Ví dụ về thành kiến trong xã hội ngày này

Chào các bạn,


Sau khi tham gia một buổi training và nói về Định Kiến trong xã hội do bên iSEE [*] tổ chức, mình thấy khá thú vị và muốn chia sẻ cùng cả nhà.

Buổi training được bắt đầu bằng ví dụ nhỏ: bỗng một ngày bạn mở facebook và được gửi một đường link có hình ảnh về những người được hỏa táng trên sông Hằng ở Ấn Độ: xác người chết trôi lềnh phềnh, ruồi muỗi bu xung quanh thâm chí có mấy chú chó đang liếm ăn phần thịt thối. Ngay trên bờ, những đứa trẻ vẫn hồn nhiên bơi lội tắm rửa, người phụ nữ múc nước cho vào thùng…

Tất cả những hình ảnh về rác, xác người thối rữa, xương người và động vật, em bé, phụ nữ và những người sống bên dòng sông Hằng khiến bạn có ngay cảm xúc là ghê sợ và buồn nôn. Đó hẳn nhiên là cảm xúc ban đầu mà ai cũng có thể hiểu và biết được.

Tiếp theo, liệu bạn có đặt câu hỏi: tại sao họ lại ở bẩn vậy? tại sao lại mất vệ sinh đến vậy? tại sao những phong tục lạc hâu lâu đời vẫn còn được diễn ra ở Ấn Độ?

Sau hàng loạt những câu hỏi trong đầu này, bạn sẽ có thái độ như thế nào với thông tin trên?

– Dè bỉu và chê dân Ấn Độ bẩn, mất vệ sinh

– Bàn tán và kêu gọi mọi người phản đối hành động này tự khen dân Việt Nam vẫn còn tốt hơn vì an táng ở dưới đất.

– Đặt các câu hỏi và tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao người Ấn Độ lại hành động như vậy và nó ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của họ ra sao.

– Tìm cách tiếp cận với mọi người ở đó và tìm biện pháp khắc phục dần dần và hài hòa giữa tâm linh và văn minh

– Giáo dục dân Ấn Độ biết sử dụng nguồn nước sạch, giáo dục giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường có ảnh hưởng tới gia đình và cộng đồng

– Nhặt rác và giữ sạch sông Hằng

Vậy trong các hành động ở trên hành động nào mà bạn cho là tích cực? hành động nào là tiêu cực? hành động nào là những định kiến do cá nhân bạn tạo ra?

Rõ ràng, 2 hành động ban đầu là tiêu cực, các hành động tiếp theo là tích cực với từng cấp độ khác nhau. Và nếu các bạn không tinh nhanh để nhận diện tích cực và tiêu cực, các bạn có thể trở thành người có những định kiến về người khác mà chính bạn không nhận ra.

Vậy định kiến là gì?

Định kiến có nghĩa là dùng tiêu chuẩn của mình để đánh giá người khác. Ví dụ

– Ăn phở phải cho chanh và ớt thì mới là biết cách thưởng thức phở.

– Đậu phụ chấm mắm tôm thì ngon hơn đậu phụ chấm nước mắm.

Nhưng định kiến còn có thể đi xa hơn ta tưởng đó là lấy cá nhân để khái quát hóa cho cả một nhóm hay một cộng đồng người. Ví dụ :

– Gặp một người Nghệ An keo kiệt, bạn liền cho ngay phán xét : Người Nghệ An thì rất keo kiệt nên làm bạn không được

– Gặp một anh đồng tính cục cằn thô lỗ thì cho rằng tất cả người đồng tính đều cục cằn, thô lỗ.

Vậy rõ ràng đinh kiến khiến cho cái đầu của chúng ta trở nên hạn hẹp và khó khăn khi chấp nhận ý kiến, quan điểm hay tính cách của người khác. Định kiến đôi khi còn khiến chúng ta mất đi khả năng nhìn thấy con người thật của mỗi người ta gặp và làm việc cùng. Chính vì vậy người có nhiều định kiến thường gặp những khó khăn trong việc ứng xử với mọi người trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè trong xã hội. Định kiến khiến ta khó có thể hợp tác để làm được những điều ở tầm cao hơn nữa.

Biểu hiện của định kiến

Những biểu hiện của định kiến thường khá rõ hoặc rất mơ hồ. Định kiến đôi khi chỉ nằm trong suy nghĩ của mình về một người mình vừa gặp, hay có thể người mình làm cùng đã lâu. Nhưng định kiến còn có thể thể hiện qua điều ta nói và cách ta hành động. Ví dụ về suy nghĩ của mọi người trong xã hội ta về những người mang HIV/AIDS là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất, không những ta cho rằng tất cả những người có AIDS đều là những người xấu, mà chúng ta còn có hành động xa hơn là kì thị, xa lánh và nói xấu họ. Vậy là những biểu hiện về định kiến đã được thể hiện từ trong ra ngoài, từ suy nghĩ đến hành động một cách rõ rệt. Nếu nhạy cảm một chút, ta cũng có thể nhận thấy định kiến ở bất cứ đâu : đồng nghiệp ta gặp hằng ngày, thông tin báo chí mà ta đọc, những hành động xô xát trên đường mà ta thấy.

Làm thế nào để sống không định kiến ?

Bởi việc khó khăn là người có định kiến thường không biết là mình có định kiến chỉ đến một ngày chính mình phát hiện ra là những gì mình nghĩ về người nào đó trước đây đều sai hết cả. Cậu bạn Nghệ An mình cho là keo kiệt chỉ đơn giản gia đình cậu không có đủ tiền cho cậu ăn học và cậu phải học cách thắt lưng buộc bụng. Cô bạn « ăn chơi » của mình thực ra lại là một người rất biết về thời trang và học hành luôn đứng đầu lớp.

Như vậy ta phải luôn đặt câu hỏi mỗi khi thấy trong mình bắt đầu có những cảm xúc không hay về một ai đó: tại sao ta lại khó chịu về người này, người này có điểm gì hay để ta học hỏi ? anh chàng có nhiều hình xăm ghê gớm này có gì để ta thích ?

Khi bắt đầu hướng mình về những điểm mà mình có thể thích là cách tốt nhất để giúp bạn bớt đi định kiến về người khác. Hay nói một cách khác : cách tốt nhất để vượt qua định kiến là chuyển từ thái độ khẳng định sang một thái độ tò mò thích học hỏi và tìm hiểu những điểm hay của người khác.

Chúc các bạn có thêm nhiều bạn hữu

Đỗ Hồng Thuận

[*] iSEE là viết tắt của The Institute for Studies of Society, Economy and Environment [ Viện nghiên cứu Kinh Tế, Xã Hội và Môi Trường]. Đây là một tổ chức nghiên cứu độc lập, phi lợi nhuận, hoạt động vì quyền của các nhóm thiểu số trong xã hội và cũng là nơi làm việc của Nhung – một thành viên tích cực của Vườn Chuối 😉

Xung đột giữa con người có thể dẫn đến việc phạm tội, chiến tranh và giết người hàng loạt, chẳng hạn như tội diệt chủng. Định kiến [prejudice] và phân biệt đối xử [discrimination] thường là nguyên nhân sâu xa dẫn đến xung đột giữa con người với nhau, điều này giải thích cho việc những người xa lạ trở nên căm ghét nhau đến mức gây tổn hại cho người khác. Định kiến và phân biệt đối xử ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các định nghĩa về định kiến và phân biệt, các ví dụ về những khái niệm này và nguyên nhân của những thành kiến này.

Hiểu về định kiến và phân biệt

Con người rất đa dạng và mặc dù chúng ta có nhiều điểm giống nhau, chúng ta cũng có nhiều điểm khác biệt. Các nhóm xã hội mà chúng ta thuộc về giúp hình thành bản sắc của cá nhân [Tajfel, 1974]. Những khác biệt này có thể khó dung hòa đối với một số người, có thể dẫn đến định kiến đối với những người khác biệt. Định kiến là một thái độ và cảm giác tiêu cực đối với một cá nhân chỉ dựa trên tư cách thành viên của một người trong một nhóm xã hội cụ thể [Allport, 1954; Brown, 2010]. Định kiến phổ biến đối với những người là thành viên của một nhóm văn hóa xa lạ. Do đó, một số hình thức giáo dục, tiếp xúc, tương tác và xây dựng mối quan hệ với các thành viên của các nhóm văn hóa khác nhau có thể làm giảm khuynh hướng định kiến. Trên thực tế, chỉ cần tưởng tượng tương tác với các thành viên của các nhóm chứa những nền văn hóa khác nhau có thể ảnh hưởng đến định kiến. Thật vậy, khi những người tham gia thí nghiệm được yêu cầu tưởng tượng mình đang tương tác tích cực với một người nào đó từ một nhóm khác, điều này dẫn đến thái độ tích cực hơn đối với nhóm kia và sự gia tăng các đặc điểm tích cực liên quan đến nhóm kia. Hơn nữa, tương tác xã hội tưởng tượng có thể làm giảm lo lắng liên quan đến tương tác giữa các nhóm [Crisp & Turner, 2009]. Một số ví dụ về các nhóm xã hội mà bạn thuộc về góp phần tạo nên bản sắc của bạn. Các nhóm xã hội có thể bao gồm giới tính, chủng tộc, dân tộc, quốc tịch, tầng lớp xã hội, tôn giáo, khuynh hướng tình dục, nghề nghiệp, v.v. Và, cũng như các vai trò xã hội, bạn có thể đồng thời là thành viên của nhiều nhóm xã hội. Một ví dụ về định kiến là có thái độ tiêu cực đối với những người không sinh ra ở Hoa Kỳ. Mặc dù họ chưa tiếp xúc với những người không được sinh ra ở Hoa Kỳ bao giờ nhưng họ vẫn cứ không thích vì đơn giản những người kia không được sinh ra ở Hoa Kỳ.

Bạn từng có định kiến về những người của nhóm người khác hay không? Định kiến của bạn đã phát triển như thế nào? Định kiến thường bắt đầu dưới dạng khuôn mẫu, nghĩa là niềm tin hoặc giả định cụ thể về các cá nhân chỉ dựa trên tư cách thành viên của họ trong một nhóm, bất chấp đặc điểm cá nhân của họ. Các khuôn mẫu trở nên phổ quát hóa quá mức và được áp dụng cho tất cả các thành viên của một nhóm. Ví dụ, một người nào đó có thái độ định kiến với người lớn tuổi, có thể tin rằng người lớn tuổi chậm chạp và kém cỏi [Cuddy, Norton, & Fiske, 2005; Nelson, 2004]. Chúng ta không thể biết từng người lớn tuổi để biết rằng tất cả người lớn tuổi đều chậm chạp và kém cỏi. Do đó, niềm tin tiêu cực này được phổ biến quá mức cho tất cả các thành viên lớn tuổi của nhóm, mặc dù nhiều thành viên lớn tuổi trong nhóm trên thực tế có thể lanh lợi và thông minh.

Một ví dụ khác về khuôn mẫu nổi tiếng liên quan đến niềm tin về sự khác biệt chủng tộc giữa các vận động viên. Như Hodge, Burden, Robinson và Bennett [2008] đã chỉ ra, các vận động viên nam da đen thường được cho là mạnh hơn về thể thao, nhưng kém thông minh hơn các đồng nghiệp nam da trắng. Những niềm tin này vẫn tồn tại mặc dù có một số ví dụ điển hình ngược lại. Đáng buồn thay, những niềm tin như vậy thường ảnh hưởng đến cách những vận động viên này được những người khác đối xử và cách họ nhìn nhận về bản thân và năng lực của chính họ. Cho dù bạn có đồng ý với một định kiến hay không, thì những định kiến thường được biết đến trong một nền văn hóa nhất định [Devine, 1989].

Đôi khi mọi người sẽ hành động dựa trên thái độ định kiến của họ đối với một nhóm người, và hành vi này được gọi là phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử là hành động tiêu cực đối với một cá nhân do là thành viên của một người trong một nhóm cụ thể [Allport, 1954; Dovidio & Gaertner, 2004]. Kết quả của việc giữ niềm tin tiêu cực [rập khuôn] và thái độ tiêu cực [định kiến] về một nhóm cụ thể, mọi người thường đối xử không tốt với người mà mình định kiến, chẳng hạn như họ sẽ không nói chuyện vui vẻ hoặc thậm chí loại bỏ người này khỏi vòng tròn bạn bè của mình. Theo cách này, phân biệt đối xử có thể là một hình thức áp bức. Một ví dụ về một nhà tâm lý học bị phân biệt vì giới tính của mình được tìm thấy trong cuộc đời và các nghiên cứu của Mary Whiton Calkins. Calkins được đặc cách tham dự các cuộc hội thảo sau đại học tại Harvard, và cô đã có thời gian là học trò duy nhất của nhà tâm lý học nổi tiếng William James. Cô đã vượt qua tất cả các yêu cầu cần thiết để xứng đáng được nhận bằng tiến sĩ và được nhà tâm lý học Hugo Münsterberg mô tả là "một trong những giáo sư tâm lý học mạnh nhất ở đất nước này”. Tuy nhiên, Harvard đã từ chối cấp bằng tiến sĩ cho Calkins chỉ đơn giản cô là phụ nữ [Đại học Harvard, 2019]. Bảng 1 tóm tắt các đặc điểm của định kiến và phân biệt đối xử. Bạn đã bao giờ là mục tiêu của sự kỳ thị này hay chưa? Nếu vậy, những cách đối xử tiêu cực như vậy khiến bạn cảm thấy như thế nào?

Bảng 1. Kết nối sự rập khuôn, định kiến và phân biệt đối xửMụcChức năngKết nốiVí dụ
Rập khuônNhận thức; suy nghĩ về mọi ngườiNiềm tin quá tổng quát về con người có thể dẫn đến định kiến."Những người hâm mộ Yankees thật kiêu ngạo và đáng ghét."
Định kiếnTình cảm; cảm xúc về con người, cả tích cực và tiêu cựcCảm xúc có thể ảnh hưởng đến cách đối xử với người khác, dẫn đến phân biệt đối xử.“Tôi ghét những người hâm mộ Yankees; chúng khiến tôi tức giận ”.
Phân biệt đối xửHành vi; đối xử tích cực hoặc tiêu cực với người khácGiữ khuôn mẫu và nuôi dưỡng định kiến có thể dẫn đến việc loại trừ, né tránh và đối xử thiên vị với các thành viên trong nhóm.“Tôi sẽ không bao giờ thuê cũng như trở thành bạn của một người nếu tôi biết người đó là fan của Yankees.”

Những kiểu định kiến và phân biệt đối xử

Khi gặp người lạ, chúng ta sẽ tự động xử lý ba phần thông tin về họ: chủng tộc, giới tính và tuổi tác [Ito & Urland, 2003]. Tại sao những khía cạnh này của một người không quen biết lại quan trọng đến vậy? Thay vào đó, tại sao chúng ta không để ý xem ánh mắt của họ có thân thiện không, họ có đang cười hay không, chiều cao của họ, loại quần áo họ đang mặc? Mặc dù những đặc điểm thứ yếu này rất quan trọng trong việc hình thành ấn tượng đầu tiên về một người lạ, nhưng các phân loại xã hội về chủng tộc, giới tính và tuổi tác cung cấp nhiều thông tin về một cá nhân. Tuy nhiên, những thông tin này thường dựa trên khuôn mẫu. Chúng ta có thể có những kỳ vọng khác nhau về người lạ tùy thuộc vào chủng tộc, giới tính và độ tuổi của họ. Bạn có định kiến và phân biệt đối xử như nào về những người thuộc chủng tộc, giới tính và nhóm tuổi khác với bạn?

Phân biệt chủng tộc

Phân biệt chủng tộc [racism] là định kiến và phân biệt đối xử chống lại một cá nhân chỉ dựa trên việc người thuộc trong một nhóm chủng tộc cụ thể [chẳng hạn như đối với người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á, người Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc  u]. Một số khuôn mẫu về các nhóm chủng tộc hoặc dân tộc khác nhau là gì? Nghiên cứu cho thấy những khuôn mẫu văn hóa đối với người Mỹ gốc Á bao gồm lạnh lùng, ranh mãnh và thông minh; đối với người Latinh, lạnh lùng và không thông minh; đối với người  u Mỹ, lạnh lùng và thông minh; và đối với người Mỹ gốc Phi, hiếu chiến, năng nổ và nhiều khả năng là những kẻ vi phạm pháp luật [Devine & Elliot, 1995; Fiske, Cuddy, Glick, & Xu, 2002; Sommers & Ellsworth, 2000; Dixon & Linz, 2000].

Phân biệt chủng tộc tồn tại đối với nhiều nhóm chủng tộc và sắc tộc. Ví dụ: Cảnh sát giao thông ở Mỹ có nhiều khả năng để ý chiếc xe ô tô mà người da đen vừa dừng đỗ hơn chiếc xe của người da trắng, đặc biệt khi người da đen đang lái xe trong các khu phố mà chủ yếu dân cư là người da trắng. Đây thậm chí được gọi là một hiện tượng thường gọi là “DWB” [người da đen lái xe]  [driving while Black] [Rojek, Rosenfeld & Decker, 2012].

Người Mỹ gốc Mexico và các nhóm người Latinh khác cũng là mục tiêu phân biệt chủng tộc từ cảnh sát và các thành viên khác của cộng đồng. Ví dụ: khi mua các mặt hàng bằng séc cá nhân, những người mua sắm Latinh có nhiều khả năng được yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân chính thức trong khi thông thường đó không phải là quy trình cần thiết cho lắm [Dovidio et al., 2010].

Trong một trường hợp báo cáo bị quấy rối bởi một cảnh sát, một số sĩ quan cảnh sát ở East Haven, Connecticut, đã bị bắt với cáo buộc liên bang do được cho là tiếp tục quấy rối và bạo hành người Latinh. Khi những lời buộc tội được đưa ra, thị trưởng của East Haven được hỏi, “Ông đang làm gì cho cộng đồng Latinh ngày nay?”, thị trưởng trả lời, "Tôi có thể có mua bánh tacos khi về nhà, song tôi chưa chắc lắm” [thị trưởng East Haven, 2012]. Tuyên bố này làm suy yếu vấn đề quan trọng của việc lập hồ sơ chủng tộc và hành vi quấy rối của cảnh sát đối với người Latinh, đồng thời coi thường văn hóa Latinh bằng cách nhấn mạnh sự quan tâm đến một sản phẩm thực phẩm thường được cho là của người Latinh.

Phân biệt chủng tộc phổ biến đối với nhiều nhóm khác ở Hoa Kỳ bao gồm người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Ả Rập, người Mỹ gốc Do Thái và người Mỹ gốc Á. Bạn đã từng trải qua hoặc chứng kiến sự phân biệt chủng tộc đối với bất kỳ nhóm chủng tộc hoặc sắc tộc nào chưa? Bạn có biết về nạn phân biệt chủng tộc trong cộng đồng của mình không?

Một lý do khiến các hình thức phân biệt chủng tộc hiện đại và định kiến nói chung khó phát hiện có liên quan đến mô hình thái độ kép [the dual attitudes] [Wilson, Lindsey, & Schooler, 2000]. Con người có hai dạng thái độ là thái độ rõ ràng, có ý thức, có thể kiểm soát và thái độ ngầm, vô thức và không thể kiểm soát [Devine, 1989; Olson & Fazio, 2003]. Bởi vì quan điểm bình đẳng là điều xã hội mong muốn [Plant & Devine, 1998], nên hầu hết mọi người không thể hiện thái độ định kiến chủng tộc cực đoan hoặc các định kiến khác một cách rõ ràng. Tuy nhiên, bên trong là các thái độ ngầm thường cho thấy bằng chứng về định kiến chủng tộc từ thấp tới cao hoặc các định kiến khác [Greenwald, McGee, & Schwartz, 1998; Olson & Fazio, 2003].

Hãy nghĩ về thái độ của bạn hoặc một số người xung quanh mà bạn biết về những người đến từ Trung Quốc. Hoặc như trường hợp có ai đó bị bắt về tội trộm cắp tại Nhật Bản khiến cho người ta nghĩ ngay đến việc kẻ trộm là người Việt Nam, giống như cách cảnh sát Hoa Kỳ chú ý một người da đen lái xe trong khu phố của người da trắng hơn là một người da trắng. Trong khi đó bạn không có bằng chứng thống kê cụ thể vì rất có khả năng những người Việt ăn trộm ăn cắp đó chỉ là một số rất nhỏ những người đang sinh sống tại Nhật Bản, và cũng có khả năng chiếm tỉ lệ thấp so với số tội phạm bản địa?

Phân biệt giới tính

Phân biệt giới tính là định kiến và phân biệt đối xử đối với các cá nhân dựa trên giới tính của họ. Thông thường, phân biệt giới tính là hình thức đàn ông có định kiến với phụ nữ, nhưng một trong hai giới tính có thể thể hiện sự phân biệt giới tính đối với chính họ hoặc đối với người khác giới. Giống như phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính có thể tinh vi và khó phát hiện. Các hình thức phân biệt giới tính phổ biến trong xã hội hiện đại bao gồm các kỳ vọng về vai trò giới, chẳng hạn như mong đợi phụ nữ là người chăm sóc gia đình, đảm đang và nữ công gia chánh. Phân biệt giới tính cũng bao gồm kỳ vọng của mọi người về cách các thành viên của một nhóm giới tính nên cư xử. Ví dụ, phụ nữ được mong đợi là người thân thiện, dịu dàng, ngượng ngùng, đáng iu, và khi phụ nữ cư xử theo cách không thân thiện, nhưng lại mạnh mẽ, quyết đoán, thì họ thường lại bị chê bai vì không thể hiện vai trò giới mà họ nên có [Rudman, 1998]. Nghiên cứu của Laurie Rudman [1998] cho thấy rằng khi các các ứng viên nữ giới thiệu những gì bản thân họ giỏi, họ có khả năng được coi là có năng lực, nhưng họ có thể bị không thích và ít có khả năng được tuyển dụng hơn vì họ đã vi phạm kỳ vọng của giới tính về sự khiêm tốn. Phân biệt giới tính có thể tồn tại ở cấp độ xã hội như trong tuyển dụng, cơ hội việc làm và giáo dục. Phụ nữ ít có khả năng được tuyển dụng hoặc thăng tiến trong các ngành nghề do nam giới thống trị như kỹ thuật, hàng không và xây dựng [Blau, Ferber, & Winkler, 2010; Ceci & Williams, 2011]. Bạn đã từng trải qua hoặc chứng kiến sự phân biệt giới tính? Nghĩ về công việc hoặc nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình bạn. Bạn nghĩ tại sao lại có sự khác biệt trong công việc của phụ nữ và nam giới, chẳng hạn như nữ giới thường làm y tá, còn nam giới đảm nhiệm vị trí bác sĩ phẫu thuật?

Nếu bạn có theo dõi chương trình Đường lên đỉnh Olympia trên đài VTV trong cuộc thi chung kết vào ngày 20 tháng 9 năm 2020, Nguyễn Thị Thu Hằng là nhà vô địch nữ sau 9 năm chờ đợi của chương trình. Bạn nữ này đã có một màn ăn mừng cực kỳ phấn kích. Tuy nhiên, bên cạnh những lời ủng hộ, tán thưởng, ngay lập tức lại có tiếng nói phản đối cách ăn mừng như vậy là tự cao tự đại và không hợp lý. Tuy nhiên, nếu bạn thấy được cảnh các cầu thủ nam ghi bàn và cởi áo ăn mừng, thậm chí là chửi tục, dù chịu thẻ vàng trực tiếp nhưng vẫn được rất nhiều khán giả cổ vũ, reo hò và trở nên phấn khích, hoan hô. Ngoài khác biệt về mặt nội dung thi đấu, điểm khác biệt khiến có sự khác biệt giữa hai thái độ này là gì?

Phân biệt lứa tuổi

Mọi người thường hình thành những đánh giá và kỳ vọng về mọi người dựa trên tuổi của họ. Những đánh giá và kỳ vọng này có thể dẫn đến phân biệt tuổi tác [ageism] hoặc định kiến và phân biệt đối xử đối với các cá nhân chỉ dựa trên độ tuổi của họ. Hãy nghĩ về những kỳ vọng bạn dành cho người cao tuổi. Làm thế nào kỳ vọng của ai đó có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của họ đối với các cá nhân từ các nhóm tuổi lớn hơn? Phân biệt tuổi tác phổ biến trong văn hóa Hoa Kỳ [Nosek, 2005], thái độ chung là người cao tuổi thể chất yếu và chậm chạp [Greenberg, Schimel, & Martens, 2002] và một số người coi người cao tuổi có ngoại hình kém thu hút. Chang, Kannoth, Levy, Wang, Lee và Levy [2020] đã báo cáo về mối quan hệ giữa phân biệt tuổi tác và kết quả sức khỏe trong khoảng thời gian hơn 40 năm từ các quốc gia trên thế giới. Trong 11 lĩnh vực y tế, những người trên 50 tuổi có khả năng bị phân biệt tuổi tác thường xuyên nhất, dưới hình thức bị từ chối tiếp cận các dịch vụ y tế và cơ hội làm việc. Tuy nhiên, một số nền văn hóa, bao gồm một số nền văn hóa châu Á, Latinh và người Mỹ gốc Phi, cả bên ngoài và bên trong Hoa Kỳ thì đều dành cho người lớn tuổi sự tôn trọng và tôn vinh, thường coi những người cao tuổi là lão làng, có nhiều kinh nghiệm phong phú với sự đời và thế cuộc.

Thông thường, phân biệt tuổi tác xảy ra đối với người cao tuổi, nhưng phân biệt tuổi tác cũng có thể xảy ra đối với những người trẻ tuổi. Bạn đã từng nghe câu nói “tuổi trẻ chưa trải sự đời” khi ai đó chỉ dựa vào việc tuổi bạn còn trẻ nên không cho rằng quan điểm của bạn là giá trị? Ngược lại bạn có kỳ vọng gì đối với những người trẻ tuổi? Liệu xã hội mong đợi những người trẻ, chưa trưởng thành, là những đứa trẻ không đủ nhận thức để chịu trách nhiệm hình sự, bồng bột, ngây thơ và thiếu trách nhiệm? Raymer, Reed, Spiegel và Purvanova [2017] đã kiểm tra phân biệt tuổi tác đối với những người lao động trẻ tuổi. Họ phát hiện ra rằng những người lao động lớn tuổi thường đồng tình những định kiến tiêu cực về những người lao động trẻ tuổi, tin rằng những người trẻ tuổi lóng ngóng và chưa đủ sự “già dặn” [độ chín] để đảm nhận công việc [bao gồm cả nhận thức về sự kém cỏi]. Những hình thức phân biệt tuổi tác này có thể ảnh hưởng như thế nào đến người cao tuổi vào công việc tiếp thị sản phẩm và bỏ lỡ một nhân tài ứng tuyển vào vị trí giám đốc chỉ dựa vào việc cậu thanh niên này còn trẻ tuổi và chỉ mới ra trường?

Chứng sợ hãi đồng tính và chuyển dạng giới

Một dạng định kiến khác là chứng sợ hãi người đồng tính [homophobia]. Định kiến và phân biệt đối xử đối với các cá nhân chỉ dựa trên khuynh hướng tình dục của họ. Còn sợ hãi chuyển dạng giới [transphobia] là sự căm ghét hoặc sợ hãi những người bị coi là thể hiện bản thân mà kết quả của việc người này thể hiện bản thân như vậy, là phá vỡ hoặc làm mờ đi các định kiến vai trò về giới [định kiến vai trò về giới ở đây chẳng hạn giới tính sinh học là nam [a] thường mong đợi hành động mạnh mẽ, quyết đoán và mạo hiểm song người này thì tỏ ra [b] yếu đuối, nhút nhát, hay khóc, nói nhiều. Điều [b] mà cá nhân đó thể hiện đã chứng minh [a] là không đúng, thì đối với những người có định kiến [a] này, để bảo vệ [a] của mình hoặc không thừa nhận [a] là sai nên sẽ coi [b] là sự chống đối, phá vỡ hoặc làm mờ đi [a]], thường được thể hiện dưới dạng rập khuôn, phân biệt đối xử, khinh miệt, quấy rối và [hoặc] bạo lực. Giống như phân biệt tuổi tác, sợ hãi đồng tính là một định kiến phổ biến trong xã hội Hoa Kỳ được nhiều người chấp nhận [Herek & McLemore, 2013; Nosek, 2005]. Cảm giác tiêu cực thường dẫn đến sự phân biệt đối xử, chẳng hạn như loại trừ những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và đa dạng giới [queer] [LGBTQ+] ra khỏi các nhóm xã hội và tránh né những người hàng xóm và đồng nghiệp LGBTQ+. Sự phân biệt đối xử này cũng kéo dài đến việc các nhà tuyển dụng cố tình từ chối tuyển dụng các ứng viên LGBTQ+ dù họ đủ tiêu chuẩn về mặt công việc. Bạn đã từng trải qua hoặc chứng kiến chứng sợ hãi đồng tính chưa?

Nam BN 1342 nhiễm virus SARS-COV-2 [Việt Nam] và đã lây nhiễm cho nhiều người khác vì không tuân thủ các yêu cầu cách ly theo quy định. Ngay lập tức cộng đồng mạng lên tiếng chỉ trích gay gắt và lên án mạnh mẽ hành vi này của nam bệnh nhân. Điều đáng nói mặc dù hành động của người này quả thực là đáng chê trách, nhưng bên cạnh đó là sử dụng khuynh hướng tính dục của người này đem ra làm trò đùa quy gán hành vi này là do khuynh hướng tính dục trở nên phổ biến. Bệnh nhân này là người đồng tính nam. Vậy nếu bệnh nhân này không phải là người đồng tính thì sao? Liệu mức độ và từ ngữ chỉ trích có khác biệt hay không? Và sau vụ việc này những người xung quanh bạn theo dõi sự việc xuất hiện hoặc gia tăng những định kiến và phân biệt đối xử với người đồng tính hay không? Tại sao một người đàn ông nói nhiều thường ngay lập tức, thậm chí lời chỉ trích này lại tới từ phái nữ, là “nói nhiều như đàn bà” một cách rất chi là khinh thường? Những khuôn mẫu, thái độ định kiến và phân biệt đối xử nào trở nên rõ ràng.

Tại sao định kiến và phân biệt đối xử tồn tại

Định kiến và phân biệt đối xử tồn tại trong xã hội do sự học tập xã hội và sự tương hợp với các chuẩn mực [kỳ vọng] xã hội. Trẻ em học được thái độ và niềm tin định kiến từ xã hội như cha mẹ, giáo viên, bạn bè, phương tiện truyền thông và các nguồn xã hội hóa khác, chẳng hạn như Facebook [O’Keeffe & Clarke-Pearson, 2011]. Nếu một số loại định kiến và phân biệt đối xử được chấp nhận trong một xã hội, thì có thể có những áp lực quy chuẩn để tuân thủ và chia sẻ những niềm tin, thái độ và hành vi định kiến đó. Ví dụ, các trường học, thậm chí gần đây mới nổi về cái gọi là “đại học tinh hoa”, vẫn có phần phân chia lớp học theo tầng lớp xã hội hay học lực cá nhân ở cấp học trước. Trong lý lịch bản thân, thì chỉ trẻ em từ các gia đình giàu có mới có đủ khả năng học trường tư, trong khi trẻ em từ các gia đình có thu nhập trung bình và thấp thường học trường công. Nếu một đứa trẻ từ một gia đình có thu nhập thấp nhận được học bổng xứng đáng để theo học một trường tư thục, đứa trẻ đó có thể bị các bạn trong lớp đối xử như thế nào? Điều đó nó có khiến bạn về nữ chính trong bộ phim Vườn Sao Băng hay không? Hoặc một người mà bạn biết trong lớp học hoặc trên tin tức? Bạn có thể nhớ lại khoảng thời gian khi bạn có thái độ hoặc niềm tin định kiến hoặc hành động theo cách phân biệt đối xử vì nhóm bạn của bạn mong đợi bạn như vậy không?

Khuôn mẫu và lời tiên tri tự ứng nghiệm

Khi chúng ta có định kiến về một người, chúng ta đồng thời mong đợi người đó sẽ làm đúng như những gì mà định kiến đó đưa ra. Một lời tiên tri tự ứng nghiệm là một kỳ vọng của một người có thể thay đổi hành vi của họ theo hướng có xu hướng biến điều đó thành sự thật. Khi chúng ta có định kiến về một người, chúng ta có xu hướng đối xử với người đó theo mong đợi của mình. Đây cũng có thể coi là một phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến việc một người hành động theo những mong đợi khuôn mẫu của chúng ta, và kết quả họ làm theo đấy chính lại xác nhận và củng cố niềm tin khuôn mẫu mà chúng ta đưa ra. Nghiên cứu của Rosenthal và Jacobson [1968] cho thấy những học sinh có hoàn cảnh khó khăn mà giáo viên kỳ vọng chúng học tốt thì có điểm cao, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn mà giáo viên kỳ vọng chúng học kém thì có điểm số thấp hơn.

Hãy xem xét ví dụ về nguyên nhân và kết quả này trong một lời tiên tri tự ứng nghiệm. Nếu nhà tuyển dụng mong đợi một ứng viên đồng tính nam không đủ năng lực, nhà tuyển dụng có thể đối xử tiêu cực với ứng viên trong cuộc phỏng vấn bằng cách ít trò chuyện, giao tiếp bằng mắt ít, và thường cư xử lạnh lùng với người nộp đơn [Hebl, Foster, Mannix, & Dovidio, 2002]. Ở phía ứng viên sẽ nhận ra rằng nhà tuyển dụng không thích mình nói nhiều và anh ta sẽ trả lời bằng cách trả lời ngắn hơn cho các câu hỏi phỏng vấn, ít giao tiếp bằng mắt hơn. Sau cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ phản ánh về hành vi của ứng viên, có vẻ lạnh lùng và xa cách, và nhà tuyển dụng sẽ kết luận, dựa trên hành vi kém của ứng viên [trả lời ngắn gọn và ít giao tiếp bằng mắt] trong cuộc phỏng vấn và đưa ra kết luận rằng ứng viên không đủ năng lực. Do đó, định kiến của nhà tuyển dụng là những người đồng tính nam không đủ năng lực và không tạo ra những nhân viên giỏi càng được củng cố dựa trên kết quả vừa được tạo ra bởi cuộc phỏng vấn vừa rồi. Bạn có nghĩ rằng ứng viên này có khả năng được tuyển dụng không? Đối xử với các cá nhân theo những niềm tin khuôn mẫu có thể dẫn đến định kiến và phân biệt đối xử.

Một động lực khác có thể củng cố định kiến là sự thiên kiến xác nhận [confirmation bias]. Khi tiếp xúc với đối tượng theo định kiến của mình, chúng ta có xu hướng chú ý đến thông tin phù hợp với kỳ vọng khuôn mẫu của mình và bỏ qua thông tin không phù hợp với kỳ vọng của chúng ta. Trong quá trình này, được gọi là thiên kiến xác nhận, chúng ta tìm kiếm thông tin hỗ trợ cho định kiến của chúng ta và bỏ qua những thông tin không phù hợp với định kiến của mình [Wason & Johnson-Laird, 1972]. Trong ví dụ phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng có thể không nhận thấy rằng ứng viên xin việc là người thân thiện và hấp dẫn, và họ đưa ra những câu hỏi mà khiến ứng viên không thể hiện được sự thân thiện và hấp dẫn của mình. Thay vào đó, nhà tuyển dụng tập trung vào năng lực của ứng viên trong phần sau của cuộc phỏng vấn, khi mà sau đó ứng viên thay đổi thái độ và hành vi của mình để phù hợp với cách đối xử tiêu cực của nhà tuyển dụng. Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống lời tiên tri tự ứng nghiệm hoặc thiên kiến xác nhận? Làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn vòng lặp do lời tiên tri tự ứng nghiệm đem lại?

Nội nhóm và Ngoại nhóm

Chúng ta ta đều thuộc trong nhóm về giới tính, chủng tộc, độ tuổi và kinh tế xã hội. Những nhóm này cung cấp một nguồn lực mạnh mẽ về bản sắc và lòng tự trọng của chúng ta [Tajfel & Turner, 1979]. Các nhóm này được xem là [ưu ái] nội nhóm [in-group]. Nội nhóm là một nhóm mà chúng ta xác định hoặc xem mình thuộc về. Nhóm mà chúng ta không thuộc về, một nhóm mà chúng ta coi là khác biệt với nhóm của mình được gọi là ngoại nhóm [out-group]. Mọi người thường coi các nhóm giới tính khác nhau cơ bản là về nhân cách, đặc điểm, vai trò xã hội và sở thích. Bởi vì chúng ta thường cảm thấy có cảm giác thân thuộc và kết nối cảm xúc mạnh mẽ với những người trong nhóm của mình, chúng ta phát triển định kiến trong nhóm, ưu tiên nhóm của chúng ta hơn các nhóm khác. Sự thiên vị trong nhóm này có thể dẫn đến định kiến và phân biệt đối xử vì nhóm ngoài được coi là khác biệt và ít được ưu tiên hơn so với nhóm trong nhóm của chúng ta.

Bất chấp các lực thúc đẩy trong nhóm dường như chỉ đẩy dẫn đến xung đột giữa các nhóm, có những lực thúc đẩy sự hòa giải giữa các nhóm ví dụ thể hiện sự đồng cảm, ghi nhận những đau khổ trong quá khứ, bình thường hóa quan hệ, thiết lập các mối quan hệ mang tính xây dựng.

Một chức năng của định kiến là giúp chúng ta cảm thấy hài lòng về bản thân và duy trì một quan niệm tích cực về bản thân. Nhu cầu cảm thấy hài lòng về bản thân mở rộng đến những người trong nhóm của chúng ta. Chúng ta muốn cảm thấy tốt và bảo vệ những người trong nhóm của mình. Chúng ta tìm cách giải quyết các mối đe dọa riêng lẻ và ở cấp độ nhóm. Điều này thường xảy ra bằng cách đổ lỗi cho một nhóm bên ngoài về vấn đề. Con dê tế thần [scapegoating] là hành động đổ lỗi cho một nhóm bên ngoài khi nhóm trong nhóm cảm thấy thất vọng hoặc bị cản trở trong việc đạt được mục tiêu [Allport, 1954].

Sau khi đọc xong bài đọc này, các bạn có thể ngắt quãng và thư giãn một chút bằng các tìm xem phim 12 Angry Men, một tập phim điện ảnh tuyệt phẩm chỉ gói gọn trong một tiếng rưỡi đồng hồ nhưng bao hàm gần như toàn bộ, chứa đựng những gì về những hiện tượng tâm lý xã hội, đặc biệt nhấn mạnh đến định kiến và phân biệt đối xử.

Video liên quan

Chủ Đề