Trẻ sơ sinh khò khè bao lâu thì khỏi

Trẻ sinh mổ bị khò khè luôn khiến các mẹ cảm thấy lo lắng và băn khoăn không biết làm cách nào giúp trẻ có thể phát triển tốt nhất. Cùng tìm hiểu tình trạng này cũng như nguyên nhân, cách xử lý thông qua bài viết sau đây.

1/ Tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè

Các trường hợp trẻ sinh mổ bị khò khè là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở những gia đình có trẻ sinh mổ. Mẹ có thể dễ dàng nhận ra điều này khi áp sát tai vào mũi của trẻ. Tùy từng trẻ mà tiếng thở khò khè này sẽ có âm lượng khác nhau, có trẻ sẽ không quá lớn tuy nhiên có những trẻ sẽ phát ra tiếng như đang ngáy. 

Nếu để ý kỹ, mẹ sẽ thấy âm thanh của tiếng khò khè sẽ không hoàn toàn giống tiếng ngáy, chúng sẽ không được đều và có âm vực lạ hơn, đôi khi là tiếng rít hoặc tiếng thở nặng nhọc của trẻ.

Thực tế đã cho thấy rằng không phải cứ trẻ sinh mổ thì sẽ thở khò khè mà ngay cả những trẻ sinh thường cũng có nguy cơ xảy ra tình trạng này. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường xung quanh.

Khi thấy trẻ sinh mổ bị khò khè, mẹ không nên chủ quan bỏ qua mà cần có những cách xử lý thích hợp để giúp sức khỏe của trẻ không bị ảnh hưởng đồng thời tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện nhất.

Mẹ có thể nghe thấy tiếng khò khè của trẻ khi áp sát tai vào mũi của trẻ

2/ Nguyên nhân khiến trẻ sinh mổ hay bị khò khè

Sở dĩ trẻ sinh mổ bị khò khè có thể là do những nguyên nhân sau đây:

  • Phổi của trẻ còn sót dịch

Đối với trẻ sinh thường, trẻ sẽ ép ngực để ra ngoài nên lúc này dịch trong phổi sẽ được đưa ra hết bên ngoài. Khi trẻ khóc, phổi sẽ nở ra và trẻ sẽ hô hấp bình thường. Tuy nhiên, khác với trẻ sinh thường, trẻ đẻ mổ sẽ không sinh ra theo cách tự nhiên khiến phổi không được ép lực mạnh tại cổ tử công dẫn tới dịch vẫn còn ở trong phổi của trẻ khiến trẻ thở khò khè sau khi sinh. Đó chính là lý do tại sao hệ hô hấp của trẻ sinh mổ thường yếu hơn so với những trẻ sinh thường. Trẻ sinh mổ sẽ dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp phổ biến như: hay sổ mũi, mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hen suyễn …

  • Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có đặc điểm chung là hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cũng như sức đề kháng còn yếu, trẻ sẽ dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, vi rút bên ngoài là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. 

Đối với trẻ sinh mổ, trẻ không được tiếp xúc với lợi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo của mẹ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ sinh thường chỉ mất 10 ngày để có thể có những bước phát triển về hệ miễn dịch tuy nhiên với trẻ sinh mổ, điều này có thể diễn ra lâu hơn, đôi khi có thể kéo dài đến 6 tháng. 

Ngoài ra, việc sinh mổ còn khiến trẻ trì hoãn quá trình da kề da với mẹ nhằm truyền lợi khuẩn cho trẻ cũng như không thể giúp trẻ điều hòa thân nhiệt tốt nhất khiến trẻ không có được thể trạng tốt nhất khi chào đời.

Vì vậy, mẹ cần đặc biệt chú ý quá trình chăm sóc trẻ mới chào đời, đặc biệt là các trẻ sinh mổ.

3/ Trẻ sinh mổ bao lâu hết khò khè

Đối với trẻ sinh mổ bị khò khè, hẳn nhiều người sẽ không biết được rằng liệu bao lâu thì tình trạng này sẽ chấm dứt. Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào thể trạng cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ.

Trong trường hợp trẻ mắc cảm cúm thông thường, trẻ sẽ nhanh chóng bình phục chỉ sau khoảng 5-7 ngày khi được chăm sóc đúng cách. Đối với trường hợp trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp nặng hơn, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của trẻ để quyết định được thời điểm trẻ hết khò khè là bao lâu.

Hệ miễn dịch của trẻ mổ thông thường sẽ được hoàn thiện dần sau 6 tháng nên có thể mẹ sẽ luôn lo lắng khi thấy trẻ khò khè, thở khó khăn, biếng ăn và chậm lớn. Để giúp trẻ tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn nhằm biết chính xác nhất nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp nhất cho trẻ.

Trẻ sinh mổ bao lâu hết khò khè sẽ phụ thuộc vào thể trạng cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ

4/ Cách xử lý trẻ sinh mổ hết khò khè

Khi trẻ sinh mổ bị khò khè, mẹ cần có những cách xử lý hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Cụ thể:

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời, vô cùng giàu dinh dưỡng cũng như có khả năng cung cấp sức đề kháng cho trẻ tốt nhất. Ngoài ra, việc cho trẻ bú mẹ sẽ làm loãng các dịch nhầy ở trong mũi, họng của trẻ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu để làm giảm bớt tình trạng thở khò khè ở trẻ.

  • Tạo môi trường sống tốt nhất cho trẻ

Mẹ cần giữ cho cơ thể của trẻ ấm, không bị lạnh cũng như để trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, sạch sẽ. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi, mùi thuốc lá, phấn hoa, lông vật nuôi bởi điều này có thể khiến cho mũi của trẻ bị kích ứng.

Việc vệ sinh chăn ga gối đệm cũng là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất.

Quá trình vệ sinh mũi cho trẻ có tác dụng giúp trẻ cảm thấy việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn khi loại bỏ vi khuẩn, chất nhầy trong mũi là nguyên nhân khiến trẻ khó thở, thở nặng và khò khè. Khi rửa mũi, mẹ nên thực hiện động tác nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Đối với việc chữa khò khè cho trẻ sơ sinh thì việc vệ sinh mũi là điều cần thiết, tuy nhiên không nên quá lạm dụng bởi có thể làm mất cân bằng trong mô mũi của trẻ khiến mũi trẻ trở nên khô ráp, tạo điều kiện để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.

Nebial 3% KIT là sản phẩm được cấp bằng sáng chế châu Âu hỗ trợ trẻ loại bỏ bụi bẩn, thích hợp cho việc rửa mũi, xịt xông mũi họng ở trẻ, giảm thiểu tối đa tình trạng khô mũi, sổ mũi, nghẹt mũi cũng như các bệnh về đường hô hấp nguy hiểm. Đây là giải pháp 2 trong 1 bao gồm 20 ống dung dịch nước muối ưu trương Nebial và dụng cụ xông mũi chuyên nghiệp Spray-sol.

Nebial 3% KIT đưa dung dịch nhẹ nhàng, vào sâu bên trong các tổ chức khoang mũi để làm sạch mũi, điều trị và ngăn ngừa chứng thở khò khè ở trẻ.

Mong rằng bài viết về trẻ sinh mổ bị khò khè đã giúp các mẹ có thêm những giải pháp tốt cho việc khắc phục tình trạng này ở trẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, mẹ có thể liên hệ đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm thường gặp khó khăn khi thở dẫn đến cảm thấy khó chịu. Bệnh kéo dài có thể trở thành mãn tính, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và giấc ngủ của con. Trị khò khè cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ nên thực hiện ngay từ đầu. Vì điều trị càng sớm sẽ càng hiệu quả và dứt điểm. Mình sẽ mách mẹ 5 bí quyết “đánh nhanh – tiêu diệt gọn” khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé!

Tham gia vào Cộng Đồng Mẹ Việt – Cộng đồng Mẹ và Bé chăm sóc và nuôi dạy con khoa học. Hỗ trợ các ba mẹ trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng chăm bé, giáo dục sớm, dạy bé thông minh. TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN MẸ VIỆT.

Khò khè là một dấu hiệu cho mẹ biết con đang bị tắc nghẽn đường thở. Vị trí tắc nghẽn có thể là ở mũi, họng hoặc các ống phế quản, tiểu phế quản bên trong. Vì vậy bí quyết để trẻ nhanh chóng chấm dứt khò khè là:

– Làm thông thoáng mũi trẻ.

– Làm loãng chất nhầy [đờm] trong cổ họng trẻ.

Khi toàn bộ các đường thở thông thoáng, con sẽ nhanh chóng hít thở nhẹ nhàng êm ái mẹ ạ. 

Bí Quyết Trị Khò Khè Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

Dùng Nước Muối Sinh Lý 0,9%

Khi trẻ vừa chớm bệnh, mẹ nhỏ nước muối cho trẻ 2-3 lần/ngày, mỗi bên 1 giọt. Triệu chứng nặng mẹ có thể nhỏ 4-5 lần/ngày, mỗi lần 2-3 giọt. Khi nhỏ mẹ đặt trẻ nằm ngửa để nước muối thấm sâu bên trong. Nước muối chảy ra, mẹ lau nhẹ nhàng bằng khăn mềm cho con.

Bình xịt nước biển sâu cũng có tác dụng tương đương, mẹ có thể sử dụng thay chai nước muối.

Nghẹt mũi nhiều sẽ chảy dịch nhầy xuống cổ họng làm trẻ sơ sinh khò khè có đờm. Chỉ nhỏ mũi thôi sẽ không đủ. Mẹ nên hút mũi hoặc rửa mũi luôn sẽ tác dụng nhanh hơn.

Cách làm chi tiết: Cách Trị Nghẹt Mũi Ở Trẻ Sơ Sinh – Mẹo Hay Không Dùng Thuốc

Với bé đầu lòng, thú thật là mình cũng hơi nhát tay mẹ à. Nhưng không rửa thì con không khỏi nhanh được. Mình đã thử hút/rửa cho mình trước để điều chỉnh lực tay vừa phải. Kế đó, mình tập đặt con đúng tư thế bằng cách thực hành với… búp bê ^^. Tập luyện trước giúp mình thao tác tự tin hơn hẳn khi làm trực tiếp cho con. Mẹ cũng nên thử thực hành để làm chuẩn cho con. 

Nhiều mẹ cũng hỏi mình có thổi mũi cho con được không? Câu trả lời là không nên dùng cách này mẹ ạ. Một là không có tác dụng. Hai là những virus, vi khuẩn trong miệng mẹ có thể lây truyền và gây bệnh cho con.

Dùng Các Loại Tinh Dầu

Một số tinh dầu có tác dụng trị nghẹt mũi cho trẻ rất tốt. Mẹ có thể áp dụng 3 cách sau:

  • Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào giường, chăn, gối,… Trẻ sẽ hít thở thoang thoảng mùi thơm tinh dầu và thông mũi.
  • Nhỏ lên quần áo trẻ chỉ cần 1 giọt ở vị trí gần mũi của trẻ. Mẹ nhỏ trước khi mặc quần áo vào cho con.
  • Vài giọt tinh dầu cho vào bồn nước tắm của con. Tinh dầu theo hơi nước ấm khuếch tán vào không khí giúp con hít thở dễ dàng. 

Các tinh dầu thường dùng là: bạc hà, tràm, chanh, oải hương, khuynh diệp, gừng, quế, đinh hương, tỏi.

Sử dụng tinh dầu cho trẻ nhỏ mẹ cần lưu ý:

  • Chọn loại nguyên chất: tinh dầu pha hóa chất sẽ kích ứng, làm tình trạng của trẻ trầm trọng hơn. Hàng chất lượng tốt thì giá cũng tương xứng.
  • Sử dụng lượng vừa đủ: 1 giọt tinh dầu rất đậm đặc. Mẹ dùng quá nhiều cũng có thể khiến trẻ bị kích ứng.
  • Mẹ không nên sử dụng tinh dầu cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Trẻ dưới 6 tháng tuổi cũng nên hạn chế. Trẻ lớn hơn có thể dùng với một lượng rất ít. Và mẹ nhớ pha loãng và thử trước trên da của con để tránh dị ứng.

Sử Dụng Túi Xông

Mẹ có thể mua các gói lá xông ở các hiệu thuốc. Túi xông mẹ có thể dùng kim băng ghim trên ngực áo, gần mũi trẻ. Các vị thuốc xông giúp trẻ nhanh thông đường thanh quản và dứt khò khè.

Túi xông với tỏi tự làm tại nhà cũng rất đơn giản. Mẹ giã dập nát 1 vài tép tỏi ta cho vào túi vải nhỏ. Mẹ bóp cho tỏi bên trong hơi tươm nước ra rồi gắn vào ngực áo cho con ngửi.

Mẹ chỉ nên làm 1-2 lần/ngày. Thích hợp nhất là đeo cho trẻ vào buổi tối trước khi đi ngủ để trẻ dễ thở, đỡ khò khè.

Hiện nay, nhiều mẹ truyền tai nhau mua máy xông khí dung tự xông cho con ở nhà. Cách này hiệu quả vì con xông bằng thuốc tây. Tuy nhiên, nên xông bằng thuốc gì? Hàm lượng bao nhiêu? Pha bằng cách nào? Cái này chỉ có bác sĩ mới có thể quyết định được. Dùng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con về lâu dài. Vì vậy, nếu muốn xông tại nhà mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé!

Tắm Hơi/Xông Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh

Mẹ chuẩn bị một chậu nước nóng vừa đủ. Mẹ ẵm con hít thở trong 5-10 phút. Hơi nước nóng giúp chất nhầy loãng dần và chảy ra, trẻ thở lại bình thường. Mẹ lau sạch mũi cho con sau đó.

Tắm cho trẻ mẹ làm tương tự nhưng lưu ý nhiệt độ nước không quá nóng để tránh bỏng trẻ.

Những Bí Quyết Khác 

Chạy máy làm ẩm không khí: có thể đặt máy trong phòng ngủ và mở vào buổi tối. Môi trường trong lành, đủ độ ẩm giúp con ngủ ngon và không bị khò khè nữa. Mẹ đọc và làm đúng theo hướng dẫn về cách sử dụng, vệ sinh máy, bảo quản máy nhé. 

Vệ sinh định kỳ: chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, ghế sofa,… sạch sẽ để tránh bụi bẩn, nấm mốc,…

Kê thêm một chiếc gối nhỏ: giúp con dễ thở.

Bổ sung nước đầy đủ: mẹ cho con uống nhiều nước, trẻ dưới 6 tháng thì cho bú nhiều. Nước giúp chống mất nước, loãng đờm, con dễ dàng ho và tống ra ngoài. 

Chú ý đến bữa ăn của con: đầy đủ dưỡng chất, dạng loãng mềm, chia thành nhiều bữa.

Khi mẹ thực hiện tốt những bước chăm sóc trên sẽ trị khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Bên cạnh đó mẹ cũng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh cho trẻ để điều trị tốt hơn.

Nguyên Nhân Gây Khò Khè Cho Trẻ

Có nhiều nguyên nhân làm trẻ sơ sinh khò khè như có đờm. Dưới đây là một số nguyên nhân chính.

  • Nếu con mới sinh mổ hoặc dưới 3 tháng tuổi: con có thể còn sót nước ối trong đường thở.
  • Có triệu chứng về đường hô hấp như sổ mũi, ho, sốt,.. có thể con đang bị viêm hô hấp dưới. Các bệnh thường gặp là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,…
  • Nếu gia đình có người bị hen suyễn, trẻ sơ sinh khò khè như có đờm có thể là dấu hiệu bệnh hen.
  • Trẻ hay nôn trớ nhiều: có thể nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày.
  • Thể chất trẻ yếu, hay bệnh, chậm tăng cân,… có thể tiềm ẩn một số bệnh lý. Trường hợp này ít gặp. Như mềm sụn thanh quản, bệnh tim bẩm sinh, dị tật hệ hô hấp hay hộp sọ, u phổi,… cũng gây khò khè.
  • Đột ngột ho dữ dội, vài ngày sau sốt, ho ra đờm xanh, vàng: mẹ kiểm tra trẻ có bị hóc gì không.

Cụ thể mẹ đọc thêm: Trẻ Sơ Sinh Thở Khè Như Có Đờm Có Thể Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Trẻ chăm sóc tại nhà chỉ cần áp dụng các biện pháp trên là đủ. Mẹ không nên tự mua kháng sinh, thuốc long đờm, kháng viêm cho trẻ. Dùng thuốc sai cách sẽ làm quá trình điều trị thêm khó khăn. Vậy nên, an toàn nhất vẫn là cho con uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ mẹ nhé.

Theo dõi trẻ tại nhà mẹ nên chủ động quan sát diễn tiến bệnh. Điều này giúp mẹ nhanh chóng nhận ra các dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời.

Dấu Hiệu Nguy Hiểm Mẹ Cần Biết 

Sau 3 ngày tích cực trị khò khè cho trẻ sơ sinh triệu chứng thuyên giảm là dấu hiệu tốt. Mẹ có thể yên tâm tiếp tục chăm sóc cho con. Ngược lại, nếu con vẫn khò khè kéo dài và xuất hiện thêm các biểu hiện sau thì là nguy hiểm:

  • Vùng môi, da mặt, móng tay tái xanh hay tím: tình trạng thiếu oxy.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi khò khè kéo dài, kèm sốt  trên 38°C.
  • Thở nhanh, co rút lõm lồng ngực.
  • Tình trạng khò khè kéo dài 2-3 tuần.
  • Trẻ có tiền sử hen suyễn, nghi ngờ hen suyễn [có người thân mắc bệnh hen].
  • Nôn ói liên tục, môi khô, mất nước.
  • Lừ đừ, ngủ li bì khó gọi dậy, quấy khóc dữ dội.

Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, mẹ sắp xếp đưa trẻ đi khám để điều trị sớm. Riêng dấu hiệu thiếu oxy, sốt cao liên lục, rút lõm lồng ngực, lừ đừ mẹ nên cho trẻ cấp cứu ngay. Thời gian đối với con lúc này rất quan trọng. Bác sĩ can thiệp càng sớm con càng giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Ba mẹ cần hỗ trợ tư vấn nhanh: CHAT NGAY

Kết Luận

Khò khè nói riêng và các triệu chứng bệnh đường hô hấp nói chung thường khiến chúng ta ngao ngán. Chúng không những “nhây” – một năm gặp ít nhất 3-5 lần mà còn rất “lầy” – kéo dài dai dẳng. Bởi vậy, chúng ta cũng cần trang bị vũ khí mạnh [kiến thức] – thần kinh thép [chịu đựng] –  ý chí sắt đá [kiên trì] để đối phó bệnh. 

Nói là vậy chứ mình cũng hiểu chăm con lắm lúc cực và áp lực lắm phải không mẹ? Cảm xúc tiêu cực sẽ làm mẹ mệt mỏi và ảnh hưởng cả đến dòng sữa của con đấy. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên chia sẻ cảm xúc với ba của bé hay người thân trong gia đình. Mẹ cũng có thể tâm sự trong Cộng Đồng Mẹ Việt. Các mẹ thường cho nhau những lời khuyên hữu ích hay những động viên tinh thần từ tận trái tim. Chắc chắn mẹ sẽ luôn được lắng nghe và chia sẻ rất nhiều đấy!

  • Trẻ Nói Lắp Và Cách Chữa Nói Lắp Triệt Để Cho Con - Tháng Ba 24, 2022
  • Trẻ Nói Ngọng – Mách Ba Mẹ Cách Dạy Trẻ Hết Nói Ngọng Đơn Giản - Tháng Ba 15, 2022
  • Trẻ Chậm Nói Cần Bổ Sung Gì? Chế Độ Dinh Dưỡng Tốt Cho Trẻ Chậm Nói - Tháng Ba 11, 2022
  • Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Chậm Nói Và Cách Khắc Phục - Tháng Ba 10, 2022
  • Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói - Tháng Ba 7, 2022
  • 8 Cách Giảm Cân Khi Cho Con Bú Hiệu Quả Và An Toàn - Tháng Ba 1, 2022
  • Có Nên Cho Trẻ Bú Đêm? Lựa Chọn Tốt Nhất Cho Bé - Tháng Hai 22, 2022
  • Mẹ Sau Sinh Ăn Gì Để Nhiều Sữa – Top 30 Thực Phẩm Gọi Sữa Về  - Tháng Hai 9, 2022
  • Thực Đơn Giảm Cân Cho Mẹ Sau Sinh Mổ Căng Sữa – Nhanh Gầy - Tháng Mười Hai 28, 2021
  • Phụ Nữ Sau Sinh Nên Ăn Hoa Quả Gì Để Hồi Phục Nhanh Và Lợi Sữa - Tháng Mười Hai 12, 2021
  • Cách Mẹ Xông Hơi Da Mặt Sau Sinh Để Có Làn Da Trắng Hồng – Căng Mịn - Tháng Mười Hai 6, 2021
  • Cùng Mẹ Tìm Hiểu Về Các Dạng Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh Thường Gặp  - Tháng Mười Một 28, 2021
Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả

Video liên quan

Chủ Đề