Trường Điện - Điện tử Đại học Bách khoa Hà Nội

Chương trình

Ngành

Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

Thời lượng

4 năm

Thời gian đào tạo và khả năng học lên bậc học cao hơn:

  • Đào tạo Cử nhân: 4 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Kỹ sư: 5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Thạc sỹ: 5,5 năm
  • Đào tạo Cử nhân - Thạc sỹ - Tiến sĩ: 8,5 năm

Chương trình đào tạo

Ngành Điện tử - Viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và là ngành có nhu cầu cao về nhân lực ở Việt Nam và trên thế giới.

Theo học ngành này, sinh viên được trang bị một cách toàn diện cả về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông, đáp ứng được yêu cầu về tính năng động và sáng tạo của lĩnh vực nghề nghiệp này.

Chương trình kỹ thuật Điện tử - Viễn thông được giảng dạy bằng tiếng Việt và được thiết kế bao gồm khối kiến thức toán học và khoa học cơ bản, khối kiến thức cơ sở cốt lõi ngành Điện tử - Viễn thông, khối kiến thức bổ trợ kiến thức xã hội và kỹ năng mềm và khối kiến thức tự chọn chuyên sâu theo các định hướng kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật thông tin truyền thông, kỹ thuật y sinh, kỹ thuật điện tử hàng không vũ trụ, kỹ thuật đa phương tiện, kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano.

Kiến thức, kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp

Kiến thức:

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng áp dụng các kiến thức toán học và khoa học cơ bản, các kiến thức cơ sở ngành, các kiến thức cốt lõi ngành kết hợp khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế, mô phỏng, triển khai, vận hành và đánh giá các hệ thống điện tử, viễn thông, các sản phẩm và giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông.

Kỹ năng:

  • Sinh viên tốt nghiệp được trang bị kỹ năng và phẩm chất chuyên nghiệp cần thiết để có thể thành công trong nghề nghiệp;
  • Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;
  • Năng lực nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng, năng lực thiết kế, năng lực triển khai, năng lực vận hành, sử dụng và khai thác các hệ thống điện tử, viễn thông; các sản phẩm và giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông.

Ngoại ngữ: Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOEIC 500 trở lên.

Ngoài ra, sinh viên ngành Điện tử - Viễn thông có thể tham gia chương trình song bằng với các trường Đại học đối tác theo các mô hình sau:

  • Mô hình 2+2 trong đó 2 năm đầu học tại trường ĐHBK Hà Nội, 2 năm cuối học tại trường Đại học Wollongong, Úc để được cấp bằng cử nhân của cả hai trường.
  • Mô hình 4+2 trong đó 4 năm đầu học tại trường ĐHBK Hà Nội, 2 năm cuối học tại trường Đại học Telecom ParisTech, Cộng hòa Pháp để được cấp song bằng: bằng Thạc sĩ của Trường ĐHBK Hà Nội và bằng Kỹ sư của Đại học Telecom ParisTech.
  • Mô hình 4+1+3 trong đó 4 năm đầu học tại trường ĐHBK Hà Nội để lấy bằng cử nhân, 1 năm học chương trình Thạc sĩ tại ĐHBK Hà Nội và 3 năm học chương trình Tiến sĩ tại Viện KAIST, Hàn Quốc để được cấp bằng Tiến sĩ của hai trường.

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

95% có việc làm sau một năm tốt nghiệp với mức lương khởi điểm trung bình từ 8-20 triệu đồng/ tháng.

Các vị trí việc làm tiêu biểu:

  • Kỹ sư thiết kế và tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô, đầu thu truyền hình kỹ thuật số… kỹ sư kiểm thử phần mềm.
  • Kỹ sư thiết kế vi mạch, kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hệ thống đa phương tiện, phát thanh truyền hình.

Theo lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trường, trong đó thực hiện xây dựng mô hình tổ chức quản trị, phát triển thành ĐH Bách Khoa Hà Nội, đảm bảo triết lý “một Bách Khoa”, cải cách bộ máy tổ chức, xây dựng mô hình quản trị tiên tiến, tạo động lực cho đổi mới và phát triển.

Như vậy, Trường Cơ khí được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại 3 Viện đào tạo gồm Viện Cơ khí, Viện Cơ khí động lực và Viện Khoa học và công nghệ nhiệt lạnh.

Trường Điện - Điện tử thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại 2 Viện đào tạo và 1 Viện nghiên cứu là Viện Điện, Viện Điện tử viễn thông; Viện Nghiên cứu quốc tế về thông tin đa phương tiện, truyền thông và ứng dụng.

Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị thuộc Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành lập 3 trường trực thuộc là Trường Cơ khí, Trường Điện – Điện tử và Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông

Mục tiêu vào top 300 - 400 vào năm 2025

Theo PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, mục tiêu cụ thể cho việc thành lập 3 trường này là ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ phát triển mạnh mẽ ở 3 lĩnh vực Cơ khí, Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Các trường sẽ thực hiện đào tạo và nghiên cứu tốt nhất để mỗi nhóm ngành tương ứng được xếp thứ hạng 300 - 400 của thế giới theo bảng xếp hạng QS vào năm 2025 [mức xếp hạng năm 2021 là 401-450].

Mỗi trường sẽ tiếp tục là các đơn vị mũi nhọn, một tổ chức sáng tạo, tiếp tục giữ vững vị thế là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ số một Việt Nam, hàng đầu khu vực và có uy tín trên trường quốc tế trong các lĩnh vực tương ứng.

Các trường này sẽ tiếp tục phát huy và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, thúc đẩy và ươm tạo công nghệ để hình thành các doanh nghiệp spin-off/start-up có tầm ảnh hưởng, thu hút đầu tư của các tập đoàn công nghệ và quỹ đầu tư khởi nghiệp trong và ngoài nước.

Đồng thời, tích cực và chủ động tham gia và đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, các đề án quốc gia như Đô thị thông minh, Chuyển đổi số Quốc gia, Chính phủ số, Xã hội số,…

Lộ trình đặt ra, đến cuối năm 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thành lập 5 - 6 trường và 4 – 5 viện, trung tâm nghiên cứu; chuyển đổi, tái cấu trúc các phòng thành các Ban thuộc Đại học; chuyển đổi các viện đào tạo còn lại thành khoa.

Tới năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành một đại học tự chủ toàn diện, có mô hình tổ chức và quản trị tiên tiến, bộ máy tinh gọn, khẳng định vị thế trong và ngoài nước.

Thúy Nga

 Trường Đại học [ĐH] Bách khoa HN sẽ thí điểm thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, chính sách học bổng, học phí…

Thành lập 3 trường thuộc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

[NLĐO]- Trường ĐH Bách khoa Hà Nội kỳ vọng 3 lĩnh vực cơ khí, công nghệ thông tin và truyền thông, điện - điện tử của trường sẽ được xếp thứ hạng 300-400 trong bảng xếp hạng thế giới

  • Điểm chuẩn ĐH Bách khoa Hà Nội, Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Học viện Ngân hàng

  • Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển

  • Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố phương án tuyển sinh 2021

  • Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dành 30-40% chỉ tiêu để tuyển sinh riêng

Tại lễ kỷ niệm 65 năm thành lập ngày 15-10 tại Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội công bố quyết định thành lập 3 trường, gồm: Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông; Trường Cơ khí; Trường Điện - Điện tử.

Công bố quyết định thành lập 3 trường thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Theo đó, Trường Cơ khí trên cơ sở tổ chức lại 3 Viện đào tạo [Viện Cơ khí, Viện Cơ khí động lực và Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh]; Trường Điện-Điện tử trên cơ sở tổ chức lại 2 Viện đào tạo và 1 Viện nghiên cứu [Viện Điện, Viện Điện tử viễn thông; Viện Nghiên cứu quốc tế về thông tin đa phương tiện, truyền thông và ứng dụng]; Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị thuộc Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Theo PGS-TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đây là một mốc dấu quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển trường, trong đó thực hiện xây dựng mô hình tổ chức quản trị, phát triển Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành ĐH Bách khoa Hà Nội.

Nhà trường cũng đặt ra lộ trình đến cuối năm 2022 sẽ thành lập 5-6 trường và 4-5 viện, trung tâm nghiên cứu; chuyển đổi, tái cấu trúc các phòng thành các Ban thuộc ĐH; chuyển đổi các viện đào tạo còn lại thành khoa. Tới năm 2025, ĐH Bách khoa Hà Nội trở thành một đại học tự chủ toàn diện, có mô hình tổ chức và quản trị tiên tiến, bộ máy tinh gọn.

PGS-TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, kỳ vọng 3 lĩnh vực thế mạnh của trường sẽ được xếp thứ hạng 300-400 trong bảng xếp hạng thế giới QS

PGS-TS Huỳnh Quyết Thắng cho hay thêm mục tiêu cụ thể của trường là sẽ phát triển mạnh mẽ 3 lĩnh vực cơ khí, công nghệ thông tin và truyền thông, điện - điện tử. Các trường sẽ thực hiện đào tạo và nghiên cứu tốt nhất để mỗi nhóm ngành tương ứng được xếp thứ hạng 300-400 của thế giới theo bảng xếp hạng QS vào năm 2025 [mức xếp hạng năm 2021 là 401-450].

Ngoài ra, các trường Cơ khí, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Điện - Điện tử tiếp tục là các đơn vị mũi nhọn, các tổ chức sáng tạo của ĐH Bách khoa Hà Nội, tiếp tục giữ vững vị thế là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ số một Việt Nam, hàng đầu khu vực, và có uy tín trên trường quốc tế trong các lĩnh vực tương ứng.

Trong nhiều năm qua, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có mặt trong nhiều bảng xếp hạng đại học trên thế giới. Theo bảng xếp hạng QS năm 2021, 4 nhóm ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử; Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo; Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin và Toán học xếp ở vị trí từ 400 đến 600 tốt nhất thế giới.

Yến Anh

Video liên quan

Chủ Đề