Ví dụ về quyết định hành chính quy phạm

       Quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một trong những biểu hiện của việc thực hiện quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp luật. Để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng hành chính nhà nước, các chủ thể quản lý sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau, trong đó hình thức quan trọng nhất và mang tính pháp lý là hoạt động xây dựng và ban hành quyết định hành chính.

       Tuy nhiên có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm cũng như vai trò của quyết định hành chính. Vì vậy em xin mạnh dạn chọn đề bài: “Nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước”.

Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2012.
  • Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
  • Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Nhà nước và pháp luật, Phạm Hồng Thái chủ biên, Đinh Văn Mậu biên soạn.

Phân tích khái niệm quyết định hành chính

Định nghĩa về quan điểm hành chính

      Hiện nay có rất nhiều quan điểm về quyết định của cơ quan hành pháp. Có quan điểm cho rằng đó là quyết định quản lý hành chính nhà nước bởi lẽ những quyết định này là của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trong hệ thống cơ quan hành pháp. Có quan điểm lại cho rằng đó là quyết định quản lý quản lý nhà nước, tuy nhiên phải hiểu quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp [quản lý hành chính]. Bên cạnh đó còn có khái niệm quyết định hành chính. Khái niệm này không những xuất hiện trong khoa học mà còn cả trong những quy định của luật thực định, như trong Luật khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính… Chính vì vậy, việc làm rõ khái niệm về loại quyết định hành chính cũng như việc giới hạn nội hàm khái niệm là rất cần thiết.

      Những quan điểm nêu trên không chỉ khác nhau về tên gọi của quyết định mà còn được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau:

  • Dưới góc độ hình thức: quyết định hành chính thường được tiếp cận ở hai khía cạnh, một là, quyết định hành chính gồm quyết định bằng văn bản, quyết định bằng lời nói, dấu hiệu, kí hiệu; hai là quyết định hành chính chỉ là quyết định bằng văn bản.
  • Dưới góc độ về tính chất: một là quyết định hành chính chỉ là quyết định cá biệt; hai là quyết định hành chính bao gồm quyết định cá biệt, quyết định quy phạm và quyết định chủ đạo.
  • Dưới góc độ chủ thể ban hành: quyết định hành chính được ban hành bởi nhiều chủ thể khác nhau trong bộ máy nhà nước với những nội dung phong phú đa dạng kiên quan đến nhiều kĩnh vực khác nhau. Tuy vậy, sự quan tâm chủ yếu hướng vào nhóm quyết định hành chính do các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành. Các quyết định hành chính chủ yếu được ban hành bởi nhóm cơ quan cơ quan quản lý hành chính nhà nước và là những quyết định quan trọng nhất, thể hiện đặc trưng cơ bản của quyết định hành chính. Do đó khi tìm hiểu quyết định hành chính nói chung chỉ cần tìm hiểu các quyết định do cơ quan hành chính nhà nước ban hành là có thể khái quát toàn bộ những vấn đề thuộc về quyết định hành chính.

      Theo từ điển Tiếng Việt thì quyết định là định một cách chắc chắn, với ý định nhất định phải thực hiện.

      Theo giáo trình Luật Hành chính [Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội] khái niệm quyết định bắt nguồn từ thuật ngữ “actus” trong tiếng Latin mà một trong nhưng ý nghĩa của nó là hành động, hành vi. Bởi vậy, sách báo pháp lý nước ngoài thường gọi quyết định pháp luật là hành động, là một loại hoạt động dẫn đến hậu quả pháp lý. Lý luận nhà nước và pháp luật coi việc bỏ phiếu của công dân trong các cuộc bầu cử cũng là quyết định pháp luật. Người ta còn gọi quyết định pháp luật là mệnh lệnh, là sự thể hiện ý chí quyền lực, là văn bản, là kết quả của và hình thức thể hiện của hoạt động nhà nước, v.v.

      Các tài liệu pháp lý nước ngoài khi nói về quyết định cũng xuất phát từ nghĩa đó của Actus để chỉ ra những hành vi cụ thể. Chính vì vậy, trong khoa học pháp lý, quyết định là tạo ra hiệu lực và đó chính là quyết định pháp luật. Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật là như vậy.

      Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học [Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội, 1999] thì quyết định hành chính còn được hiểu là “Kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được Nhà nước trao quyền, thục hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công, phụ trách”.

      Để thực hiện quyền lực nhà nước, trên phương diện lí luận cũng như thực tiễn người ta đều thừa nhận vị trí và vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước dựa trên cơ sở của quyền hành pháp. Chính vì vậy, hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này chủ yếu và quan trọng đó là ra quyết định hành chính để đề ra những chủ trương, chính sách lớn, xây dựng quy tắc xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho môt công việc cụ thể nhằm mục đích thực hiện chức năng của nhà nước thông qua quyền hành pháp.

      Mặt khác, quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với những nội dung phong phú, đa dạng liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Trong số những chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính thì các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi lẽ đây là những chủ thể cơ bản, chủ yếu thực hiện quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

      Từ những cơ sở nêu trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về quyết định hành chính như sau [tiếp cận dưới góc độ văn bản]:

      Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi cua các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giả quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

Đặc điểm của quyết định hành chính

    Là một dạng của quyết định pháp luật vì vậy quyết định hành chính có những đặc điểm chung và riêng sau:

      Về đặc điểm chung:

      Tính quyền lực nhà nước: việc thực hiện quyền lực nhà nước thường thể hiện dưới hình thức là những quyết định bằng văn bản, trong số những quyết định thành văn đó thì những quyết định do các chủ thể quản lý hành chính ban hành rất nhiều. Tính quyền lực nhà nước trước hết thể hiện ngay ở hình thức của những quyết định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương ra các quyết định pháp luật xuất phát từ lợi ích chung theo quy định của Luật ban hành quy định pháp luật thì các tổ chức xã hội chỉ được phép kết hợp với cơ quan nhà nước để ra một số quyết định cần thiết]. Tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành chính còn thể hiện rõ ở nội dung và mục đích của quyết định. Để thực thi quyền hành pháp trên cơ sở luật và để thi hành luật, quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh rất cao, chính vì vậy tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tính đảm bảo thi hành của quyết định. Về nguyên tắc, mọi quyết định đều phải được thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng quản lý, có nghĩa là quyết định sẽ được bảo đảm thi hành của quyết định sẽ được đảm bảo thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng quản lý, có nghĩa là quyết định sẽ được đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cướng chế của Nhà nước khi càn thiết.

      Tính pháp lý của quyết định: quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí của nhà nước. Mặc dù khi ban hành quyết định chủ thể quản lý hành chính có thể xét, lấy ý kiến của đối tượng tác động của quyết định về những vấn đề có liên quan đến nội dung của quyết định nhưng ý kiến đó chỉ có giá trị tham khảo, nhằm giảm bớt khả năng nhìn nhận một cách phiến diện từ phía cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy trong quyết định hành chính, ý chí của nhà nước thể hiện một cách tập trung nhất. Do vậy, các quyết định do Nhà nước ban hành đều có những giá trị về mặt pháp lý. Trước hết tính pháp lý thể hiện ở chỗ quyết định hành chính có thể đưa ra những chủ trương, biện pháp lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính. Mặt khác, tính pháp lý thể hiện ở việc làm xuất hiện quy phạm pháp luật, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm pháp luật hoặc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể [quyết định áp dụng pháp luật].

      Được ban hành theo những hình thức và thủ tục do pháp luật quy định: do đóng vai trò quan trọng và phạm vi ảnh hưởng của quyết định hành chính đối với đời sống xã hội, quyết định hành chính được ban hành theo những trình tự và thủ tục chặt chẽ.

      Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, quyết định hành chính còn có một số đặc điểm riêng sau đây:

      Thứ nhất, đó là tính dưới luật: Xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quản lý nhà nước [chấp hành các quy định của Hiến pháp và luật], nên các quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật.

      Thứ hai, quyết định hành chính nhà nước là những quyết định được nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành, đó là những chủ thể ở trung ương, địa phương, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn…

      Thứ ba, quyết định hành chính có những mục đích và nội dung rất phong phú, xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính là những quyết định mà về mặt hình thức có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư.

Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

      Quyết định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý hành chính. Quyết định hành chính giúp cho bộ máy Nhà nước nói chung và bộ máy hành chính hoạt động hài hòa, nhịp nhàng, các quyền của công dân được thực hiện trên thực tế. Quyết định hành chính cũng góp phần làm biến chuyển mọi mặt đời sống theo đúng mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước. Quyết định hành chính là phương tiện không thể thiếu mà các chủ thể thiếu mà các chủ thể quản lý sử dụng để thực hiện hầu hết các nhiệm vụ và chức năng quản lý như tổ chức, điều chỉnh, kế hoạch hóa, lãnh đạo, điều hành, tác nghiệp,..

      Từ định nghĩa ta có thể rút ra được vai trò quan trọng nhất của quyết định hành chính là “nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giả quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước”.

      Cụ thể trong quản lý hành chính nhà nước quyết định hanh chính có những vai trò cụ thể sau:

      Quyết định hành chính đề ra những chủ trương, chính sách lớn trong quản lý hành chính nhà nước:

      Thông qua quyết định hành chính cơ quan hành chính nhà nước đề ra các chủ trương, đường lối, nhiệm vụ, biện pháp lớn để quản lý hành chính nhà nước. Nhiều quyết định của Chính phủ đã được đưa vào cuộc sống và có tác động tích cực.Ví dụ: về việc phân cấp, trong thời gian vừa qua có Nghị quyết số 8/2004/NQ-CP ngày 30/06/2004 của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quá trình phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Chính quyền địa phương các cấp vừa qua xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, còn nhiều hạn chế, bất hợp lý. Mặc dù phân cấp nhưng chưa bảo đảm quản lý thống nhất, còn biểu hiệnphân tán, cục bộ; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm, chưa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với những việc đã phân cấp cho địa phương. Nghị quyết này ban hành nhằm phân cấp quản lý nhà nước thông qua việc Chính phủ giao cho UBND các cấp thẩm quyền mới trong hướng dẫn quản lý hành chính nhà nước cũng như giải quyết những vẫn đề còn tồn đọng trên.

      Đây là phương thức quản lý hành chính hiệu quả mà các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng thông qua đó thực hiện được những mục tiêu, nhiệm vụ của mình.

Nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

Quyết định hành chính hướng dẫn thi hành Luật, cụ thể hóa, chi tiết hóa Luật, thể chế đường lối chủ trương, chính sách của Đảng:

      Quyết định hành chính chiếm vị trí quan trọng, trung tâm trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đó là phương tiện quản lý không thể thiếu của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý. Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước ban hành để thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật, chuyền tải Luật vào cuộc sống, góp phần tạo nên giá trị thực tiễn của Luật. Ví dụ như Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản hay Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng là hai văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực môi trường. Hai văn bản này được ban hành theo hướng thông thường hơn, minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong lĩnh vực môi trường trong việc thực thi các pháp luật về môi trường trong lĩnh vực khoáng sản cũng như bảo vệ và phát triển rừng. Việc quy định này tạo cơ sở cho việc thực hiện Luật dễ dàng hơn làm cho các quy định của Luật đi vào cuộc sống.

      Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải chủ trương, chính sách lãnh đạo của Đảng vào quản lý hành chính nhà nước. Có thể nói, ở một mức độ đáng kể, pháp luật là sự thể chế hóa quan điểm, chính sách của nhà nước. Đường lối chính trị định hướng cho hoạt động xây dựng pháp luật, định hướng nội dung pháp luật. Nếu pháp luật không kịp thời thể chế hóa quan điểm, chính sách của nhà nước thành các quy phạm pháp luật thì có thể làm chậm trễ quá trình thực hiện các nhiệm vụ, mục đích của nhà nước đặt ra trong quản lý, nghiêm trọng hơn là có thể làm sai lệch định hướng chính trị trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Với tính cách là công cụ điều chỉnh trực tiếp, chi tiết hóa các quá trình xã hội, quyết định hành chính phải thể chế hóa quan điểm, chính sách nhà nước, các chủ trương, đường lối của Đảng, một mặt đảm bảo sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mặt khác tích cực mở rộng dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền công dân.

Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước

      Xã hội thường được ví như một cơ thể sống để nói đến sự vận động không ngừng của đời sống xã hội mà ở đó có rất nhiều mối quan hệ khác nhau. Để duy trì trật tự xã hội đòi hỏi phải quyết định hành chính để điều chỉnh các mối quan hệ đó trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Nhìn một cách khái quát có thể thấy số lượng các quyết định hành chính ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng rất lớn trong số các quyết định pháp luật. Các quyết định hành chính đã bao quát được một phạm vi rộng lớn các quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Quy trình xây dựng được thực hiện đúng luật và dân chủ hơn. Chất lượng của các quyết định hành chính ngày càng nâng cao. Đa phần các quyết định hành chính được ban hành đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn quản lý, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế, ổn định phát triển xã hội. Chẳng hạn như Nghị định 130/2005 ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý đối với cơ quan nhà nước. Nghị định này đặt ra cho các cơ quan nhà nước chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và thông qua đó tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý và thông qua đó tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính và nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

      Quyết định hành chính được dùng để giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước [quyết định hành chính áp dụng pháp luật]:

    Để giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lý, số lượng và nhu cầu ban hành các quyết định hành chính của các chủ thể có thẩm quyền ngày càng nhiều. Quyết định số 187/QĐ-UBND về phê duyệt công tác cải cách hành chính tỉnh Thái Bình năm 2011 là quyết định cần thiết đối với quản lý hành chính nhà nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cũng như xây dựng thành công Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên mọi lĩnh vực đồng thời cũng nêu nhiệm vụ và mục tiêu cần đạt để hoàn thành công cuộc này. Hay quyết định số 122/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy định, trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định này ban hành nhằm quy định trách nhiệm của các sở, ban, ngành thuộc UBND các cấp của thành phố trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng: của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, công  tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành, bảo trì, quản lý và xây dựng công trình xây dựng trong phạm vi thành phố Hà Nội.

Nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước

Biểu hiện vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước:

      Những mặt tích cực:

      Thứ nhất, đã kịp thời ban hành để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách, của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy trong việc hướng dẫn áp dụng pháp luật, pháp lệnh và văn bản của cơ quan Nhà nước, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể. Từ đó hỗ trợ chi việc triển khai có hiệu quả các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm và giúp tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

      Thứ hai, chất lượng của quyết định hành chính ngày càng nâng cao, thể hiện rõ nét ở chất lượng ngày càng cao của văn bản quản lý hành chính nhà nước. Tình hình ban hành không đúng thẩm quyền, có nội dung trái với văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản quản lý hành chính khác do các chủ thể cùng cấp ban hành hoặc có nội dung không phù hợp với thực tế ngày càng giảm bớt.

      Thứ ba, quyết định hành chính dùng trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể của quản lý hành chính đã kịp thời ban hành, phần lớn có chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý, góp phần giải quyết một cách nhanh chóng các quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong quản lý hành chính nhà nước. Ví dụ như: vào đầu tháng 1/2013 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 189/QĐ-TTg về việc hỗ trợ 18999 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 12 địa phương gồm Cao Bằng, Quảng Ngãi, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Kon Tum, Bình Định, Lào Cai, Phú Yên, Thanh Hóa, Quảng Nam để cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ và giáp hạt năm 2013.

      Những mặt còn bất cập:

      Thứ nhất vẫn còn tình trạng quyết định hành chính không được thi hành trong thực tế: các quyết định hành chính là công cụ cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, với vai trò đó quyết định hành chính đòi hỏi sự thi hành nghiêm chỉnh của các đối tượng chịu sự tác động, có như vậy hoạt động quản lý hành chính nhà nước mới đạt được mục tiêu, pháp luật và nhà nước mới có được quyền lực thực sự với xã hội. Ngược lại sẽ dẫn đến tình trạng giảm sự hiệu quả quản lý, pháp luật và nhà nước sẽ bị coi thường, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.

      Thứ hai,vẫn còn những quyết định hành chính cá biệt ban hành trái thẩm quyền. VÍ dụ như quyết định số 4040/QĐ-UBND ngày 21-11-2011 về cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ững số để bán đấu giá và cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trên diện tích đất lấn chiếm của UBND huyện Đức Cơ là quyết định trái pháp luật vì theo Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính. Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26-8-2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai là của Chủ tịch UBND huyện nhưng quyết định số 4040/QĐ-UBND ngày 21-11-2011 lại do UBND huyện Đức Cơ ban hành là không đũng thẩm quyền.

      Một số phương hướng đề xuất góp phần làm hạn chế nhược điểm của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước:

      Về xây dựng, ban hành quyết định hành chính: khi xây dựng quyết định hành chính phải kết hợp hài hòa giũa chi tiết và kết quả của mỗi văn bản, giúp văn bản dễ dàng và nhanh chóng đi vào cuộc sống.

      Về tổ chức thực hiện quyết định hành chính: cần tăng cường phối hợp giữa những cơ quan như UBND, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội khác,… Điều này góp phần đảm bảo cho quyết định hành chính được thực hiện một cách nghiêm minh trên thực tế.

      Trong hoạt đông thực thi quyết định hành chính cần tăng cường sự chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

      Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện các quyết định hành chính.

      Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về xây dựng các quyết định hành chính trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người hiểu rõ ý nghĩa và tác động của quyết định hành chính để từ đó nâng cao tinh thần pháp luật của người dân.

      Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quyết định hành chính để kịp thời thông báo tình hình, kết quả thực hiện, đánh giá mặt làm được, những vấn đề tồn tại để có biện pháp chấm dứt và khắc phục giúp tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng của người dân.

      Ngoài ra, cần cải cách tổ chức bộ máy hành chính và đổi mới cơ chế hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp, cải cách thủ tục hành chính, công khai hóa thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính công khai minh bạch, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

      Thông qua việc phân tích khái niệm quyết định và nêu vai trò của quyết định hành chính, ta đã hiểu rõ được tầm quan trọng của nó trong quản lý hành chính nhà nước. Để phát huy vai trò của quyết định hành chín, cần quan tâm tới tính hợp pháp và hợp lý của nó, bởi rõ ràng quyền hành pháp luôn luôn bị giới hạn bởi quyền lập pháp, đồng thời chỉ có những văn bản phù hợp với điều kiện tực tế mới có thể phát huy tốt vai trò của nó. Đồng thời, các quyết định hành chính cũng phải có sự chuẩn xác và không chỉ dừng lại ở khâu giải thích Luật mà còn là phương thức bổ sung hoàn thiện Luật đi sâu vào thực tế đời sống. Bên cạnh đó, cần nâng cao kiến thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức bởi họ chính là những người trực tiếp áp dụng quy phạm pháp luật vào đời sống. Chỉ như vậy, quyết định hành chính mới có khả năng tác động tích cực đến quản lý hành chính nhà nước và toàn xã hội.

       Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước hiện nay. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

       Trân trọng ./.

Video liên quan

Chủ Đề