Vai trò của sinh viên đổi với nhà trường

Kính thưa quý lãnh đạo, các thầy cô giáo và ban hỗ trợ sinh viên của các nhà trường,

Chúng ta tự hào rằng học sinh, sinh viên Việt Nam được đánh giá cao và nhận nhiều giải thưởng trên trường quốc tế, thế giới cũng đã công nhận năng lực học tập cũng như kiến thức của con người Việt Nam. Điều đó nói lên sự đóng góp to lớn của nghành giáo dục Việt Nam, ngay từ các cấp tiểu học cho đến sau đại học nhà trường và thầy cô luôn nỗ lực để truyền tải các kiến thức một cách toàn diện đến các em học sinh, sinh viên. Giáo dục nhà trường đã đóng vai trò vô cùng quan trọng hình thành lên tư duy và kiến thức của 1 học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn thấy một thực trạng của xã hội, mỗi năm có trên 200.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường khó khăn trong tìm việc làm, có những em phải chấp nhận các công việc thu nhập thấp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường của mình để duy trì cuộc sống. Các em không có nhiều cơ hội để tìm thấy môi trường phù hợp và thiếu một lộ trình định hướng để phát triển sự nghiệp.

VÂY ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG NÀY?

Trên thực tế còn 1 khoảng cách giữa sinh viên mới tốt nghiệp với năng lực đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Theo khảo sát, sinh viên tốt nghiệp thiếu kinh nghiệm thực tế mà doanh nghiệp cần. Vì tốc độ vận hành của doanh nghiệp rất nhanh, nếu sinh viên ra trường không được chuẩn bị trước những kỹ năng, thái độ cần thiết, không có kinh nghiệm làm việc thực tế thì sẽ khó đáp ứng được đòi hỏi của công việc, vì vậy khó khăn trong việc tìm thấy một công việc tốt.

Mà kinh nghiệm và kỹ năng chỉ có được tích luỹ từ sự trải nghiệm, rèn giũa trong quá trình làm việc, qua kỳ thực tập thực tế. Qua công việc thực tế, những kỹ năng như: Giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần, thái độ lao động phù hợp mới được hình thành, mài sắc để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động thực tiễn luôn đa dạng và thay đổi liên tục.

VÀ GIẢI PHÁP LÀ GÌ?

Nhà trường đã làm tốt chức năng tập trung đào tạo truyền tải và cập nhật kiến thức cho sinh viên, chính vì vậy việc hỗ trợ sinh viên có thêm những kỹ năng công việc thực tế để đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp, cần có sự chung tay của nhiều bên.

Nhằm góp phần nâng cao vị thế cho sinh viên Việt Nam trong mắt các nhà doanh nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội tích luỹ kinh nghiệm thực tế thiết yếu tại doanh nghiệp, có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi ra trường, góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường.

Công ty Cổ phần Phát triển Xã hội 3S phối hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn triển khai dự án Hỗ trợ sinh viên các trường:

+ Đào tạo một số kỹ năng thiết thực, bắt buộc cần ở nhân sự.

+ Giới thiệu việc làm bán thời gian cho sinh viên.

+ Giới thiệu cơ hội thực tập [miễn phí]

+ Giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên.

3S Việt Nam với SỨ MỆNH nâng cao nhận thức, thái độ, kỹ năng, tác phong cho sinh viên thông qua kỳ thực tập và việc làm thực tế tại doanh nghiệp, giúp sinh viên chọn được việc làm phù hợp trước khi tốt nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ và giải quyết thực trạng “vừa thừa, vừa thiếu lao động” hiện nay.

Chúng tôi rất mong được nhà trường tạo điều kiện để chúng tôi gặp gỡ, thảo luận triển khai chương trình ý nghĩa này đến sinh viên quý trường.

Các nhà trường có nhu cầu kết nối, vui long liên hệ:

…….

Trân trọng cảm ơn !

CÔNG TY PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 3S                                       

Hotline: 0909 53 23 09 - 0976104422

Địa chỉ: 39 Ba Bì, Phường 4, quận Tân Bình.

Hiệu quả mô hình gắn kết “ba nhà”

Là một trong những ngôi trường có nhiều thành tích trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, những năm qua, Trường Đại học Giáo dục [Đại Học Quốc gia Hà Nội] đã có nhiều giải pháp hay để kết nối “ba nhà” [nhà trường, gia đình và xã hội] vào công tác giáo dục.

Để kết nối “ba nhà”, Trường đã thành lập các Câu lạc bộ cho sinh viên tự quản, đồng thời kết hợp với Đoàn Thanh niên, Phòng Công tác chính trị học sinh, sinh viên, cố vấn học tập tạo ra một mạng lưới chặt chẽ trong việc kết nối giữa nhà trường, sinh viên và gia đình.

Đối với sinh viên gặp khó khăn về đời sống tình cảm, gây ảnh hưởng tới tâm lý hay học tập, nhà trường cũng thông qua mạng lưới này để nắm bắt và liên hệ trực tiếp với gia đình các em. Qua đó, cùng trao đổi và tìm cách tháo gỡ một cách hiệu quả nhất.

Đặc biệt, một trong những giải pháp đột phá của nhà trường trong 2 năm vừa qua đó là, từ năm 2020, nhà trường đã xây dựng học phần Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và áp dụng giảng dạy xuyên suốt cho sinh viên trong cả 4 năm học.

Trường Đại học Giáo dục tổ chức nhiều hoạt động gắn kết tình cảm giữa giáo viên và sinh viên.[Ảnh chụp thời điểm chưa xảy ra đại dịch Covid-19]

TS. Hà Thị Thanh Thủy - Phó Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên, Trường Đại học Giáo dục [Đại Học quốc gia Hà Nội], cho hay: “Cùng với sự tham gia phối hợp của nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Phần lớn, sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trách nhiệm với bản thân và gia đình, nỗ lực phấn đấu trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, có ý chí tự lập, có tư duy sáng tạo trong lập nghiệp, khởi nghiệp. 100% sinh viên tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường cũng như các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là các hoạt động liên qua tới nâng cao bản lĩnh chính trị, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…”.

Không chỉ riêng Trường Đại học Giáo dục, hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước cũng đặc biệt chú trọng đến việc triển khai môi hình gắn kết nhà trường - gia đình - xã hội trong định hướng, giáo đục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.

Bà Nguyễn Thuý Liễu - Phó trưởng Phòng Chính trị tư tưởng Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, chia sẻ, trước đây, khi nhắc tới học sinh Hải Phòng, nhiều người thường ấn tượng về các em là những người thiếu sự lễ phép, thiếu hòa nhã, không thân thiện nhưng đến nay, suy nghĩ đó đã thay đổi. Theo như báo cáo của các trường học và cơ sở giáo dục trên địa bàn, tình trạng học sinh gây gổ đánh nhau hay thiếu lễ độ với giáo viên, người lớn tuổi chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Có được thành quả đó, một phần không nhỏ là nhờ sự đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trọng việc định hướng, giáo dục đạo đức lối sống cho các em.

“Hiện nay, 100% trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều triển khai các bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, đồng thời có sự kết nối thường xuyên với phụ huynh thông qua sổ liên lạc điện tử… để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em. Đồng thời có cách xử lý phù hợp với các hành vi, cư xử, phát ngôn không hay của các em khi ở trường để kịp thời uốn nắn”, bà Liễu nhận định.

Lấy nhà trường làm trung tâm

Qua tìm hiểu, thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trên cả nước đã được tăng cường và đạt những kết quả tích cực. Đại đa số học sinh, sinh viên đã đạt tiêu chuẩn đạo đức, lối sống, hạnh kiểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ý thức trách nhiệm với gia đình, với việc học tập, rèn luyện có nhiều chuyển biến, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp. Tuy nhiên, bên canh đó, vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên chưa có ý thức, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra.

Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, thường xuyên. Vai trò là trung tâm kết nối các mối quan hệ, gia đình, xã hội của nhà trường chưa được phát huy hiệu quả.

Các trường học tổ chức nhiều buổi học giáo dục, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. [Ảnh thời điểm chưa xảy ra ra đại dịch Covid-19]

Bà Nguyễn Thuý Liễu chia sẻ, vai trò của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, học sinh, sinh viên được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, có kênh chính thống, kênh chưa chính thống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm sinh lý cũng như cách hành xử của các em.

Vì vậy, các cơ sở giáo dục đào tạo cần phải hiểu và xác định rõ trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên mà đặc biệt là phát huy được vai trò trung tâm của nhà trường trong việc kết nối các yếu tố còn lại.

Từ đó, bà Liễu đề xuất, các cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và các tổ chức chính trị về mối quan hệ của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh, sinh viên.

Chú trọng việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho các cán bộ, giáo viên để có thể xử lý các tính huống phát sinh trong quá trình giáo dục học sinh, sinh viên. Đặc biệt, về phía nhà trường cần nhận thức rõ được vai trò trung tâm của mình trong việc kết nối các mối quan hệ khác, phải thường xuyên tìm cách liên hệ, kết nối với gia đình các học sinh để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục”, bà Liễu cho hay.

Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, TS. Hà Thị Thanh Thủy nhận định, nhà trường là trung tâm trong việc giáo dục, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên nhưng nếu thiếu sự phối kết hợp giữa các yếu tố gia đình và xã hội thì nhà trường không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình.

Vì vậy, bên cạnh việc giảng dạy các môn về đạo đức, triết học Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh... nhà trường cần rất chú trọng đến việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh về tầm quan trọng có họ đối với sự phát triển của các em học sinh.

Thường xuyên tìm cách liên hệ với phụ huynh thông qua các mạng lưới cố vấn học tập, Đoàn Thanh niên, Phòng Công tác chính trị học sinh sinh viên để tìm ra các giải pháp hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho các em. Xây dựng kế hoạch phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội cụ thể theo từng năm học.

Bên cạnh đó, một vấn đề không kém phần quan trọng là cần nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, trong đó gắn trách nhiệm, vai trò nêu gương của người đứng đầu, ban giám hiệu và giáo viên, trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm.

Ngoài ra, cần gắn trách nhiệm của ban giám hiệu trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời đề xuất địa phương, các ban, ngành thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nền nếp, kỷ cương, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh để công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đi vào nề nếp, quy củ.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề