Vì sao bưu điện làm ăn khó khăn

Anh Đoàn Ngọc Minh và đội ngũ nhân sự J&T Express

Cũng giống như bất kỳ một lĩnh vực startup nào, những khó khăn ban đầu, nhà đầu tư kinh doanh lĩnh vực bưu cục sẽ phải đối mặt là vốn, thói quen khách hàng cũng như chưa hiểu rõ về chiến lược và kinh nghiệm kinh doanh của lĩnh vực chuyển phát.

Tuy nhiên, khi bắt tay với thương hiệu uy tín, nhà đầu tư sẽ giảm bớt nỗi lo khi thừa hưởng quy trình, hệ thống vận hành, nền tảng công nghệ, kho bãi, trung chuyển và được hỗ trợ về đào tạo, tính toán kế hoạch đạt lợi nhuận từ công ty mẹ. Vì vậy, để đạt được thành công, nhà đầu tư cần cân nhắc lựa chọn nhà đồng hành.

Một nhà đầu tư kinh doanh bưu cục nhượng quyền với J&T Express tại Tuy Hòa, Phú Yên, chị Kim Kiều cho biết chi phí đầu tư ban đầu chị bỏ ra không thực sự là gánh nặng bởi nhìn thấy sau đó là cơ hội và sự phát triển bền vững của mô hình kinh doanh này.

Đến nay, nhờ vận dụng tốt nền tảng chuyển giao của J&T Express, chị Kiều đã nắm rõ cách thức quản lý, mọi thứ đã đi vào ổn định. Trong tương lai sẽ cải thiện từng bước để phù hợp với tệp khách hàng địa phương.

Shipper J&T Express trên đường giao hàng

Tương tự với trường hợp của chị Kim Kiều, anh Trung Đức - chủ bưu cục nhượng quyền Tuấn Minh [Mỹ Đức, Hà Nội] cho biết, qua tìm hiểu, cách thức nhượng quyền bưu cục có cơ hội phát triển tương lai, anh Đức đã lựa chọn tham gia nhượng quyền bưu cục cùng J&T Express từ tháng 5/2021.

Kết quả đến nay, bưu cục của anh Đức đã phủ sóng toàn huyện Mỹ Đức với doanh thu ổn định, mỗi ngày xử lý tới hàng trăm đơn hàng.

Anh Đỗ Ngọc Minh - chủ bưu cục J&T Express tại tỉnh Tây Ninh đánh giá doanh thu 2 tháng đầu khi kinh doanh nhượng quyền, nếu không có gì thay đổi trong tầm 6 tháng tới có thể thu hồi lại được số vốn ban đầu.

Với những bước đầu thuận lợi từ nhà đầu tư khắp mọi miền Bắc -Trung- Nam, cho thấy mô hình kinh doanh nhượng quyền của J&T Express tại Việt Nam được đánh giá tiềm năng, tạo cơ hội cho những người muốn thử sức đầu tư toàn quốc.

Đại diện J&T Express - ông Phan Bình cũng chia sẻ, mục đích triển khai mô hình nhượng quyền không chỉ ở thành phố lớn mà còn ở hầu hết 63 tỉnh thành. Nhà đầu tư có thể tận dụng nguồn có sẵn của J&T có thể kể đến như mặt bằng, nhân sự, phương tiện và tệp khách hàng.

Xu hướng nhượng quyền trong lĩnh vực chuyển phát nhanh đã nở rộ trên thế giới và được chứng minh là mang lại nhiều thành tựu cho các quốc gia. Tới Việt Nam, nhượng quyền bưu cục đang ngày càng trở thành xu hướng và sân chơi mới với nhiều tiềm năng phát triển.

T.D.V

Ảnh minh họa

Trên thực tế, các địa phương trên địa bàn toàn quốc đã có các quy định phân luồng giao thông ưu tiên cho phép xe ô tô bưu chính được đi, đến, đỗ trong đô thị để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc cấp giấy phép cho xe bưu chính được hoạt động, dừng, đỗ trên các tuyến phố nội thành, nội thị còn bị hạn chế nhiều về thời gian, số lượng, tải trọng xe [chỉ cho phép xe có tải trọng nhẹ] và tuyến đường lưu thông. Vì vậy, quá trình thu gom, vận chuyển bưu gửi và báo chí công ích gặp nhiều khó khăn như xe thư tải trọng lớn hơn mức cho phép phải nằm chờ hết giờ cấm mới về được điểm phục vụ, đặc biệt khi lưu lượng lớn phải tổ chức nhiều chuyến xe làm kéo dài thời gian, tốn kém chi phí…

Chính vì vậy mà ở mỗi địa phương có một quy định riêng trong công tác quản lý giao thông đường bộ tại tỉnh sao cho phù hợp với tình hình địa phương mình.

Tại tỉnh Kon Tum, tình hình giao thông đường bộ không phức tạp như một số tỉnh thành khác, lưu lượng xe lưu hành trong khu vực đô thị không nhiều, hiện tượng ùn tắc giao thông không có. Nhưng để chấp hành tốt các quy định trong hoạt động vận tải đường bộ của địa phương mà vẫn thực hiện tốt việc cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích và các nhiệm vụ công ích khác mà Nhà nước giao thì vẫn còn một vài khó khăn cho xe Bưu chính khi lưu thông, dừng, đỗ trên địa bàn tỉnh. Hiện nay có 24 xe ô tô bưu chính chuyên ngành của Bưu điện thành phố Đà Nẵng thực hiện giao – nhận túi, gói thư, báo tại Bưu điện tỉnh Kon Tum có trọng tải từ 3,5 tấn đến 08 tấn. Trong khi đó, theo quy định thì những xe có trọng tải lớn không được phép lưu thông trong thành phố. Ngoài ra, dọc tuyến đường Hồ Chí Minh [QL14] xe Bưu chính đi qua để thực hiện giao- nhận chuyến thư tại các Bưu điện huyện Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Tô và Đắk Hà cũng cần được phép dừng đỗ bên lề đường trước các Bưu điện huyện để giao nhận nhằm đảm bảo hành trình chuyến thư được nhanh chóng và đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó, còn có các tuyến đường xe ô tô chuyên ngành bưu chính vận chuyển công văn hỏa tốc, công văn hệ I, báo chí công ích…để phát và thu gom từ các thùng thư, bưu cục khu vực về trung tâm Bưu điện tỉnh.

Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã quy định “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ do địa phương quản lý; Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải [đối với đường tỉnh] và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng [đối với đường đô thị]; Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý”.

Về vấn đề này, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã có chỉ đạo tại văn bản số 1869/UBND-KTN ngày 29/8/2013 yêu cầu “UBND các huyện, thành phố Kon Tum tạo điều kiện, ưu tiên cấp phép khi có đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông theo đúng quy định hiện hành”. Hiện UBND các huyện, thành phố cũng đã có những phương án riêng để giải quyết, nhưng một khó khăn đặt ra là hiện chưa có văn bản nào quy định đơn vị được cấp phép và hướng dẫn thủ tục cấp phép. Vì vậy, một số đơn vị đang lúng túng chưa biết nên giải quyết thế nào cho thỏa đáng. Tuy nhiên, căn cứ Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 09/11/2010 của UBND tỉnh Kon Tum Ban hành Quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó quy định trách nhiệm của “UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông – Vận tải tổ chức khảo sát, xác định vị trí cho phép dừng, đỗ xe trong khu vực đô thị cho tất cả các loại xe và tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch các vị trí làm bãi đậu đỗ xe công cộng tại địa phương; lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ cho phù hợp với quy định này đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý” thì UBND các huyện, thành phố không cần “cấp phép” mà linh hoạt ban hành văn bản “cho phép” các xe bưu chính hoạt động theo quy định, đồng thời lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ ưu tiên cho loại xe này được lưu thông, dừng, đỗ để thuận lợi cho công việc mà không trái với quy định của Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008.

Như vậy, trong thời gian tới hoạt động của mạng bưu chính công cộng do Nhà nước đầu tư  sẽ phát huy hơn nữa hiệu quả, đảm bảo chất lượng các dịch vụ bưu chính công ích nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

Minh Nguyệt

Video liên quan

Chủ Đề