Cá giống là gì

Phát triển nuôi trồng thủy sản là hướng đi quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Do vậy việc cung ứng các loại giống tốt cùng kỹ thuật chăn nuôi sẽ giúp nông dân đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Trung tâm Giống thủy sản cấp 1 Bắc Giang được nông dân trong và ngoài tỉnh tìm đến bởi là địa chỉ cung cấp giống chất lượng. Phóng viên Báo Bắc Giang có cuộc trò chuyện với ông Thân Văn Thủy, Giám đốc Trung tâm.

Chào ông, được biết trong mấy năm gần đây, Trung tâm trở thành  địa chỉ tin cậy về sản xuất các loại giống thủy sản. Ông có thể giới thiệu đôi nét về đơn vị?

Những năm 1967-1968 Trung tâm chỉ là mô hình trại cá nuôi, gột cá giống với một đội hơn chục người. Trải qua nhiều mô hình quản lý, tên gọi khác nhau. Lúc thì Trại Cá, khi là Xí nghiệp Thủy sản, rồi có dạo là Công ty Thủy sản, hiện nay là Trung tâm Giống thủy sản cấp 1 trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT. Trung tâm có 45 người, trong đó 3 người có trình độ thạc sĩ, 12 kỹ sư thủy sản, 16 cao đẳng, trung cấp. Hiện nay chúng tôi có 3 cơ sở sản xuất các loại cá giống ở Phi Mô [Lạng Giang], TP Bắc Giang và trên hồ Cấm Sơn [Lục Ngạn], mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 400 triệu con cá giống các loại. Đơn vị là một trong 4 trung tâm vùng được sự quan tâm đầu tư về nhiều mặt từ Trung ương.

Được sự quan tâm như vậy, cơ sở vật chất của Trung tâm hẳn rất phát triển?

Trên địa bàn các tỉnh miền Bắc hiện nay chỉ có 4 nơi được Nhà nước đầu tư để trở thành trung tâm của vùng với nhiệm vụ là đơn vị nghiên cứu, lai tạo giống gốc, đầu dòng sản xuất các loại giống cá có chất lượng, vừa là nơi nghiên cứu khảo nghiệm một số loại giống cá mới trước khi nhân ra diện rộng. Cơ sở hạ tầng của 4 trung tâm này được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu. Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Giống thuỷ sản cấp 1 Bắc Giang được đầu tư 35 tỷ đồng xây dựng hạ tầng, bao gồm hệ thống ao nuôi, ao thử nghiệm, khu nhà sản xuất công nghệ cao, hệ thống xử lý chất thải, đường nội bộ. Chúng tôi hiện có gần 100 ao nuôi thả các loại với tổng diện tích 44 ha ở cả 3 cơ sở, mỗi năm sản xuất chừng 400 triệu cá giống cung cấp cho nông dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên…

Cơ cấu giống cá của Trung tâm hiện nay  bao gồm những loại gì ?

Riêng cá giống nước ngọt hiện nay có trên 20 giống. Các loại thông thường như trôi, chép, mè, trắm, chúng tôi đã có kinh nghiệm làm giống từ hàng chục năm nay. Trung tâm đặc biệt chú trọng tới nhân giống các loại cá có hiệu quả kinh tế cao trước đây chưa làm được như cá rô đơn tính, cá nheo, cá lăng, cá lăng chấm, rồi nhân giống ếch xanh, cá bống, mới đây là cá tầm - một loài có xuất xứ từ vùng nước lạnh. Việc thành công từ khảo nghiệm đến nhân giống các loại cá quý này mở hướng cho Trung tâm chủ động khâu sản xuất cá giống, không còn phụ thuộc như trước đây, đặc biệt ở một số loại cá khó làm.

Là cơ sở sản xuất giống thủy sản cấp 1 của khu vực, hiện nay Trung tâm đáp ứng được bao nhiêu thị phần giống cho nông dân trong tỉnh?

Một năm chúng tôi sản xuất ra hơn 300 triệu cá bột, gần 20 tấn cá giống, 15 triệu cá hương. Thật khó đánh giá chính xác về thị phần cá giống cung cấp trong tỉnh. Chúng tôi không đặt mục tiêu là số lượng mà đề cao chất lượng lên hàng đầu. Sản phẩm được cung cấp từ trung tâm phải là các loại cá giống có chất lượng tốt nhất, có khả năng thích nghi cao, sạch bệnh, nếu áp dụng chăn nuôi đúng quy trình chắc chắn sẽ cho hiệu quả hơn bất kỳ một cơ sở cung cấp giống trên địa bàn. Trong sản xuất nông nghiệp có câu "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nhưng riêng với nuôi trồng thủy sản yêu cầu "giống" lại quan trọng hơn cả.Khâu khó nhất trong quy trình sản xuất cá giống là gì, thưa ông?

Làm giống cá hoàn toàn là khâu kỹ thuật, nếu đã làm chủ được kỹ thuật thì không có gì khó. Trung tâm chúng tôi hiện có cơ sở hạ tầng tốt. Hệ thống bể công nghệ cao cho cá sinh sản đang hoàn thiện, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, nhiệt tình… Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến sự thành bại việc nhân giống cá này như thời tiết thay đổi bất thường, nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh... Bên cạnh đó phải đặc biệt chú ý đến công tác phòng trừ dịch bệnh cho cá.

Ông có thể nói rõ hơn vấn đề này?

Đã là chăn nuôi, dịch bệnh là khâu cần được chú trọng kể cả nhân giống hoặc nuôi cá thâm canh. Do đó công tác phòng trừ luôn phải đặt lên hàng đầu. Giống như chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản cũng cần có bác sĩ thủy sản cũng như hệ thống quản lý tình hình bệnh dịch. Tiếc rằng ta chưa có, cho nên nếu cá "bén dịch" có thể gây thiệt hại rất lớn. Hiện nay rất nhiều mô hình nuôi cá thâm canh theo kiểu nuôi lợn trên, cá dưới. Chất thải phía trên xả xuống ngay ao nuôi nên cá rất dễ bị nhiễm bệnh. Đồng thời, nguồn nước ô nhiễm cũng là những tác nhân gây dịch bệnh cho cá. Để chủ động trong khâu phòng trừ cũng như tư vấn, giúp đỡ nông dân phòng tránh bệnh dịch, Trung tâm đã cử cán bộ đi học chuyên ngành bác sĩ thủy sản, thường xuyên mở lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh cho cá cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp xã…

Như ông đã nói, kỹ thuật nhân giống có vai trò rất quan trọng. Vậy Trung tâm đã chủ động được toàn bộ  khâu kỹ thuật nhân giống ?

Có một số loại trước đây như nhân giống cá rô phi đơn tính, đơn vị đã làm thử nhiều lần nhưng cứ khi chuyên gia “rút” thì lại hỏng. Sau này các cán bộ trẻ  tìm ra bí quyết và đã thành công. Hiện nay chất lượng giống cá rô phi đơn tính do Trung tâm sản xuất được Trung ương đánh giá cao mang lại hiệu quả cho nông dân.

Được biết, Trung tâm mới áp dụng nhân giống cá tầm - loại cá quý có giá trị kinh tế cao. Ông có thể dự báo về tương lai của loài cá này trên địa bàn tỉnh?

Cá nước lạnh đang trở thành một mặt hàng tiêu dùng quen thuộc trong nước. Hiện nay đã có 14 tỉnh, thành phố chủ yếu là vùng miền núi phía Bắc có cơ sở nuôi cá nước lạnh như cá hồi và cá tầm. Tỉnh Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh này. Hơn nữa, giá trị kinh tế của cá tầm rất cao [vài trăm nghìn/kg], đầu ra ổn định nên tôi nghĩ mô hình này thành công sẽ là cơ hội mới trong sản xuất thuỷ sản hàng hóa hiện nay cho nông dân tỉnh ta. Chúng tôi đang thử nghiệm tại cơ sở 2 trên hồ Cấm Sơn hiện cho kết quả rất khả quan. Cá tầm nuôi từ giống sau hai năm đạt trọng lượng từ 2,5- 3kg/con… Nói chung cho đến thời điểm này, qua quá trình gần ba năm làm quen với quy trình, đội ngũ cán bộ của Trung tâm đã dần nắm được kỹ thuật để có thể chủ động sản xuất, nhân giống và tiến tới mở rộng mô hình nuôi cá tầm.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.

Vietnamesecá giốngcá bố mẹ

EnglishbroodstockbroodfishCá giống hay giống cá là loại cá dùng làm giống, phát triển thêm thành các mô hình chăn nuôi lớn hơn.

Bố tôi vừa mua một số loại cá giống mới cho bể cá của chúng tôi.

My dad just bought some new broodstock for our fish tank.

Cá giống thường bị loại bỏ khi chúng đạt 10 kg.

Broodstock are generally discarded when they reach 10 kg.

Cá giống [broodstock] là loại cá được dùng làm giống [breeding], phát triển thêm thành các mô hình chăn nuôi lớn hơn [larger breeding models].

Video liên quan

Chủ Đề