Vì sao bệnh nhân 243 không lây cho vợ

Theo Bộ Y tế, bệnh nhân 252: nam, 6 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại phường 12, quận 5, TP.HCM. Bệnh nhân sống tại Campuchia cùng gia đình có 5 người, trong đó 2 người đã được xác định mắc Covid-19 và đang được cách ly, điều trị tại Campuchia.

Ngày 8.4, bệnh nhân cùng 2 người còn lại trong gia đình trở về Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài [Tây Ninh].

Ngay sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh bằng xe chuyên dụng.

Cùng ngày, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur TP.HCM xét nghiệm và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 [gây dịch Covid-19].

Hai người đi cùng bệnh nhân có kết quả âm tính. Hiện tại, bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị, cách ly tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh.

Việt Nam tăng lên 255 bệnh nhân Covid-19 sau khi có 4 ca mới

Xe chuyên dụng vận chuyển ca bệnh Covid-19

ẢNH LIÊN CHÂU

Bệnh nhân 253: nữ, 41 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú ở huyện Mê Linh [Hà Nội], là chị dâu, ở gần nhà và có tiếp xúc gần với bệnh nhân 243.

Ngày 6.4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm ngày 6.4 khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 [huyện Đông Anh, Hà Nội].

Bệnh nhân 254: nam, 51 tuổi, trú ở huyện Mê Linh [Hà Nội], là hàng xóm có tiếp xúc gần bệnh nhân thứ 243. Bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm ngày 9.4, kết quả xét nghiệm ngày 9.4 khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân đang điều trị chạy thận tại Bệnh viện Thận Hà Nội, hiện đang được cách ly, điều trị tại đây.

Bệnh nhân 255: nam, 29 tuổi, có địa chỉ tại huyện Bắc Quang [Hà Giang]. Ngày 27.3, bệnh nhân từ Nga về sân bay quốc tế Nội Bài [Hà Nội] trên chuyến bay SU290.

Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được cách ly tập trung tại Vĩnh Phúc. Ngày 8.4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm ngày 9.4 khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới  T.Ư cơ sở 2.

Bộ Y tế cho biết, số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe [cách ly] hiện là 74.941, trong đó, 720 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 24.329 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 49.892 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

 25 ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2. 17 ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2.

Trong ngày, Bệnh viện Cần Giờ [huyện Cần Giờ, TP.HCM] đã công bố 2 ca bệnh được điều trị khỏi là bệnh nhân 203 và 234.

Tin liên quan

[PLO]- Bệnh nhân số 243 từng đến BV Bạch Mai, tiếp xúc với rất nhiều người trong lúc đi ăn cỗ.

Như đã đưa tin, Bộ Y tế công bố bệnh nhân số 243 nhiễm COVID-19 tại Việt Nam là người đàn ông 47 tuổi, trú tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Bệnh nhân từng đến BV Bạch Mai 25 ngày trước khi được xác định dương tính với SARS-CoV-2.


Một chốt kiểm dịch trên địa bàn huyện Mê Linh - nơi ghi nhận bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 243. Ảnh: MÊ LINH

Chiều 7-4, lãnh đạo UBND huyện Mê Linh [Hà Nội] cho biết huyện đang hoàn thiện lịch trình của bệnh nhân số 243 để chủ động có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm. Đến sáng cùng ngày, cơ quan chức năng bước đầu xác định được 104 trường hợp F1 từng tiếp xúc với bệnh nhân.

Cũng theo đại diện UBND huyện, bệnh nhân 243 có tham dự đám cưới, đám giỗ nên tiếp xúc với nhiều người. Các trường hợp F1, F2 đều đã có quyết định cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Còn báo cáo ban đầu của Trung tâm Y tế huyện Mê Linh cho thấy sáng 12-3, bệnh nhân này có đưa vợ đi khám tại Khoa khám bệnh - phòng khám Miễn dịch dị ứng, BV Bạch Mai.

Bệnh nhân có đưa vợ đi vào nơi khám lấy máu xét nghiệm, siêu âm và mua thuốc, có đeo khẩu trang. Hai vợ chồng ăn trưa tại quán cơm bình dân trên đường Giải Phóng chứ không mua đồ hay đến nhà ăn của BV.

Sau khi khám bệnh, hai vợ chồng bệnh nhân về nhà bằng xe máy. Trong hai ngày 14 và 15-3, bệnh nhân có đi ăn cưới cháu gái gần nhà, đi tiếp khách ở nhiều mâm cỗ. Tiếp đó, bệnh nhân đi ăn giỗ tại nhà mẹ vợ.

Quá trình sinh hoạt tại nhà, bệnh nhân tiếp xúc với nhiều người trong gia đình, nhiều lần tới chợ Quảng Bá để giao hoa. Bệnh nhân từng đến BV đa khoa Phúc Yên [Vĩnh Phúc] và BV Phụ sản Hà Nội,...

UBND huyện Mê Linh cho biết ngay trong ngày 6-4 [thời điểm công bố ca bệnh] đã tiến hành điều tra lập danh sách các trường hợp F1 và F2.

Huyện cũng lập các chốt chia làm hai vòng cách ly, trong đó vòng 1 gồm các gia đình gần bệnh nhân bán kính 200 m; vòng 2 là toàn bộ thôn Hạ Lôi.

“Căn cứ kết quả điều tra, dự kiến sẽ khoanh vùng cách ly toàn xã khi cần thiết”  - UBND huyện Mê Linh nhấn mạnh.

Cùng với đó, huyện sẽ tổ chức thực hiện phun thuốc khử khuẩn, thu gom rác thải, giám sát sức khỏe, chăm sóc sức khỏe người dân; đảm bảo các nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm cho người dân trong vùng cách ly.

Trưa 7-4, BV Phụ sản Hà Nội cho biết đã có kết quả xét nghiệm của nhóm y, bác sĩ 63 người [17 F1, 46 F2] tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 thứ 243.

Theo đó, 17 người F1 đều cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2, sẽ chuyển tới cơ sở cách ly do Sở Y tế TP Hà Nội chỉ định.

46 trường hợp F2 còn lại sẽ cách ly tại nhà đến khi đủ 14 ngày. 

Kết quả xét nghiệm COVID-19 nhóm BS tiếp xúc với bệnh nhân 243

[PLO]- Đã có 17/63 y bác sĩ âm tính với virus SARS-CoV-2.

T.PHAN

Ông Hoàng Văn Chiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên [tỉnh Vĩnh Phúc] cho biết chiều tối 6.4, bệnh viện đã tiến hành cách ly 12 y bác sĩ do do liên quan đến ca bệnh 243. Trong đó, 2 người thuộc diện F1 và 10 người F2. Đồng thời, bệnh viện đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho 12 y bác sĩ. Tất cả các xét nghiệm này đều cho kết quả âm tính lần 1.

Theo ông Chiến, chiều ngày 6.4, ngay sau khi nhận được thông báo của Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh [Hà Nội] về ca bệnh 243 dương tính với SARS-CoV-2 đã đến bệnh viện, bệnh viện đã chủ động rà soát các trường hợp liên quan.

Theo đó, có một cặp vợ chồng 25 tuổi [là cháu của bệnh nhân 243] đang điều trị ở bệnh viện do thai lưu. Ngày 4.4, các bác sĩ giải thích cho gia đình là bệnh nhân có thể ở đây điều trị hoặc chuyển viện. Sau khi tham khảo, bệnh nhân 243 đến đón vợ chồng người cháu xuống Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Tại bệnh viện, bệnh nhân có nói chuyện với 1 bác sĩ chừng hơn 1 phút và tiếp xúc với 1 nhân viên hành chính để lấy giấy chuyển viện. Trong quá trình tiếp xúc, cả người bệnh và y bác sĩ đều đeo khẩu trang và mặt nạ.

Theo ông Chiến, trường hợp bệnh nhân có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, nhưng đã hết thời gian cách ly nên chưa rõ nguồn lây bệnh từ đâu. 

Nói về bảo hộ cho cán bộ và nhân viên y tế, ông Chiến cho hay, từ sau Tết Nguyên đán, bệnh viện đã có quy trình khử khuẩn, phun hóa chất theo đúng quy định. Ngoài ra, bệnh viện cũng trang bị đầy đủ khẩu trang và mặt nạ chắn cho cho nhân viên để phòng nguy cơ mắc bệnh.

Sáng 7.4, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Thanh Hải- Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận 12 cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện đa khoa Phúc Yên phải cách ly vì liên quan đến bệnh nhân 243. 

"Khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, chúng tôi đã báo động tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn, phải bảo hộ cho cán bộ, nhân viên y tế khi tiếp xúc với người bệnh như bảo hộ khi tiếp xúc với người nghi nhiễm. Các y bác sĩ đã chủ động bảo hộ nên khả năng lây nhiễm là rất thấp. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục cách ly các y bác sĩ đúng quy định và tổ chức xét nghiệm COVID-19"- ông Hải nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến bệnh nhân này, ngày 6.4, 63 y bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng đã phải cách ly vì có tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19 số 243. 

Ca bệnh 243 công bố ngày 6.4 là bệnh nhân nam, 46 tuổi, quốc tịch Việt Nam, cư trú tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ngày 12.3, bệnh nhân đưa vợ đi khám bệnh tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai và về trong ngày, ăn uống tại quán cơm đường Giải Phóng đối diện cổng bệnh viện. Từ đó đến nay chưa quay lại bệnh viện.

Ngày 30.3, bệnh nhân khai báo trạm y tế và được cách ly tại nhà ở Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, không có biểu hiện triệu chứng. Bệnh nhân có  tiếp xúc gần với người nhà, người thân và bạn kinh doanh.

Ngày 4.4 được lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 6.4 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Việt Nam hiện có 251 ca nhiễm COVID-19, trong đó có trường hợp bệnh nhân 243 có dịch tễ hết sức phức tạp, khiến cho nhiều người dân vô cùng lo lắng. Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh nhân số 243 đã có nhiều ngày sinh hoạt trong cộng đồng, đi đến rất nhiều nơi và tiếp xúc với vô số người. Ngay sau đó, hai trong số những người đã tiếp xúc với bệnh nhân này cũng đã được xác nhậndương tính với SAR-CoV-2, gồm chị dâu của bệnh nhân và hàng xóm nhà đối diện.

Lý do vợ bệnh nhân COVID-19 thứ 243 không lây bệnh từ chồng

Trước thông tin này, không ít người dân đã đặt ra câu hỏi: Tại sao vợ bệnh nhân COVID-19 số 243, người sinh hoạt hàng ngày bên cạnh lại không nhiễm, trong khi chị dâu và hàng xóm - những người tần suất tiếp xúc thấp hơn - lại bị lây nhiễm?

Theo lý giải của bác sĩ Trần Văn Phúc, lý dovợ bệnh nhân 243 không lây nhiễm từ chồng là bởi tiền sử của người phụ nữ này mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống đã 12 năm, mà bệnh này được bác sĩ kê đơn thuốc chloroquine hoặc hydroxychloroquine. Đây cũng là loại thuốc mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] phê chuẩn để điều trị bệnh COVID-19, trước khi bị chính FDA bác bỏ.

Bác sĩ Trần Văn Phúc, làm việc tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Xanh Pôn.

BS. Trần Văn Phúc cho biết, "chloroquine hay hydroxychloroquine là thuốc trước đây dùng điều trị sốt rét, về sau được kê đơn cho các trường hợp bị HIV, bệnh khớp mãn tính, đặc biệt với bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống rất cần thuốc này".

Vị bác sĩ này cũng lấy thêm dẫn chứng từ những nghiên cứu trên thế giới về tác dụng của chloroquine với SARS-CoV-1 gây đại dịch SARS năm 2003, cũng như quan sát thực tế của bác sĩ tại Vũ Hán trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19.

"Năm 2003, Savarino A thực hiện nghiên cứu trong ống nghiệm đánh giá tác dụng của chloroquine đối với SARS-CoV-1 gây ra dịch bệnh SARS. Tiếp theo đó, Keyaerts E cũng nghiên cứu tác dụng của chloroquine với SARS-CoV-1 vào năm 2004, rồi đến Vincent MJ năm 2005. Cả 3 nghiên cứu trong ống nghiệm được đánh giá rất cao, đều cho thấy chloroquine có tác dụng mạnh mẽ với chủng vi-rút cực độc gây bệnh SARS này; đây cơ sở để CDC Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng chloroquine điều trị SARS nếu căn bệnh giết người hàng loạt này quay trở lại.

Khi đại dịch COVID-19 xảy ra ở Trung Quốc, các chuyên gia đa ngành ở Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Bắc do Giáo sư Vương Mẫn Lệ dẫn đầu, đã quan sát tại khoa da liễu có 80 bệnh nhân bị Lupus ban đỏ hệ thống, nhưng thật kì lạ lúc đầu có sự trộn lẫn mà không bệnh nhân Lupus nào bị nhiễm SARS-CoV-2. Tiếp đó, nhóm nghiên cứu quan sát 178 bệnh nhân bị bệnh viêm phổi do SARS-CoV-2, nhưng cũng không có bệnh nhân nào mắc Lupus ban đỏ.

Ngay lập tức Giáo sư Vương Mẫn Lệ cùng với các cộng sự bắt tay nghiên cứu trong ống nghiệm, kết quả chỉ ra rằng chloroquine có tác động ở cả 2 pha ngoài và trong tế bào Vero E6. Bên cạnh hoạt động chống vi-rút, chloroquine còn có tác động điều chỉnh miễn dịch, giúp tăng cường tác dụng chống vi-rút trong cơ thể. Giá trị EC 90 của chloroquine so với SARS-CoV-2 trong các tế bào Vero E6 là 6,90 μM, có thể đạt được lâm sàng như đã được chứng minh trong huyết tương của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được dùng 500mg", BS. Trần Văn Phúc thông tin.

Theo BS. Trần Văn Phúc, nghiên cứu này đã được công bố, đăng ký bản quyền và được Ủy ban Đạo đức của Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán phê duyệt cho phép đăng ký trên nền tảng thử nghiệm lâm sàng. Ngoài ra, Pháp cũng có nghiên cứu về sự kết hợp hydroxychloroquine với azithromycine, do nhóm của GS. Didier Raoult từ bệnh viện L'Institut Hospitalo-Universitaire [IHU] tiến hành.

"Hiện chưa có báo cáo nào về bệnh nhân Lupus bị nhiễm SARS-CoV-2", BS. Trần Văn Phúc viết.

Nguy cơ ngộ độc chloroquine nếu dùng không có chỉ dẫn của bác sĩ

Tại cả Việt Nam và trên thế giới, đã có không ít trường hợp ngộ độc chloroquine vì người dân thiếu hiểu biết tự ý mua thuốc về uống khi không có bệnh.

Chloroquine/hydroxychloroquine là thuốc độ bảng B, có thể gây tai nạn chết người.

Ngày 21/3, một nam bệnh nhân 44 tuổi ở Hà Nội đã phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc nặng sau khi uống 15 viên chloroquine. Tự ý dùng quá nhiều thuốc khiến anh này bị tụt huyết áp, nôn, mắt nhìn lơ mơ. Tại Mỹ, một người đàn ông đã tử vong sau khi tự ý uống chất phụ gia dọn bể cá có chứa chloroquine để phòng COVID-19.

BS. Trần Văn Phúc cảnh báo: "Chloroquine/hydroxychloroquine là thuốc độc bảng B, có thể gây tai nạn chết người, nên khi kê đơn điều trị cho bệnh nhân nội trú, điều dưỡng phát thuốc thường yêu cầu bệnh nhân phải uống ngay trước mặt".

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

BS. Phúc cũng khuyên mọi người không nên tự ý mua thuốc về tích trữ để phòng COVID-19, tránh tiền mất tật mang, gây thêm bệnh về người, thậm chí gây ngộ độc, tử vong.

Ngoài ra, bác sĩ này khuyến cáo phải thận trọng khi dùng chloroquine với các loại thuốc tim mạch, thuốc kháng sinh, thuốc hệ thần kinh trung ương, thuốc tiêu hóa và một số loại thuốc khác.


Thảo Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề