Ví dụ thực hiện nghĩa vụ thay thế được

Nghĩa vụ dân sự thay thế thì được thực hiện như thế nào?

  • Nghĩa vụ dân sự thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền chấp nhận để thay thế nghĩa vụ dân sự đó [ Ví dụ: Một người mượn 1 chỉ vàng nhưng chỉ trả khoản nợ có thể thay thế bằng việc trả tiền nếu được chủ nợ đồng ý ]


THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Văn phòng Luật sư nam Hà Nội - HSLAWS
  • 183, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Click để Xem thêm

Khi một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hay nhiều chủ thể khác, họ xác lập với nhau nghĩa vụ dân sự. Vậy khi nào một nghĩa vụ dân sự được coi là đã hoàn thành. Những trường hợp nào quy định chấm dứt nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp 1.Nghĩa vụ được hoàn thành

[ Căn cứ Điều 373 Bộ luật Dân sự 2015 ]

Trong trường hợp khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện hết toàn bộ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện hoặc được miễn theo sự xác định của pháp luật. Tại thời điểm nghĩa vụ được coi là hoàn thành sẽ chấm dứt quan hệ nghĩa vụ giữa các bên.

Trường hợp 2. Theo thỏa thuận của các bên

[ Căn cứ Điều 375 Bộ luật Dân sự 2015 ]

Xuất phát từ nguyên tắc :” Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”, pháp luật dân sự cho phép các bên có thể thỏa thuận để chấm dứt nghĩa vụ. Tuy nhiên, việc thỏa thuận để chấm dứt nghĩa vụ sẽ không được gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, lợi ích hợp pháp của người khác. Toàn bộ mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được coi là chấm dứt tại thời điểm mà các bên đã thỏa thuận xong việc không thực hiện nghĩa vụ 

Trường hợp 3. Bên có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ

[ Căn cứ Điều 376 Bộ luật Dân sự 2015 ]

Căn cứ này thường được áp dụng trong những quan hệ nghĩa vụ mà một bên chủ thể chỉ có quyền còn bên kia chỉ có nghĩa vụ. Do đó, việc miễn hay không, trước tiên là do ý chí của người có quyền. Tuy nhiên, ý chí đó phải được sự tiếp nhận từ phía bên kia. Quan hệ nghĩa vụ sẽ chấm dứt tại thời điểm người có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp này, những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng sẽ chấm dứt theo.Tuy nhiên, việc chấm dứt trong trường hợp này cũng không được ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. 

Ví dụ: người bị thiệt hại về sức khỏe không còn khả năng lao động miễn việc bồi thường cho người gây thiệt hại nhưng phần bồi thường dùng để nuôi dưỡng con chưa thành niên của người bị thiệt hại. Trong trường hợp này, khoản bồi thường đó sẽ không được miễn vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên đó.

Trường hợp 4. Nghĩa vụ thay thế bằng nghĩa vụ khác

[ Căn cứ Điều 377 Bộ luật Dân sự 2015 ]

Các bên có thể thỏa thuận để chấm dứt nghĩa vụ ban đầu và thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận mới. Thông qua sự thỏa thuận, các bên có thể hình thành một nghĩa vụ hoàn toàn mới so với nghĩa vụ trước đó . Nếu bên có quyền đã đồng ý và tiếp nhận một tài sản hay công việc khác thay thế cho cái đã thỏa thuận thì tại thời điểm tiếp nhận, nghĩa vụ được coi là chấm dứt.

Ví dụ: Các bên thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán và nghĩa vụ đó được thay thế bằng nghĩa vụ cho vay của người vay trong hợp đồng cho vay .

Trường hợp 5. Nghĩa vụ được bù trừ

[ Căn cứ Điều 378 Bộ luật Dân sự 2015 ]

Trường hợp này là căn cứ để chấm dứt nghĩa vụ quân sự trong trường hợp cả hai bên cùng có nghĩa vụ đối với nhau về một đối tượng cùng loại và đều đã đến thời hạn thực hiện.

Điều kiện để nghĩa vụ được bù trừ

– Điều kiện thứ nhất : Các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ đều có yêu cầu đối nhau. Bên này có quyền trong quan hệ nghĩa vụ hiện tại nhưng họ lại là bên có nghĩa vụ trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự khác.

Ví dụ bên được bồi thường trong quan hệ về bồi thường thiệt hại vốn là bên phải trả nợ vay trước đó, Khi đó, bên cho vay là bên phải bồi thường thiệt hại trong quan hệ bồi thường này. Vì vậy họ hai nghĩa vụ sẽ được bù trừ.

– Điều kiện thứ hai : Nghĩa vụ của hai bên phải cùng loại. Đối với trường hợp này các bên có thể thỏa thuận với nhau để định giá một vật thành tiền để bù trừ với nghĩa vụ trả tiền. Trường hợp giá trị của đối tượng không tương đương với nhau thì sau khi bù trừ các bên phải thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. Tại thời điểm thanh toán xong nghĩa vụ mới được coi là chấm dứt.

– Điều kiện thứ ba : Khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đều đã đến, nếu chỉ 01 một nghĩa vụ đến thời hạn phải thực hiện còn nghĩa vụ kia chưa đến thì các bên cũng không được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các TH không được bù trừ nghĩa vụ dân sự

+ Trường hợp nghĩa vụ đang có tranh chấp;

+ Trường hợp nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

+ Trong những trường hợp khác mà pháp luật quy định là không được bù trừ nghĩa vụ.

Trường hợp 6. Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một

[ Căn cứ Điều 380 Bộ luật Dân sự 2015 ]

Trường hợp khi bên có nghĩa vụ trở thành bên có quyền trong cùng một nghĩa vụ thì nghĩa vụ sẽ chấm dứt.

Ví dụ : Khi một người đang có nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền nhưng họ lại trở thành người được đòi nợ khoản tiền đó. Đối với trường hợp này, người chủ nợ chết và người có nghĩa vụ phải trả nợ lại là người thừa kế duy nhất của người chết.

Trường hợp 7. Nghĩa vụ chấm dứt khi thời hạn khởi kiện đã hết

Pháp luật quy định,trong thời hạn người có quyền không khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, khi hết thời hạn đó, nghĩa vụ dân sự đương nhiên chấm dứt dù người có nghĩa vụ chưa thực hiện nghĩa vụ đó. 

Trường hợp 8. Nghĩa vụ chấm dứt khi một bên trong quan hệ nghĩa vụ chết

Thông thường thì quyền và nghĩa vụ sẽ chuyển giao cho ng thừa kế hoặc pháp nhân mới hợp nhất hoặc mới sáp nhập.

Chấm dứt trong các trường hợp sau:

+ Nếu các bên có thỏa thuận nghĩa vụ phải do chính bên có nghĩa vụ thực hiện thì khi cá nhân đó chết hoặc pháp nhân đó chấm dứt sự tồn tại. Tại thời điểm đó, nghĩa vụ dân sự sẽ được chấm dứt.

+ Trường hợp pháp luật quy định về việc nghĩa vụ phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện. Ví dụ:Đối với nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ sẽ chấm dứt khi người phải cấp dưỡng chết.

+ Khi các bên có thỏa thuận về việc thực hiện nghĩa vụ chỉ dành cho chính người có quyền mà người có quyền đã chết hoặc pháp nhân thương mại chấm dứt tồn tại.

Trường hợp 9. Nghĩa vụ chấm dứt khi đối tượng là vật đặc định không còn

[ Căn cứ Điều 383 Bộ luật Dân sự 2015 ]

Trong thực tế khi đối tượng là một vật đặc định thì người có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận để thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại. Như vậy, thực chất khi vật đặc định không còn chỉ là căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ giao đúng vật không phải là căn cứ làm chấm dứt hoàn toàn nội dung của nghĩa vụ dân sự giao kết.

Trường hợp 10. Chấm dứt nghĩa vụ quân sự trong trường hợp phá sản

Đối với trường hợp phá sản thì nghĩa vụ sẽ chấm dứt theo quy định của Luật phá sản.

Điều 370 của BLDS năm 2015 quy định: 1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ; 2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”

Tuy nhiên, khi giải quyết vụ án xác định người phải thực hiện nghĩa vụ dân sự một số quan điểm khác nhau. Ví dụ: Trong một vụ án dân sự ông Nguyễn Văn A nợ tiền của bà Nguyễn Thị B,  hai bên có viết và ký giấy tờ vay. Do làm ăn thua lỗ ông A không trả được tiền cho bà B. Anh Nguyễn Văn C là con trai của ông A đã thỏa thuận với bà B và viết giấy nhận trả nợ thay cho ông A. Ông A không cùng ký vào giấy nhận trả nợ thay giữa anh C và bà B. Đến ngày hẹn trả nợ, anh C không thực hiện việc trả nợ cho bà B như đã cam kết. Bà B khởi kiện yêu cầu Tòa án huyện H giải quyết, buộc anh Nguyễn Văn C phải trả cho bà Nguyễn Thị B số tiền đã ký nhận trả nợ thay ông Nguyễn Văn A. Quá  trình giải quyết vụ án anh C không đồng ý trả nợ cho bà B, anh C cho rằng việc nhận nợ thay khi đó chưa được sự đồng ý của ông A, không có chữ ký xác nhận của ông A, giữa ông A và anh C chưa thống nhất về khoản nợ của bà B. Ông Nguyễn Văn A vắng mặt và không hợp tác trong quá trình làm việc tại Tòa án.

Quan điểm thứ nhất cho rằng:  Anh Nguyễn Văn C không có nghĩa vụ thay ông Nguyễn Văn A  trả nợ cho bà Nguyễn Thị B vì khi viết giấy nhận trả nợ thay ông A chưa ký xác nhận, chỉ có anh C và bà B ký. Ông Nguyễn Văn A chưa thực hiện việc chuyển giao nghĩa vụ của mình cho anh Nguyễn Văn C. Vì vậy nghĩa vụ trả nợ thay chưa phát sinh đối với anh C. Việc viết và ký giấy thỏa thuận giữa bà Nguyễn Thị B và anh Nguyễn Văn C không có giá trị. Vì vậy, ông Nguyễn Văn A phải có nghĩa vụ trả nợ cho bà Nguyễn Thị B.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Anh Nguyễn Văn C có nghĩa vụ trả nợ cho bà Nguyễn Thị B. Trường hợp này đã phát sinh chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ vì đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 370 BLDS 2015 là: Được sự đồng ý của bên có quyền yêu cầu, nghĩa vụ không gắn liền với quyền nhân thân của bên có nghĩa vụ, không thuộc trường hợp pháp luật không cho phép.

Đối với hình thức chuyển giao nghĩa vụ BLDS năm 2015 không quy định cụ thể nên có thể chuyển giao nghĩa vụ qua lời nói hay bằng văn bản. Bên có nghĩa vụ biết hoặc không biết việc chuyển giao nghĩa vụ không là điều kiện bắt buộc. Bên có nghĩa vụ có thể biết và có thỏa thuận việc chuyển giao nghĩa vụ nhưng nhằm mục đích che dấu sự thật gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án mà coi như không biết và không hợp tác tham gia giải quyết vụ án. Đối với bên được chuyển nghĩa vụ [người thế nghĩa vụ] dựa vào vấn đề này để trốn tránh nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền.

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai. Hiện nay để giải quyết vụ án về chuyển giao nghĩa vụ mới chỉ quy định tại Điều 370 BLDS năm 2015 và chưa có quy định hướng dẫn cụ thể. Do đó rất mong TANDTC có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Tác giả mong quý bạn đọc trao đổi, đóng góp ý kiến./.

TAND huyện Cao Lộc, Lạng Sơn xét xử vụ án dân sự – Ảnh: Nguyễn Phương Anh/ VKSND CL

Video liên quan

Chủ Đề