Cục thi hành án dân sự là gì

Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua cụm từ “thi hành án dân sự”, đặc biệt thuật ngữ này vô cùng quen thuộc với người học luật, nhà làm luật. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã thực sự hiểu thi hành án dân sự là gì? Khi tiến hành khảo sát, chúng tôi chỉ nhận được những câu trả lời khái quát, chung chung. Hãy cùng ACC tìm hiểu thi hành án dân sự là gì và những vấn đề liên quan nhé!

Thi hành án dân sự là gì

Trước khi tìm hiểu khái niệm thi hành án dân sự là gì, cần hiểu thi hành án là gì?

Thi hành án được hiểu là việc cơ quan, tổ chức thực hiện thi hành những bản án hoặc quyết định, phán quyết của tòa án nếu sau khi cá nhân, tổ chức ca sỹ săn sóc và đã yêu cầu tòa án giải quyết, tòa án đã ra bản án, phán quyết giải quyết về vấn đề đó.

Sau khi tìm hiểu khái niệm thi hành án là gì, hãy cùng tìm hiểu khái niệm thi hành án dân sự là gì nhé!

Thi hành án dân sự là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan thi hành án dân sự, trong đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ yêu cầu người phải thi hành án và những chủ thể có liên quan thực hiện phải thi hành những bản án, quyết định một phán quyết của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Thi hành án dân sự có thể tác động tới tài sản của người phải thi hành án hoặc bột người thi hành án thực hiện những nhiệm vụ gắn với nhân thân người đó, hoặc bị cấm gầy phải thi hành án thực hiện những hành vi nhất định.

Thông thường, người phải thi hành án sẽ tự nguyện thực hiện theo quyết định, bản án của tòa án. Tuy nhiên, trong trường hợp người phải thi hành án không thực hiện quy định, phán quyết của tòa án thì sẽ bị cưỡng chế để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, cũng thể hiện tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm và bản chất của thi hành án dân sự là gì, hãy cùng ACC tìm hiểu những thông tin chi tiết, cụ thể hơn về cơ quan có thẩm quyền thi hành án dân sự nhé!

Theo quy định pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hành án dân sự được gọi là cơ quan thi hành án dân sự và có quyền, thẩm quyền tổ chức, thực hiện việc thi hành án dân sự. Hiện nay, theo quy định pháp luật, các cơ quan thi hành án dân sự tại Việt Nam cùng cơ quan thi hành án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan thi hành án cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Cơ cấu của cơ quan thi hành án dân sự bao gồm chấp hành viên, chấp hành viên trưởng và những cán bộ khác làm công tác thi hành án. Người đứng đầu cơ quan thi hành án dân sự là thủ trưởng. Ngoài ra, trong quá trình thi hành án dân sự, ủy ban nhân dân cấp xã cũng có thể tham gia vào quá trình này đối với vụ việc do cấp huyện giao.

Theo Điều 13 Luật Thi hành án dân sự hiện hành, hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm Cơ quan quản lý thi hành án dân sự và Cơ quan thi hành án dân sự:

“1. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Bộ Quốc phòng

2. Cơ quan thi hành án dân sự:

a] Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh];

b] Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện];

c] Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương [cơ quan thi hành án cấp quân khu].”

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về thi hành án dân sự là gì và những vấn đề liên quan để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn. Rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý khách hàng có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

·   Hotline: 19003330

·   Zalo: 084 696 7979

·   Gmail:

Ảnh minh họa

Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính sau khi được phê duyệt, ban hành.

Bên cạnh đó, thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.

Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm bản án, quyết định dân sự, hành chính của Tòa án và các quy định khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Tổng cục Thi hành án dân sự có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện thanh tra về quản lý thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính và xử lý hành vi không chấp hành án theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức

Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, có cơ cấu tổ chức gồm: Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương; cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương.

Cụ thể, cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương gồm: 1- Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, trọng tài thương mại [gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1]; 2- Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định phá sản; phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản [Vụ Nghiệp vụ 2]; 3- Vụ Quản lý Thi hành án hành chính [Vụ Nghiệp vụ 3]; 4- Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo; 5- Vụ Tổ chức cán bộ; 6- Vụ Kế hoạch - Tài chính; 7- Văn phòng; 8- Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin.

Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương gồm: 1- Cục Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh] trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; 2- Chi cục Thi hành án dân sự ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện] trực thuộc Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh.

Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thi hành án dân sự có Tổng Cục trưởng và không quá 3 Phó Tổng cục trưởng; thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và công chức khác; viên chức.

Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có các phòng chuyên môn và tổ chức tương đương trực thuộc.

Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có Cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự; Phó Cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự; Chấp hành viên sơ cấp; Chấp hành viên trung cấp; Chấp hành viên cao cấp; Thẩm tra viên thi hành án; Thẩm tra viên chính thi hành án; Thẩm tra viên cao cấp thi hành án [nếu có]; Thư ký thi hành án và công chức khác.

Hoàng Diên

Tổng cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thi hành án dân sựThành lậpLoạiVị thế pháp lýTrụ sở chínhVị trí

Ngôn ngữ chính

Tổng cục trưởng

Chủ quản

Trang web
10 tháng 11 năm 2009
Cơ quan nhà nước
Hợp pháp, hoạt động
Số 60 Trần Phú, quận Ba Đình

  • Hà Nội Việt Nam

Tiếng Việt
Nguyễn Quang Thái
Bộ Tư pháp
thads.moj.gov.vn

Tổng cục Thi hành án dân sự thành lập ngày 10 tháng 11 năm 2009, theo Quyết định số 2999/QĐ-BTP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.[1][2]

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định tại Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.[3]

Mục lục

  • 1 Nhiệm vụ và quyền hạn
  • 2 Lãnh đạo Tổng cục[4]
  • 3 Cơ cấu tổ chức
    • 3.1 Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương
      • 3.1.1 Các đơn vị giúp việc Tổng cục trưởng
      • 3.1.2 Đơn vị sự nghiệp công lập
    • 3.2 Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương
  • 4 Ngày truyền thống Thi hành án dân sự
  • 5 Tham khảo
  • 6 Xem thêm
  • 7 Liên kết ngoài

Nhiệm vụ và quyền hạnSửa đổi

Theo Điều 2, Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thi hành án dân sự có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:

  • Trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các loại văn bản thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính, đôn đốc thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm trong thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính.
  • Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự và thi hành án hành chính.
  • Theo dõi việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành, án hành chính. Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định.
  • Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong quân đội.
  • Quản lý khoản thu phí do cơ quan thi hành án dân sự nộp cho Tổng cục Thi hành án dân sự để thực hiện việc điều hòa phí thi hành án và sử dụng theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao và theo quy định của pháp luật.

Lãnh đạo Tổng cục[4]Sửa đổi

  • Tổng cục trưởng: Nguyễn Quang Thái[5]
  • Phó Tổng cục trưởng:
  1. Nguyễn Văn Sơn[6]
  2. Nguyễn Văn Lực[7]
  3. Trần Thị Phương Hoa[8]
  4. Nguyễn Thắng Lợi[9]

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

[Theo Điều 3, Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ]

Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ươngSửa đổi

Các đơn vị giúp việc Tổng cục trưởngSửa đổi

  • Văn phòng Tổng cục
  • Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, trọng tài thương mại [gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1]
  • Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định phá sản; phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản [gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2]
  • Vụ Quản lý Thi hành án hành chính [gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3]
  • Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Vụ Kế hoạch - Tài chính

Đơn vị sự nghiệp công lậpSửa đổi

  • Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin

Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phươngSửa đổi

Cục Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [gọi chung là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh] trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự.

Chi cục Thi hành án dân sự ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện] trực thuộc Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh.

Ngày truyền thống Thi hành án dân sựSửa đổi

Ngày 5 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký thông qua Quyết định số 397/QĐ-TTg về "Ngày truyền thống Thi hành án dân sự".[10][11]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Quyết định số 2999/QĐ-BTP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp”.
  2. ^ “Thành lập Tổng cục Thi hành án dân sự”.
  3. ^ “Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ”.
  4. ^ “Lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự”.
  5. ^ “Tổng Cục trưởng Nguyễn Quang Thái làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh”.
  6. ^ “Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Sơn tiếp và làm việc với Đoàn công tác Bộ Tư pháp An-giê-ri”.
  7. ^ “Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực là Người phát ngôn của Tổng cục Thi hành án dân sự”.
  8. ^ “Bà Trần Thị Phương Hoa làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự”.
  9. ^ “Ông Nguyễn Thắng Lợi làm Phó Tổng cục trưởng Thi hành án dân sự”.
  10. ^ “Quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 5 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ”.
  11. ^ “Gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự”.

Xem thêmSửa đổi

  • Bộ Tư pháp [Việt Nam]

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Website chính thức của Tổng cục Thi hành án dân sự

Video liên quan

Chủ Đề