loạn đông máu, xuất huyết,…

Nhìn chung, tùy theo từng độ tuổi và liều lượng dùng thuốc hạ sốt những triệu chứng ngộ độc, quá liều cũng sẽ khác nhau. Các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc hạ sốt quá 5 ngày nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Riêng với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh không được phép cho bé uống quá 5 liều hạ sốt trong vòng 24 giờ.

Trẻ uống thuốc hạ sốt bị nôn có nên uống lại?

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất yếu, đồng thời khả năng nuốt của bé cũng hạn chế nên rất dễ gặp phải tình trạng trớ, sặc khi uống thuốc. Hơn nữa nếu thuốc hạ sốt có vị đắng càng khiến trẻ cảm thấy khó uống và gây buồn nôn.

Khi gặp trường hợp này, nhiều mẹ thắc mắc có nên cho trẻ uống lại thuốc không? Theo ý kiến của các bác sĩ, nếu bé nôn ít thì mẹ không cần cho bé dùng thuốc tiếp. Trường hợp bé nôn ra quá nhiều thì mẹ có thể đợi 30 – 40 phút sau và cho bé uống liều khác. Tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé, bạn có thể đặt viên hạ sốt tại hậu môn của bé, đây cũng là phương pháp hạ sốt hiệu quả.

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý tới một số vấn đề sau:

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ

  • Thuốc chỉ được phép sử dụng trong tình huống cần thiết và ngưng dùng ngay khi thân nhiệt của trẻ đã trở về trạng thái ban đầu. Lạm dụng thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm.
  • Bạn nên nhớ tuyệt đối không được tự ý phối hợp các loại thuốc hạ sốt vì sẽ dẫn tới quá liều, phản tác dụng.
  • Liều lượng sử dụng của một số loại thuốc tính theo cân nặng, không tính theo tuổi tác, nhất là Acetaminophen và Ibuprofen.
  • Không nên dùng Aspirin để hạ sốt cho bé vì có thể dẫn tới tình trạng sưng phù ở gan và não.
  • Nếu mẹ thấy bé sốt hơn 1 ngày, nhiệt độ cơ thể luôn ở ngưỡng 39 độ C trở lên và đã dùng thuốc không thuyên giảm thì bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Khi bé bị sốt, bạn có thể dùng khăn ẩm đắp lên trán bé để hỗ trợ hạ nhiệt độ cơ thể của trẻ xuống.

Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu rồi nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới hotline của chúng tôi để được giải đáp chi tiết. Hẹn gặp lại bạn trong những bài tin tiếp theo!

Video liên quan

Chủ Đề