Quan hệ giữa các khái niệm là gì

BÀI TẬP MÔ HÌNH HOÁ KHÁI NIỆM - QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM - LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

I. Điểm qua lý thuyết

1. Các mối quan hệ giữa các khái niệm

Quan hệ điều hoà: Là quan hệ giữa những khái niệm mà ngoại diên của chúng có ít nhất một đối tượng chung nhau. Bao gồm các quan hệ sau:

- Quan hệ đồng nhất [trùng nhau].

- Quan hệ bao hàm [lệ thuộc].

- Quan hệ giao nhau. 

Quan hệ không điều hoà: Là quan hệ giữa những khái niệm mà ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau. Bao gồm các quan hệ sau:

- Quan hệ ngang hàng [cùng bị bao hàm].

- Quan hệ đối lập.

- Quan hệ mâu thuẫn.

2. Cách làm dạng bài mô hình hoá các khái niệm

Ví dụ: Hãy mô hình hoá các khái niệm sau: Sinh viên, Sinh viên Đại học Quốc gia HN, Người lao động trí óc.

Cách làm:

- Đặt tên các khái niệm theo ký tự:

+ Sinh viên: A.

+ Sinh viên Đại học Quốc gia HN: B.

+ Người lao động trí óc: C.

- Xét từng cặp quan hệ:

“Sinh viên – Sinh viên Đại học Quốc gia” là mối quan hệ bao hàm. Vì một khái niệm có ngoại diên rộng hơn [sinh viên] và một khái niệm có ngoại diên nhỏ hơn, bị bao hàm trong ngoại diên của khái niệm kia [sinh viên đại học quốc gia]. Ta có sơ đồ:

Làm tương tự với các cặp khái niệm còn lại.

- Vẽ sơ đồ cuối cùng:


II. Bài tập thực hành

Mô hình hoá quan hệ giữa các khái niệm sau:

1. Nhà khoa học, giáo sư, nhà sử học.

2. Số chia hết cho 3, số chia hết cho 6, số chia hết cho 9.

3. Nhà khoa học, giảng viên, giáo sư.

4. Số chia hết cho 3, số chia hết cho 2, số chia hết cho 18.

5. Thuốc lá, chất gây nghiện, chất có hại cho sức khoẻ.

6. Nhà ngôn ngữ học, giảng viên, giáo sư.

7. Số chia hết cho 3, số chia hết cho 2, số chia hết cho 9.

8. Giáo sư, nhà khoa học, nhà quản lý.

9. Người lao động, nông dân, trí thức.

10. Sinh vật, động vật, thực vật.

11. Nhà văn, nhà thơ, nhà báo.

12. Nhà khoa học, tiến sĩ, người tốt nghiệp đại học.

13. Giáo sư, cử nhân, thanh niên Việt Nam.

14. Tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông.

15. Giáo sư, nhà khoa học, nông dân.

16. Số chẵn, số chia hết cho 4, số lẻ.

17. Nhà triết học, nhà tâm lý học, công nhân.

18. Tam giác cân, tam giác vuông, tứ giác.

19. Sử học, nhà sử học, lịch sử.

20. Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên.

21. TP. Hà Nội, Q. Thanh Xuân, P. Thanh Xuân Trung.

22. Người Việt Nam, người Nga, nhà khoa học, nhà khoa học nữ Việt Nam, nhà khoa nữ Nga, Giáo sư Việt Nam, Nữ giáo sư Việt Nam.

23. Tứ giác, tam giác, hình thoi, hình thang, hình bình hành, hình vuông, hình chữ nhật tứ giác có bốn góc bằng nhau, tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.

24. Hồ Chí Minh, Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

25. Sinh viên, Sinh viên Đại học Quốc gia.

26. Sinh viên, Đảng viên.

27. Màu trắng, màu đen.

28. Giai cấp vô sản, giai cấp tư sản, giai cấp.

29. Chiến tranh phi nghĩa, chiến tranh chính nghĩa.

30. Màu trắng, màu không trắng.

III. Phần đáp án và các dạng bài tương tự khác

- Xem một số đáp án tại link:

//ybox.vn/ky-nang/mo-hinh-hoa-cac-khai-niem-mot-so-cach-tiep-can-mon-logic-hinh-thuc-logic-hoc-dai-cuong-5c95ad2856a4f76263d22417

- Xem full đáp án và tài liệu tại link:

//an7111999.blogspot.com/

- Liên hệ với tác giả để giải đáp thắc mắc:

Gmail: [email protected]

 

KHÁI NIỆM

1. Khái niệm

1.1. Định nghĩa: là hình thức của tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chất của sự vật hiện tượng hoặc những mối liên hệ của chúng.

1.2. Quan hệ giữa khái niệm và từ ngữ

  • Khái niệm luôn được biểu đạt bằng từ.

  • Một khái niệm có thể biểu đạt bằng nhiều từ.

  • Nhiều khái niệm có thể biểu đạt bằng một từ.

2. Cấu trúc Logic của khái niệm Mỗi khái niệm gồm có hai thành phần:

  • Nội hàm của khái niệm: là tập hợp các dấu hiệu cơ bản, bản chất và đặc trưng của một lớp sự vật hiện tượng.

  • Ngoại diên của khái niệm: là tập hợp các đối tượng mang đầy đủ những dấu hiệu thuộc nội hàm của khái niệm.

  • Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên:

    • Nội hàm càng nhiều dấu hiệu, ngoại diên càng nhỏ hẹp.

    • Nội hàm càng đơn giản, ngoại diên càng rộng lớn.

3. Quan hệ giữa các khái niệm
3.1. Quan hệ đồng nhất: Hai khái niệm có quan hệ đồng nhất khi chúng có cùng một

ngoại diên.

3.2. Quan hệ lệ thuộc: Hai khái niệm có quan hệ lệ thuộc khi ngoại diên của khái niệm này là một bộ phận của ngoại diên khái niệm kia.

Trong hai khái niệm lệ thuộc, khái niệm có ngoại diên lớn hơn được gọi là khái niệm loại, còn khái niệm có ngoại diên nhỏ hơn gọi là khái niệm chủng.

Trong dãy các khái niệm lệ thuộc, khái niệm có ngoại diên rộng nhất [không có khái niệm nào có ngoại diên bao trùm lên nó] đƣợc gọi là phạm trù ; khái niệm có ngoại diên nhỏ nhất [không có khái niệm nào có ngoại diên nhỏ hơn nữa] đƣợc gọi là khái niệm đơn nhất.

3.3. Quan hệ giao nhau: Hai khái niệm có quan hệ giao nhau khi ngoại diên của chúng có một bộ phận trùng nhau.

3.4. Quan hệ tách rời: Hai khái niệm có quan hệ tách rời khi ngoại diên của chúng không có một bộ phận nào trùng với nhau.

3.5. Quan hệ ngang hàng: Hai khái niệm có quan hệ ngang hàng khi chúng tách rời và cùng lệ thuộc vào một khái niệm loại chung của chúng.

3.6. Quan hệ mâu thuẫn: Hai khái niệm có quan hệ mâu thuẫn khi chúng tách rời và tổng ngoại diên của chúng tạo thành ngoại diên của một khái niệm loại của chúng.

4. Các thao tác Logic trên khái niệm

4.1. Mở rộng – Thu hẹp khái niệm

  • Mở rộng khái niệm: là thao tác làm cho ngoại diên của khái niệm lớn hơn bằng cách bỏđi dấu hiệu đặc trưng thuộc nội hàm của khái niệm đó.
  • Thu hẹp khái niệm: là thao tác làm cho ngoại diên của khái niệm nhỏđi bằng cách thêm vào nội hàm dấu hiệu đặc trƣng của khái niệm mới.

Chúng ta có thể liên tiếp mở rộng hay thu hẹp một khái niệm. Giới hạn cuối cùng của thao tác mở rộng khái niệm cho chúng ta một phạm trù. Giới hạn cuối cùng của thao tác thu hẹp khái niệm cho chúng ta một khái niệm đơn nhất.

4.2. Định nghĩa khái niệm: là thao tác vạch rõ nội hàm của khái niệm.
Cấu trúc: Dfd = Dfn
Definiendum = Definiens
Khái niệm đƣợc định nghĩa = Khái niệm dùng để định nghĩa

  • Khái niệm được định nghĩa là khái niệm cần phát hiện nội hàm.

  • Khái niệm dùng để định nghĩa là khái niệm đã biết rõ nội hàm được dùng để làm

    rõ nội hàm của khái niệm cần định nghĩa.
    Ví dụ: Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau

o Cách thức định nghĩa:

  1. Thông qua loại và sự khác biệt chủng.

  2. Liệt kê các khái niệm chủng của khái niệm cần định nghĩa.

  3. Định nghĩa bằng lối mô tả.

  4. Định nghĩa theo kiểu qui ƣớc

  5. Định nghĩa theo kiểu định danh.

  6. Định nghĩa bằng trực quan.

Lưu ý: Phân biệt hình thức giống định nghĩa

o Các qui tắc định nghĩa khái niệm
Qui tắc 1: Chỉ dùng khái niệm đã biết để định nghĩa khái niệm mới.

Lỗi logic:

  • Định nghĩa vòng quanh

  • Định nghĩa lẩn quẩn.

Qui tắc 2: Định nghĩa tương xứng.
Lỗi logic:

  • Định nghĩa quá rộng

  • Định nghĩa quá hẹp

  • Định nghĩa lệch.

Qui tắc 3: Định nghĩa ngắn gọn, rõ ràng.

Qui tắc 4: Định nghĩa không phát biểu theo lối phủđịnh.

4.3. Phân chia khái niệm

a. Định nghĩa: Phân chia khái niệm là thao tác logic tách một khái niệm thành những khái niệm hẹp hơn.

b. Chúng ta cần phân biệt viêc phân chia khái niệm với việc phân tích một chỉnh thể thành các bộ phận.

Kết cấu của phân chia khái niệm:

Khái niệm bị phân chia
Cơ sở phân chia
Khái niệm phân chia [khái niệm thành phần]

Qui tắc phân chia khái niệm:

  • Quy tắc 1: Phân chia triệt để, không bỏ sót.

  • Quy tắc 2: Phân chia rạch ròi, không trùng lặp.

  • Quy tắc 3: Phân chia theo một chuẩn nhất quán.

  • Quy tắc 4: Phân chia liên tục.

Chủ Đề