Thương mại toàn cầu là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Toàn cầu hóa là gi? [Globalization]
  • 2. Nội dung của toàn cầu hóa
  • 3.Toàn cầu hóa thị trường
  • 4. Toàn cầu hóa quá trình sản xuất
  • 5. Động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
  • 6. Triển vọng phát triển của toàn cầu hóa

1. Toàn cầu hóa là gi? [Globalization]

Theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội [từkinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường, v.v…] giữa các quốc gia. Nói một cách khác,“Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các

dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới.”.

Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia. Biểu hiện của toàn cầu hoá có thể dưới dạng khu vực hoá – việc liên kết khu vực và các định chế, các tổ chức khu vực, hay cụ thể, toàn cầu hoá là “quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng sự tương tác và tuỳ thuộc lẫn nhau, trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng giao lưu hàng hoá và nguồn lực [resources] qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế.”

2. Nội dung của toàn cầu hóa

Nội dung của toàn cầu hoá được thể hiện thông qua nhiều biểu hiện tùy thuộc vào các góc độ tiếp cận cụ thể khác nhau. Nếu tiếp cận toàn cầu hóa với góc nhìn và quan sát chung thì toàn cầu hóa biểu hiện theo ba biểu hiện sau đây, đó là:

Thứ nhất, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các luồng giao lưu quốc tế về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, nhân công... Có thể nói thương mại quốc tế là thước đo đầu tiên của mức độ toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau của các nước. Khi các nước trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho nhau đó cũng chính là quá trình các nước xóa nhòa dần sự biệt lập giữa các nền kinh tế quốc gia. Thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng. Trong vòng 100 năm từ 1850 – 1948, thương mại thế giới tăng lên 10 lần, trong giai đoạn 50 năm tiếp theo từ 1948 -1997, tăng 17 lần. Từ giữa thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990, mức tăng bình quân của xuất khẩu thế giới là 4,5%. Trong giai đoạn này, đánh dấu bắt đầu từ năm 1985, hàng năm tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu hàng hóa thế giới là 6,7%, trong khi đó sản lượng thế giới chỉ tăng lên 6 lần. Sự phát triển của thương mại thế giới và khoảng cách ngày càng tăng giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát triển thương mại quốc tế thể hiện mức độ toàn cầu hóa ngày càng góp chủ yếu vào GDP [Hoa Kỳ là 76%, Canada là 80%, Nhật Bản là 65%, EC là 64%].

Đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] và sự di chuyển tư bản [vốn và tiền tệ] giữa các nước là một yếu tố ngày càng quan trọng đối với từng nền kinh tế quốc gia nói riêng và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Các luồng FDI có tốc độ tăng nhanh hơn cả mức tăng của thươngmại hàng hóa và dịch vụ quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của toàn cầu hóa. Trong những năm 1970, các luồng FDI hàng năm ở vào khoảng 27 – 30 tỷ USD; trong nửa đầu của thập niên 1980, con số này là 50 tỷ USD; trong nửa cuốimại hàng hóa và dịch vụ quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của toàn cầu hóa. Trong những năm 1970, các luồng FDI hàng năm ở vào khoảng 27 – 30 tỷ USD; trong nửa đầu của thập niên 1980, con số này là 50 tỷ USD; trong nửa cuối của thập niên của 1980 là 170 tỷ USD; năm 1995 gần 400 tỷ USD, 1998 là 845 tỷ USD, năm 2000 vượt trên 1.000 tỷ USD, năm 2007 là 1.900 tỷ USD. Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh, hiện nay chiếm khoảng 50%. Cac luồng FDI vào các nước phát triển chiếm ¾ tổng số FDI trên thế giới. Tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, gắn với luồng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bên trong hệ thống của các công ty đa quốc, xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển từ năm 1990 có xu hướng tăng lên.

Thứ hai, toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và phát triển các thị trường thống nhất trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Trong thời gian nửa đầu của thập kỷ 1990, theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO] có tới 33 thỏa thuận liên kết kinh tế khu vực dưới dạng các thỏa thuận thương mại ưu đãi, khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, liên minh kinh tế được ký kết đã thông báo cho Ban thư ký của WTO. Số lượng này nhiều gấp 3 lần số lượng các thỏa thuận được ký trong thập kỷ 1980 và bằng gần 1/3 tổng số các thỏa thuận liên kết khu vực được ký trong giai đoạn 1947 – 1995. Riêng trong giai đoạn từ 2000 – 2008, có trên 140 thỏa thuận liên kết khu vực đã được thông báo cho WTO. Cùng với các thỏa thuận trên, nhiều tổ chức hợp tác kinh tế đa phương thế giới và khu vực đã ra đời, ngày càng được tăng cường về số lượng và cơ chế tổ chức. Theo số liệu thống kê của Liên minh các Tổ chức Quốc tế, ta có thể thấy nếu như tính vào năm 1909, số lượng các tổ chức quốc tế trên toàn cầu chỉ là 213 thì đến năm 1960, con số này là 1.422 tổ chức, năm 1981 là 14.273, năm 1991 là 28.200; năm 2001 là 55.282 và 2006 là 58.859 tổ chức. Trên phạm vi toàn cầu, ngoài các tổ chức kinh tế - tài chính được thành lập trước đây như hệ thống các tổ chức thuộc Liên Hợp quốc, năm 1995, trên cơ sở Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan [GATT], Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO] đã được hình thành, hiện có 153 nước và lãnh thổ kinh tế độc lập là thành viên, chiếm tới trên 90% tổng giá trị thương mại thế giới. Ở phạm vi khu vực, các tổ chức và cơ chế liên kết kinh tế cũng được tăng cường. Tại Châu Âu, Liên minh Châu Âu EU với số lượng 27 nước thành viên hiện nay đã trở thành một liên kết quốc tế chặt chẽ toàn diện ở hầu hết mọi lĩnh vực.

Thứ ba, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số lượng, quy mô và vai trò ảnh hưởng các công ty xuyên quốc gia tới nền kinh tế thế giới. Theo số liệu của UNCTAD, năm 1998 có 53.000 công ty xuyên quốc gia với 450.000 công ty con ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Năm 2000, trên thế giới có khoảng 63.000 công ty xuyên quốc gia với 700.000 các công ty con ở khắp các nước. Năm 1995, các công ty xuyên quốc gia bán ra một lượng hàng hóa và dịch vụ có giá trị bằng 7.000 tỷ USD. Năm 1999, tổng doanh số ban ra của công ty xuyên quốc gia đã đạt đến giá trị 14.000 tỷ USD. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia chi phối và kiểm soát trên 80% thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ trên thế giới. Hệ thống dày đặc các công ty xuyên quốc gia này không những đã tạo ra một bộ phận quan trọng của lực lượng sản xuất thế giới mà còn liên kết các quốc giá lại với nhau ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần làm cho quá trình toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

3.Toàn cầu hóa thị trường

là việc thị trường quốc gia riêng biệt và đặc thù đang hội nhập dần hình thành thị trường toàn cầu. Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại qua biên giới đã làm cho việc kinh doanh quốc tế ngày càng trở nên dễ dàng. Thị hiếu của người tiêu dùng ở các nước khác nhau cũng có xu hướng tiệm cận lại gần với nhau và với chuẩn mực toàn cầu, góp phần tạo thị trường toàn cầu. Các sản phẩm tiêu dùng như thẻ tín dụng của hãng Citigroup, đồ uống Coca-cola, thiết bị chơi game Sony PlayStation, bánh kẹp McDonald’s ... đang được coi là những ví dụ điển hình minh chứng cho xu hướng này. Các doanh nghiệp quốc tế, công ty đa quốc gia không chỉ là chủ thể hưởng lợi từ xu hướng này mà còn tích cực khuyến khích cho xu hướng này mở rộng và phát triển. Bởi việc cung cấp cùng một sản phẩm trên toàn thế giới, các doanh nghiệp này góp phần tạo ra thị trường toàn cầu.

4. Toàn cầu hóa quá trình sản xuất

là quá trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ các nơi trên toàn cầu để khai thác, tận dụng được sự khác biệt quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất, như lao động, năng lượng, đất đai và vốn. Thông qua việc toàn cầu hóa quá trình sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế kỳ vọng sẽ giảm được tổng cơ cấu chi phí hoặc tăng cường được chất lượng hoặc tính năng của sản phẩm họ cung ứng ra thị trường, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường toàn cầu được hiệu quả hơn.

5. Động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa

Có hai động lực chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, đó là việc dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động thương mại và đầu tư ở các lĩnh vực; và sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ.

Việc dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ, sở hữu trí tuệ giữa các nước và lãnh thổ trên phạm vi khu vực và toàn cầu cùng với sự hình thành và tăng cường các quy định, nguyên tắc, luật lệ chung với cơ chế tổ chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt động, giao dịch kinh tế quốc tế theo hướng tự do hoá là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Đối với lĩnh vực hàng hóa, trong khuôn khổ của Hiệp định GATT, thương mại hàng hóa là lĩnh vực thể hiện rõ nét nhất việc dỡ bỏ các rào cản theo hướng tự do hóa. Từ năm 1947 đến nay đã diễn ra 8 vòng đàm phán để cắt giảm thuế quan.

Kết quả của các vòng đàm phán đã đưa thuế quan của các nước công nghiệp phát triển giảm xuống từ 40% năm 1947 xuống còn gần 10% vào cuối thập niên 1960 và dưới 4% sau khi hoàn thành thực hiệncác cam kết của vòng đàm phán Urugoay. Hiệp định đạt được tại vòng đàm phán Urugoay làm giảm tới 38% mức thuế quan của hàng nghìn mặt hàng trên thế giới. Về hàng rào phi thuế quan, tổ chức WTO cũng như các khuôn khổ khu vực đều đưa vào trong chương trình đàm phán. Vòng đàm phán Urugoay đã đề cập tới một các lĩnh vực liên quan tới các hàng rào phí thuế quan như biện pháp vệ sinh an toàn và kiểm dịch động thực vật, các rào cản kỹ thuật, các quy định về định giá hải quan, quy tắc xuất xứ... Trên phạm vi khu vực, hàng rào thuế quan nội khối đã được gỡ bỏ như trong EU, NAFTA, AFTA. Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, Hiệp định GATS trong khuôn khổ của WTO là nỗ lực đầu tiên nhằm xây dựng các quy định trên phạm vi toàn cầu để quản lý các luồng lưu chuyển dịch vụ giữa các quốc gia. Hiệp định đã đưa ra các nguyên tắc mang tính chất khung, dựa vào đó các nước đưa ra những cam kết cụ thể về mở cửa và tiếp cận thị trường.

Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ tới quá trình toàn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển sự phân công, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia. Nhờ đó, thương mại và trao đổi quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày một tăng.

Sự phát triển của khoa học – công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã mở đường cho sự hình thành và phát triển nhanh chóng của thị trường thế giới. Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chủ yếu dựa vào máy hơi nước, sắt và than thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai chủ yếu dựa vào máy chạy bằng nhiên liệu lỏng, điện và năng lượng nguyên tử và những vật liệu đặc biệt: kim loạikhông sắt, chất dẻo, sợi hóa chất, đặc biệt là dựa vào những thành tựu của lĩnh vực thông tin và phương thức quản lý mới. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành giao thông và kỹ thuật thông tin làm cho thế giới bị thu nhỏ lại về không gian và thời gian. Các chi phí về vận tải, về thông tin ngày càng giảm, sự cách trở về địa lý dần được khắc phục, các quốc gia và dân tộc trở nên gần gũi hơn với những hình ảnh và thông tin được truyền hình liên tục về các sự kiện đang xẩy ra ở mọi nơi trên trái đất.

6. Triển vọng phát triển của toàn cầu hóa

Quan điểm thứ nhất là quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa, quan điểm này cho rằng toàn cầu hóa sẽ tạo ra những khả năng mới, những cơ hội mới trong sản xuất.

Quan điểm thứ nhất là quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa, quan điểm này cho rằng toàn cầu hóa sẽ tạo ra những khả năng mới, những cơ hội mới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh; mở rộng được thị trường quốc tế cho hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất; do vậy tăng khả năng tiêu thụ và tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh quốc tế [nguyên liệu, vốn, công nghệ...], tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, cải thiện mức sống trên toàn thế giới nhờ tăng trưởng kinh tế và tăng cường khả năng mọi người dân trên thế giới được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ đa dạng phong phú với giá cả và chi phí hợp lý hơn. Những người theo quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa cũng cho rằng toàn cầu hóa không phải nguyên nhân gây ra thất nghiệp và phát triển không đồng đều mà trái lại, toàn cầu hóa giúp tạo ra khả năng giải quyết các vấn đề trên. Tuy nhiên, theo quan điểm của phái này, toàn cầu hóa cũng đồng thời tạo ra nhiều thách thức đối với tất cả các nước. Để có thể tận dụng được những lợi ích và cơ hội do toàn cầu hóa mang lại, các nước, các doanh nghiệp cũng cần phải có những chính sách, chiến lược và bước đi phù hợp.

Quan điểm thứ hai, quan điểm chống lại toàn cầu hóa cho rằng quá trình này gây ra nhiều tác động tiêu cực về kinh tế, chính trị và xã hội đối với các nước và những tầng lớp dân chúng trong xã hội. Những lập luận của những người theo quan điểm này chủ yếu tập trung vào những điểm sau:

- Toàn cầu hóa làm cho nhiều công ty, doanh nghiệp bị phá sản và hàng loạt người lao động mất việc làm. Ngay chính những người lao động tại các nước phát triển cũng bị mất việc vì sự cạnh tranh cao của lao động giá rẻ ở các nước đang phát triển;

- Toàn cầu hóa làm gia tăng sự bóc lột và bất công trong mỗi xã hội và giữa các nước, làm gia tăng sự phân hóa giầu nghèo giữa các tâng lớp dân cư trong xã hội và giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển;

- Toàn cầu hóa đe dọa nền dân chủ và sự ổn định xã hội; can thiệp và uy hiếp tính độc lập tự chủ của mỗi quốc gia;

- Toàn cầu hóa phá hoại truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc;

- Toàn cầu hóa làm hủy hoại môi trường và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

- Toàn cầu hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính và kinh tế trên khu vực và thế giới.

Nhiều nhà phân tích và các chính trị của các nước đang phát triển còn cho rằng các nước đang phát triển phải gánh chịu nhiều thua thiệt và bất lợi trong quá trình toàn cầu hóa. Những luật chơi của quá trình toàn cầu hóa hiện nay chủ yếu do Hoa Kỳ và các nước phát triển đặt ra nhằm phục vụ lợi ích của các nước phát triển. Có người còn so sánh toàn cầu hóa đồng nghĩa với chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Quan điểm thứ ba là quan điểm của những người có quan điểm trung dung, họ thừa nhận toàn cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử, do những nguyên nhân kháchquan và chủ quan, vừa có tác động tích cực lại vừa có những tác động tiêu cực đối với tất cả các nước, dù là nước phát triển hay nước đang phát triển. Không ai có thể phủ nhận xu thế toàn cầu hóa. Vấn đề đặt ra với các nước là làm thế nào để tận dụng tốt nhất các cơ hội do quá trình này tạo ra và đối phó hiệu quả với những thách thức gặp phải.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngaysố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề