Thuốc phục hồi phổi myhan của Nga

Ảnh minh họa. [Nguồn: Shutterstock]

Ngày 2/6, Cơ quan Y tế và Sinh học Liên bang Nga [FMBA] thông báo Bộ Y tế Nga đã đăng ký loại thuốc hít Leytragin để điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phổi vốn làm phức tạp thêm quá trình nhiễm virus SARS-CoV-2.

Thông báo nêu rõ: “Ngày 25/5, thuốc hít Leitragin, do Cơ quan Y tế và Sinh học Liên bang phát triển, đã được Bộ Y tế Nga đăng ký. Loại thuốc mới này nhằm điều trị và ngăn ngừa viêm phổi do biến chứng khi nhiễm virus SARS-CoV-2."

Việc sản xuất hàng loạt loại thuốc này đang bắt đầu.

[Thuốc xịt họng và chống sốt rét có thể làm giảm nguy cơ nhiễm COVID-19]

Leytragin là loại thuốc đầu tiên nhằm ngăn ngừa và chống lại cơn bão cytokine làm trầm trọng thêm quá trình mắc COVID-19.

Các nghiên cứu lâm sàng trong số 320 bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 ở mức trung bình cho thấy những người được dùng thuốc không có trường hợp tử vong nào, cũng như các trường hợp chuyển bệnh nặng hơn.

Thời gian phục hồi đối với những bệnh nhân dùng Leutragin giảm xuống còn tám ngày so với 14 ngày đối với những bệnh nhân điều trị theo phác đồ tiêu chuẩn./.

[Vietnam+]

  • Khoa giáo
  • Khoa học - Công nghệ

Ảnh minh hoạ
Thông báo nêu rõ: “Ngày 25/5, thuốc hít Leitragin do Cơ quan Y tế và Sinh học Liên bang phát triển, đã được Bộ Y tế Nga đăng ký. Loại thuốc mới này nhằm điều trị và ngăn ngừa viêm phổi do biến chứng khi nhiễm SARS-CoV-2”.

Việc sản xuất hàng loạt loại thuốc này đang bắt đầu.

Leytragin là loại thuốc đầu tiên nhằm giúp bệnh nhân mắc COVID không bị diễn tiến nặng hơn.

Các nghiên cứu lâm sàng trong số 320 bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 ở mức trung bình cho thấy những người được dùng thuốc không có trường hợp tử vong nào, cũng như các trường hợp chuyển bệnh nặng hơn.

Thời gian phục hồi đối với những bệnh nhân dùng Leutragin giảm xuống còn 8 ngày so với 14 ngày đối với những bệnh nhân điều trị theo phác đồ tiêu chuẩn.

Vaccine KoviVac của Nga đạt hiệu quả tới 80%

Cũng trong ngày 2/6, Trung tâm Chumakov của Nga cho biết vaccine KoviVac - loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 của Nga đạt hiệu quả phòng bệnh tới hơn 80%.

Cũng theo thông báo, năng lực sản xuất vaccine KoviVac của Trung tâm Chumakov cao hơn gấp 6 lần so với kế hoạch sản xuất 10 triệu liều vaccine công bố trước đó.

Vaccine KoviVac được bào chế ở dạng dung dịch để tiêm bắp. Theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm Chumakov, mức độ kháng thể ở các tình nguyện viên sau khi tiêm KoviVac được đánh giá tốt. Trung tâm dự kiến sẽ nộp hồ sơ đăng ký lên Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] vào mùa Thu năm nay.

KoviVac vừa được cấp phép vào tháng 2/2021, trở thành vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 của Nga được "bật đèn xanh" và sẽ được chuyển đến các vùng lãnh thổ của Nga trong thời gian tới.

Trước đó, Nga đã có 2 loại vaccine được lưu hành là Sputnik-V và EpiVacCorona.

BT


Phục hồi chức năng hô hấp được thực hiện tốt nhất như là một phần của chương trình

  • Các can thiệp tâm lý xã hội và hành vi

Phục hồi chức năng hô hấp được thực hiện bởi một nhóm bác sĩ, y tá, các nhà trị liệu về hô hấp, các nhà trị liệu về thể chất và nghề nghiệp, và các nhà tâm lý học hoặc nhân viên xã hội. Sự can thiệp cần được cá nhân hóa và đặt mục tiêu theo nhu cầu của bệnh nhân. Phục hồi chức năng hô hấp có thể bắt đầu ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh với mục đích giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và các triệu chứng.

Luyện tập thể chất bao gồm tập thể dục và tập luyện cơ hô hấp và sức mạnh cơ chi trên và dưới. Ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ cho việc tập luyện đồng thời cả sức mạnh cơ và tập luyện ngắt quãng cho các chi.

Tập luyện cơ hít vào [IMT] là một thành phần quan trọng của phục hồi chức năng hô hấp. IMT tăng cường sức mạnhcác cơ hô hấp bằng cách sử dụng các thiết bị có một lực cản trở được cài đặt bằng một phần của áp suất hít vào tối đa. Khi dùng đơn độc, IMT có thể làm giảm khó thở, nhưng không rõ liệu nó có thể cải thiện khả năng gắng sức và thực hiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày hay không. Tuy nhiên, sử dụng IMT bổ trợ cho các bài tập phục hồi chức năng hô hấp truyền thống giúp làm giảm khó thở trong hoạt động hàng ngày và cải thiện khoảng cách đi bộ có ý nghĩa trên lâm sàng.

Kích thích điện cơ và thần kinh [NMES] là sử dụng một thiết bị áp dụng xung điện qua da cho các cơ chọn lóc để kích thích sự co cơ và nhờ đó tăng cường sức mạnh của cơ. NMES có thể có hiệu quả ở những bệnh nhân bị bệnh phổi nặng bởi vì nó làm giảm thiểu nhu cầu tuần hoàn và không gây khó thở - nguyên nhân thường làm giới hạn những bệnh nhân tham gia những bài tập thể dục điển hình. Do đó, kích thích điện cơ thần kinh đặc biệt thích hợp cho những bệnh nhân có tình trạng cơ thể yếu đi do giảm vận động, nằm lâu hoặc đối với những bệnh nhân đợt cấp suy hô hấp nặng.

Giáo dục có nhiều thành phần. Tư vấn về sự cần thiết ngừng hút thuốc Cai thuốc lá là rất quan trọng. Giảng dạy các phương pháp hít thở [như hít thở chúm môi, trong đó thở ra bắt đầu với môi kín để làm giảm tốc độ hô hấp, do đó làm giảm bẫy khí] và các nguyên tắc bảo tồn năng lượng thể chất là hữu ích. Giải thích cách điều trị, bao gồm sử dụng thuốc hợp lý và lập kế hoạch cho sự chăm sóc cuối đời Bệnh nhân cận tử , là cần thiết.

Mặc dù chiến lược bảo vệ tối ưu nhất vẫn chưa được biết, tiếp tục tham gia vào một chương trình tập thể dục là cần thiết để duy trì các lợi ích của việc phục hồi chức năng hô hấp.

Thuốc "bổ phổi" hậu COVID-19 được bán nhiều trên mạng. Ảnh: VGP/Diệu Anh

Săn lùng thuốc "bổ phổi" hậu COVID-19

Sau khi khỏi COVID-19 được 10 ngày, chị Nguyễn Thu Hiền [Mỗ Lao, Hà Đông] vẫn bị những cơn ho không dứt dẫn đến mất ngủ, cổ họng sưng đau, người mệt mởi. Chị lo rằng đây là dấu hiệu tổn thương phổi sau khi mắc COVID-19. 

Chị Hiền chia sẻ: "Sau khi âm tính được vài ngày, tôi đi làm trở lại nhưng những cơn ho vẫn dai dẳng, khiến tôi mệt mỏi. Nghe những người bạn đã từng bị F0 mách mua thuốc bổ phổi để phục hồi lại phổi, tôi đã tìm mua trên mạng được hàng "xách tay" Hàn Quốc về dùng".

Mới đây, gia đình chị Phạm Thị Hà [Ba Đình, Hà Nội] đã chi hơn chục triệu để chữa bệnh COVID-19 cho cả nhà. Chị Hà cho biết, cả nhà bị mặc COVID-19 sau khi lây từ con gái lớn. Sau khi phát hiện cả nhà dương tính, chị khá lo lắng. 

"Cả nhà mặc dù không có triệu chứng nặng, chỉ sổ mũi và đau họng, sốt nhẹ… Sau hơn 1 tuần điều trị thì âm tính. Tuy nhiên để phòng hậu COVID-19 như cảnh báo, tôi đã đặt mua thuốc bổ phổi cũng như các loại vitamin cho cả nhà uống", chị Hà chia sẻ.

Bên cạnh đó, nhiều gia đình sau khi âm tính với COVID-19 đã đi lùng những sản phẩm đông y phòng hậu COVID-19. Điển hình như gia đình anh Đỗ Văn Nam [Cầu Giấy, Hà Nội]. Theo anh Nam, các loại thuốc bổ chữa các triệu chứng hậu COVID-19 mà anh mua chủ yếu gồm các chất như: Sâm Hàn Quốc, yến đảo, xuyên tâm liên,…

"Sau vài ngày sử dụng tôi cũng thấy khá tốt khi cả gia đình ngủ sâu giấc hơn, tránh những lúc bị mất ngủ như khi vừa khỏi. Còn các tác dụng khác về sau của thuốc như nào thì tôi cũng không chắc nhưng hiện giờ thấy mọi người trong nhà ai cũng khỏe mạnh là yên tâm rồi", anh Nam cho biết.

Không khó để tìm mua các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, chỉ cần search "thuốc bổ phổi" trên google, facebook…, người dùng có thể tìm được hàng chục loại thực phẩm chức năng có công dụng kể trên với nguồn gốc từ nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,.. Người bán hàng tự tin quảng cáo đây là thuốc "xịn" được các nước tiên tiến về y học tin dùng vì có tác dụng "bổ phổi", chữa được bệnh hậu COVID-19...

Thực phẩm chức năng bổ sung dư thừa sẽ gây hệ lụy cho sức khỏe

Thực phẩm chức năng giống như "dao hai lưỡi", nếu bổ sung dư thừa thì sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Ảnh: VGP/Diệu Anh

* Hàng nghìn F0 điều trị tại nhà đã được tư vấn qua Tổng đài 1022

Hiện có nhiều người tin dùng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng vì cho rằng chúng an toàn và ít gây tác dụng phụ so với thuốc. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng giống như "dao hai lưỡi", nếu bổ sung dư thừa thì sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Hiện đang tư vấn online cho các bệnh nhân, BS. Dương Văn Trung, bệnh viện Bưu điện chia sẻ, virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào phổi, ảnh hưởng trực tiếp đến các phế nang, là nơi trao đổi khí. Xơ phổi là 1 biến chứng hay gặp nhất của hậu COVID, là tình trạng các nhu mô trong phổi bị tổn thương, dày lên, xơ cứng, mất chức năng đàn hồi và tạo thành sẹo ở phổi, nguyên nhân là do nhu mô phổi bị phá hủy trong giai đoạn cấp tính sẽ không thể phục hồi trạng thái bình thường, mà thay bằng những mô xơ.

Xơ phổi dẫn đến không thực hiện được chức năng trao đổi khí CO2 và O2 ở phổi, gây nên khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động thể lực. Đây là một trong những biến chứng dai dẳng ảnh hưởng đến khả năng lao động.

Sau COVID-19, chức năng phổi có thể sớm trở lại như bình thường, hoặc sau 6 tháng, hoặc kéo dài hơn nữa, thậm chí có tổn thương không hồi phục...

"Qua những phân tích ở trên cho thấy, "Thuốc" giúp bổ phổi chính là liệu pháp tập thở, giúp cho các phế nang giãn ra đưa lượng khí vào phổi nhiều nhất, các bài tập thở ngực, bài tập thở bụng... Chứ không có thuốc nào là bổ phổi hậu COVID-19, do đó người dân cần cẩn trọng kẻo tiền mất tật mang...", BS. Dương Văn Trung khuyên.

Theo các chuyên gia y tế, dù khỏi COVID-19, người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần, giấc ngủ như có thể tập thở hàng ngày bằng cách hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày. Hoặc có thể tập thể dục hằng ngày như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh.

Theo ThS. BS Nguyễn Văn Tiến [Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng], người sau điều trị COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn, vì vậy, cần ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Tăng cường rau xanh và hoa quả. Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn.

Người mắc bệnh COVID-19 thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết…

Cuối cùng là người bệnh cần chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng việc ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư giãn và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường.

Diệu Anh

Video liên quan

Chủ Đề