Vì sao cần sáng tạo

Gần đây, trên trang LinkedIn Learning, bằng cách sử dụng chức năng tổng hợp từ Biểu đồ kinh tế, chúng tôi đã xác định được các kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang rất cần.

Và điều đáng ngạc nhiên, đứng đầu danh sách này lại chính là sự sáng tạo.

Thật ra, sáng tạo là kỹ năng được săn đón nhiều thứ hai trên thế giới, và điện toán đám mây đứng đầu. Nhưng điện toán đám mây là một kỹ năng khó, có nghĩa là nó chỉ áp dụng cho một phần nguồn nhân lực và nó không có sức bền của một kỹ năng mềm.

Ngược lại, học cách suy nghĩ sáng tạo hơn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho suốt sự nghiệp của bạn. Và bên cạnh đó, các xu hướng kinh tế vĩ mô cho thấy sự sáng tạo sẽ trở nên quan trọng hơn trong tương lai.

Do đó, không quá khi nói rằng sáng tạo là kỹ năng riêng biệt quan trọng nhất trên thế giới mà các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh cần phải nắm vững. Tại sao lại thế?

Hãy bắt đầu bằng định nghĩa.

Tính sáng tạo là gì: Là khả năng giải quyết các vấn đề một cách triệt để và mới lạ.

Khi nhiều người nghĩ về sự sáng tạo, họ sẽ nghĩ về các nghệ sĩ, người thiết kế đồ hoạ, nhà văn, hoạ sĩ,…

Nhưng đó chưa thể là sáng tạo, vì sự sáng tạo không có nghĩa phải là nghệ thuật. Vâng, một người nghệ sĩ có thể sáng tạo, nhưng một kỹ sư phần mềm, một nhà toán học, một nhân viên kinh doanh hay một CEO cũng có thể sáng tạo.

Vậy sáng tạo thực sự là gì? Stefan Mumaw- chuyên gia đào tạo của LinkedIn, người đã viết 6 cuốn sách về sự sáng tạo, định nghĩa: “Sáng tạo là giải quyết vấn đề một cách triệt để và mới lạ.”

Hãy cùng phân tích định nghĩa này thành hai phần:

  • Sự triệt để: Nghĩa là thực sự giải quyết vấn đề một cách toàn diện. Nó phải đi vào trọng tâm vấn đề và đưa ra giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề đó. Một giải pháp không thực sự triệt để thì không thể gọi là giải pháp.
  • Sự mới lạ: Khá là khó để đánh giá đúng nó, nhưng nó là khi bạn có thể giải quyết vấn đề theo cách của riêng mình. Đó là cách giải quyết không theo lối nghĩ thông thường hoặc những cách đã được sử dụng trước đó.

Cùng với nhau, hai yếu tố tạo nên tính sáng tạo, giải quyết vấn đề triệt để bằng những cách riêng biệt.

Đồng thời Mumaw cũng tin rằng sự sáng tạo không hoàn toàn là thiên bẩm. Đúng vậy, cũng như bất kỳ kỹ năng nào khác, một số người sinh ra đã mang trong mình khả năng sáng tạo hơn người. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nâng cao khả năng sáng tạo bằng cách dành thời gian luyện tập nó.

“Sự sáng tạo, cũng như bất kì kỹ năng nào khác, là thứ mà bạn có thể học được. Và vì nó là một kỹ năng nên bạn có thể dần dần hoàn thiện nó,” Mumaw nêu ra trong khóa học Creative Bootcamp của ông. “Và chúng ta chưa bao giờ nghĩ rằng sáng tạo là kỹ năng chúng ta có thể rèn luyện để cải thiện. Nhưng thật ra là có thể.”

Tại sao sự sáng tạo lại quan trọng như vậy: Những công việc theo quy trình đang dần bị thay thế.

Với định nghĩa về sự sáng tạo, tại sao nó là kỹ năng quan trọng bậc nhất đối với các chuyên gia ngày nay?

Dễ thấy nhất ở lĩnh vực sản xuất thương mại. Ngày nay, những thứ có thể tự động hoá đã được tự động hoá hoặc nếu chưa thì sẽ sớm được như vậy, và điều đó sẽ dẫn đến phần lớn các công việc mang tính quy trình sẽ bị cắt giảm.

Lấy ví dụ về ngành truyền thông. Báo giấy đã tồn tại từ rất lâu, rất nhiều nhân công được sử dụng để tạo ra một bố cục hoàn chỉnh trên các trang báo, tạo khuôn in, in và phân phối cho người đọc. Ngày nay, khi tin tức được truyền đi bằng hình thức viễn thông điện tử, thì hầu như tất cả những công việc theo quy trình đã được tự động hoá.

Vậy còn lại những công việc nào? Là nhà báo, người thuật lại những mảnh chuyện và từ đó kết nối con người với nhau. Việc đó cần sự sáng tạo, đó là một giải pháp triệt để và đổi mới – là những câu chuyện chưa được kể mà mọi người thực sự muốn nghe.

Hiện tượng này cũng đang diễn ra ở mọi ngành công nghiệp. Những công ty phần mềm không chỉ cần ai đó biết viết code, họ muốn một người có thể tạo ra những phần mềm mới để khắc phục lỗi cho những chương trình cũ. Công ty không muốn những nhà phân tích kinh doanh chỉ chăm chú vào những con số, họ muốn những nhà phân tích có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo dựa trên những thông tin mà con số đó thể hiện.

Tất cả nói lên điều gì: Không có đầu tư nào tốt hơn việc đầu tư để nâng cao kỹ năng sáng tạo ngay từ bây giờ.

Trí thông minh nhân tạo đang ngày càng được chú trọng trên thế giới, những công việc theo quy trình dần trở nên lỗi thời. Các công ty sẽ không trả lương cho một công việc lặp đi lặp lại một nhiệm vụ; thay vào đó robot có thể đảm nhiệm công việc đó.

Thay vào đó, các công ty đang rất ráo riết tìm kiếm nhân tài, người có thể đưa ra những giải pháp mới và tốt hơn.

Vì vậy, nếu bạn muốn xây dựng một “tương lai vững vàng” cho sự nghiệp của mình, sẽ không có cách nào tốt hơn là tập trung vào khả năng suy nghĩ sáng tạo. Đừng cố bám vào những giải pháp đã được áp dụng trước đó mà hãy thúc đẩy bản thân tìm những ý tưởng mới hơn, hay hơn.

Cuối cùng, không như bạn từng nghĩ, sáng tạo là một kỹ năng. Và cũng như bất kỳ kỹ năng nào khác, bạn có thể nâng cao và phát triển nó, với điều kiện bạn phải rèn luyện.

Tác giả: Paul Petrone

Nguồn: linkedin

Sáng tạo là cụm từ chúng ta rất thường hay gặp trong công việc lẫn trong cuộc sống. Mọi người đều nghĩ sáng tạo nghĩa là thông minh, vâng suy nghĩ ấy vẫn đúng nhưng chỉ đúng một phần thôi. Sáng tạo bao gồm cả thông minh và hơn thế nữa. Vậy sáng tạo là gì? Làm thế nào để có được những ý tưởng sáng tạo trong công việc? Hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về các vấn đề trên bạn nhé!

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về sáng tạo là gì, chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là thuật ngữ ám chỉ việc thực hiện các công việc cũ theo những tư duy và phương thức mới để đem lại hiệu quả công việc cao hơn. Nói cách khác, sáng tạo cũng có thể được hiểu là việc thực hiện bất kỳ hoạt động nào đem lại sự mới mẻ và sự tiện ích cho con người. Sự tiện ích này có thể là việc tăng năng suất công việc, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. Cùng một việc, nếu chúng ta làm theo cách thông thường có thể mất một ngày nhưng khi áp dụng tư duy sáng tạo có thể chỉ mất 1 – 2 giờ. 

Thật ra sáng tạo không phải là điều gì quá cao siêu, nó có thế xuất phát từ những điều gần gũi xung quanh chúng ta như thay đổi phương pháp học tập hiệu quả hơn, tận dụng các vật dụng bỏ đi để sáng chế đồ dùng mới…

Tư duy sáng tạo sẽ đòi hỏi cần nhiều chiều sâu tìm hiểu hơn. Đó là việc chúng ta liên tục suy nghĩ, tư duy để tìm ra các cách giải quyết hiệu quả, phương thức tiếp cận mới giải quyết vấn đề trong công việc và cuộc sống. Từ ngành Kế toán – kiểm toán, tài chính – ngân hàng, IT phần mềm hay Marketing đều đòi hỏi ứng viên phải có tư duy sáng tạo. 

Thông thường để rèn luyện tư duy sáng tạo, chúng ta cần rèn luyện các kỹ năng mềm trong cuộc sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề… Nhờ đó, phản ứng đối với công việc, cuộc sống trở nên nhạy bén hơn, năng lực tư duy cũng nhờ vậy mà vô cùng nhạy bén. 

Quan điểm cho rằng sáng tạo là bản năng của mỗi người là một quan điểm sai lầm. Chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện tư duy sáng tạo thông qua việc học tập và trải nghiệm. Trong tiếng Anh sáng tạo chính là creation hay có nghĩa là sự tạo ra. Và để tạo ra được sự sáng tạo thì bước đầu tiên chính là thu thập các thông tin và học hỏi kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.

Ví dụ, đối với một Marketer, ngoài việc trang bị các kiến thức nghề nghiệp bạn cần phải trau dồi thêm các kỹ năng liên quan cùng việc thành thạo các công cụ phân tích thị trường. Bên cạnh đó, thu thập các thông tin thứ cấp và sơ cấp sẽ giúp bạn dự đoán chính xác các xu hướng Marketing trong tương lai cùng sự thay đổi trong mong muốn khách hàng về sản phẩm. Từ đó đề xuất ra các chiến lược marketing phù hợp. 

Đôi khi sáng tạo ra những thứ mới là điều vô cùng khó khăn, do vậy, bạn có thể rèn luyện tư duy sáng tạo thông qua việc tiếp cận những kiến thức đã cũ theo một cách khác mới lạ hơn. Chẳng hạn, bạn có thể đứng trên phương diện của một nhà văn để giảng dạy bộ môn toán học, từ đó đưa đến một số cách tiếp cận mới mẻ hơn để thu hút học viên.

Đối với một số vị trí công việc đòi hỏi khả năng sáng tạo liên tục thì khi bạn bí ý tưởng, đừng ngại ngần dừng hẳn công việc đó để thử thách trong một lĩnh vực mới. Sau một thời gian bạn sẽ tìm lại được cho mình niềm cảm hứng sáng tạo riêng và khác biệt. 

Đôi khi áp lực không phải là cách tuyệt vời để tạo môi trường sáng tạo. Lúc này, hãy thả lỏng bản thân, làm một điều gì đó mới mẻ, tận hưởng ly cà phê buổi sớm hoặc đi đến nơi bạn muốn ghé thăm, biết đâu ý tưởng sáng tạo sẽ đột nhiên xuất hiện bất ngờ.

Thực ra điều này rất thực tế. Chúng ta quên làm sao được định luận nổi tiếng “Luật hấp dẫn của Newton” xuất hiện trong giây phút vô cùng tình cờ khi quả táo rơi xuống đầu. Lúc này, với bộ óc thiên tài và những tò mò không hồi kết về thế giới xung quanh, ông suy nghĩ về lý do cho việc táo rơi. Nhờ vậy, Newton đã cho ra đời định luật vạn vật hấp dẫn. Đây được coi như là ví dụ điển hình cho việc hãy để ý tưởng tự nhiên tìm đến! 

Có một phương thức sáng tạo khá hiệu quả hiện nay là thay đổi dựa trên các ý kiến phản hồi, feedback từ khách hàng. Điều này thường được áp dụng trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn, Marketing, đặc biệt là nghiên cứu thị trường. Đôi khi việc cải tiến sản phẩm lại xuất phát trực tiếp về sự tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng. Đó có thể là một lời ca ngợi, một sự phàn nàn, nhưng cho dù là gì, bạn hãy tận tâm suy nghĩ, tư duy sáng tạo sẽ đến để tìm ra giải pháp thay đổi.  

Xem thêm :  Cảm giác chán nản mọi thứ

Phương pháp phổ biến nhất để rèn luyện tư duy sáng tạo là gì? Đó chính là bắt tay vào hành động. Khi có một ý tưởng nào lóe lên trong đầu, đừng trần trừ, chúng ta cần tiến hành ngay, bởi lẽ thời gian sẽ làm động lực và mong muốn thực hiện giảm dần. Việc tiến hành hành động ngay lúc đó sẽ khích lệ và giúp mỗi người có nhiều thời gian để thử nghiệm và hành động hơn. 

Cho dù sáng tạo là việc đem đến những cảm giác mới mẻ, mới lạ nhưng không có nghĩa là chúng viển vông, vô lý. Bạn không thể cố gắng chứng minh rằng con người có thể nhịn thở để sống đúng không nào? Vậy thì trước khi quyết định làm một điều khác biệt, bạn nên tự hỏi liệu điều đó có quá phi lý hay không. Đôi khi sự viển vông sẽ đem lại sự thất vọng và cảm giác tồi tệ cho bạn.

Chúng hoàn toàn có thể đến vào bất cứ lúc nào, vào bất cứ thời điểm nào. Và tâm trạng của bạn nên tích cực, thoải mái để dễ dàng phát hiện ra những ý tưởng tuyệt vời. Việc thoải mái và cởi mở sẽ khiến não bộ ở trạng thái tích cực, vui vẻ. Nhờ vậy dễ dàng tiếp cận các thông tin mới, quá trình xử lý thông tin trong não bộ diễn ra hiệu quả hơn. 

Bạn đang gặp một vấn đề khó giải quyết trong công việc? Bạn đang đau đầu và cảm thấy áp lực vô cùng? Điều đầu tiên chúng ta cần nhận thức được rằng tình trạng này hoàn toàn không tốt cho việc phát triển tư duy sáng tạo. Hãy cố gắng lấy lại bình tĩnh, đừng quá căng thẳng hay cảm thấy áp lực, cứ giữ cho bản thân một tình thần sáng suốt nhất nhé! 

Nếu cứ giữ mãi những cách làm cũ thì làm sao có thể tạo ra cách tiếp cận mới? Nếu cứ thu mình trong vỏ kén an toàn, sao có thể trở thành chú bướm xinh đẹp bay lượn không trung? Vậy bạn nên sẵn sàng thử bỏ lại các nguyên tắc, làm những điều khác biệt và phá bỏ giới hạn. Đó là lúc bạn tạo cho mình cơ hội rèn luyện tư duy sáng tạo cá nhân. 

Cho dù đó là lần đầu tiên chúng ta thử làm điều đó, có thể sai, có thể thất bại nhưng nếu không làm sao biết có hiệu quả hay không? Mỗi khi nghĩ đến điều này hãy nghĩ đến nhà bác học vĩ đại Thomas Edison phát minh ra dây tóc bóng đèn điện sau sự thất bại của hàng nghìn thí nghiệm khác nhau. Ai trong chúng ta cũng đều có những lần thất bại, nhưng hãy lấy nó làm động lực, thành công sẽ đến với bạn. 

Bạn hãy trả lời trước khi nhìn giải đáp: “Jack được trả 5 đôla cho một lần cưa khúc gỗ ra làm đôi. Vậy Jack được trả bao nhiêu tiền để cưa khúc gỗ ra làm bốn?”.

“Có 2 người ngồi trước cửa siêu thị và chơi cờ tướng. Họ chơi 5 ván. Mỗi người đều thắng 3 ván. Sao lại thế?”.

Ðây là giải đáp:

Câu 1: 15 đôla, vì để cưa khúc gỗ ra làm đôi thì chỉ cần một lần cưa, nhưng để cưa một khúc gỗ ra làm 4 thì cần 3 lần.

Câu 2: Bởi vì 2 người này chơi với 2 người khác nhau.

Ðây là 2 trong số nhiều câu “đố mẹo” đơn giản nhất. Chúng đánh lừa não bạn vì não bạn có xu hướng suy nghĩ theo kiểu “mặc định”: 2 người chơi cờ thì “mặc định” là họ chơi với nhau, cưa khúc gỗ làm đôi được 5 đôla thì cắt làm 4 [2×2] thì “mặc định” là được trả 5×2=10 đôla… Trong khi đề bài không hề có những dữ kiện như vậy. Tại sao bạn lại “mặc định” như thế? Ðó chính là sức ỳ tâm lý làm cho não bạn bị mắc lừa ở những câu đố đòi hỏi nghĩ sáng tạo.

Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi… theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “nhìn” theo những cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn…

Những câu chuyện về nghĩ sáng tạo không phải chờ đến thời kỹ thuật hiện đại. Từ những năm 1400, Nữ hoàng Isabella của Tây Ban Nha có lần yêu cầu mọi người tìm cách để quả trứng đứng thẳng trên một đầu của nó, mà không được dùng cái đế gì kê ở dưới.

Tất cả các vị quan trong triều đình đều vò đầu bứt tóc chịu thua. Nhưng rồi một thuỷ thủ trẻ bước đến, đập vỡ một đầu của quả trứng và dựng nó lên bằng đầu đó. Tất nhiên, ruột trứng chảy hết ra và các quan thì vô cùng tức giận. Nhưng Nữ hoàng thì không. Nữ hoàng chưa bao giờ nói rằng không được đập vỡ trứng, còn các quan đã nghĩ “mặc định” là như thế.

Và Christopher Columbus – một thuỷ thủ – bằng cách nghĩ ra bên ngoài chiếc hộp [lần này có lẽ là bên ngoài cái vỏ trứng!], đã giải quyết được vấn đề. Ông được Nữ hoàng cung cấp tàu và tiền để bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình.

Đây là một ví dụ rõ ràng về một con người không chấp nhận bị giới hạn bởi những suy nghĩ thông thường. Columbus lên tàu đi vòng quanh thế giới, trong khi tất cả mọi người lúc đó còn khẳng định là thế nào rồi ông cũng đi đến “rìa” thế giới và rơi tõm ra ngoài.

Xem thêm :  Bộ đề đọc hiểu bài trong lời mẹ hát hay nhất

Nếu sức ỳ tâm lý của bạn vẫn còn lớn, e rằng đến bây giờ bạn lại “mặc định” rằng vậy ra “nghĩ sáng tạo”, nói vòng vo mãi, cuối cùng cũng chỉ để… giải các câu đố!!!

Bạn hãy nghe câu chuyện này. Có 2 người làm bánh quế, với chất lượng và giá cả như nhau. Khi mọi người chán ăn bánh quế và không mua nữa, một người bán chẳng biết làm sao và bỏ nghề. Trong khi đó, người còn lại đã “thiết kế” bánh quế kiểu mới bằng cách cuộn tròn nó lại theo hình nón và tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn: ốc quế cho kem.

Người bán hàng thứ nhất đã không thể đi tiếp được, còn người thứ hai đã chuyển dịch ra ngoài giới hạn và những mặc định thông thường.

Nếu không có sự “nghĩ sáng tạo” của người thứ hai, hẳn bây giờ chúng ta vẫn chỉ biết ăn kem que hoặc dùng thìa múc từ cốc.

Khả năng nghĩ sáng tạo càng trở nên cực kỳ quan trọng trong thế giới kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

– Ðộc lập.

– Tự tin.

– Chấp nhận rủi ro.

– Nhiều năng lượng.

– Nồng nhiệt.

– Không gò bó.

– Thích phiêu lưu.

– Tò mò, hiếu kỳ.

– Nhiều sở thích.

– Hài hước.

– Trẻ con, hiếu động.

– Biết nghi ngờ.

Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo, và tin tốt là nếu bạn thấy mình “chưa” [chứ không phải là “không” ] sáng tạo, bạn có thể học. Công việc càng khó thì não bạn hoạt động càng tích cực. Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu suất não của mình! Cho nên, học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Thậm chí, có rất nhiều gợi ý cho cách học nghĩ sáng tạo.

  1. Phương pháp SAEDI

    – “

    SAEDI

    ” không phải là từ gì quái dị, nó là từ “IDEAS” viết lộn ngược. Ðôi khi, nghĩ sáng tạo chỉ cần bạn nhìn mọi thứ theo chiều khác đi.

S = State of mind [cách suy nghĩ]: Tự nói rằng “Tôi chẳng sáng tạo chút nào” hoặc “Tôi chẳng bao giờ có ý tưởng gì hay ho đâu” sẽ huỷ hoại sức sáng tạo của bạn. Nghĩ sáng tạo đòi hỏi nghĩ tích cực.

A = Atmosphere [không khí]. Có những người thích ở nơi đông người mới nghĩ ra nhiều thứ. Có những người lại phải ngồi một mình yên tĩnh mới sáng suốt được. Bạn hãy tạo cho căn phòng mình có không khí tùy theo sở thích. Nếu bạn có nhiều ý tưởng khi đang… đi, hãy chăm đi dạo ở công viên, bờ hồ… Trang trí phòng bạn bằng những bức ảnh, ánh sáng… mà bạn thích.

E = Effective thinking [Nghĩ hiệu quả]. Nghĩ hiệu quả tức là hướng suy nghĩ của bạn đến những mục đích cụ thể. Không có mục đích thì bạn sẽ làm rối hết mọi việc lên.

D = Determination [Quyết tâm]. Sự sáng tạo đòi hỏi có luyện tập. Bạn nên tạo thói quen tưởng tượng. Những ý tưởng ban đầu của bạn có vẻ hết sức buồn cười và không ai chấp nhận, nhưng đừng bỏ cuộc.

I = Ink [viết]. Khi bạn nhìn vào những thứ bạn viết ra, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn là chỉ nghĩ đến nó.

T = Think it: Suy nghĩ.

I = Ink it: Viết ra.

L = Link it: Nối, liên tưởng.

S = Sync it: Ðồng nhất.

Có những bài tập suy nghĩ sáng tạo mà bạn có thể thử:

– Nếu bạn cần giao tiếp nhưng bạn không thể sử dụng từ ngữ, dù viết hay nói, thì bạn làm cách nào? Một người đã đưa ra những ý sau: ngôn ngữ cử chỉ, dùng trống, dùng đồ vật, dùng đèn nhấp nháy, vẽ…

– Bạn hãy đặt ra những câu hỏi cho những đồ vật thường ngày, ví dụ: “nếu thang máy không chỉ đi lên và xuống mà còn từ đầu này sang đầu kia thì sẽ thế nào?”, “nếu mỗi cơ quan yêu cầu mỗi ngày mỗi người phải cười ít nhất 30 phút thì sao?”…

– Vấn đề của một công ty bán khoai tây chiên: khoai tây chiên thường rất dễ vỡ vụn khi đóng gói, vận chuyển…, vậy làm thế nào? Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghĩ ra cách đóng gói và vận chuyển mà không làm khoai tây bị vỡ. Sau đó, suy luận: về bản chất thì cái gì giống miếng khoai tây chiên, chúng có dễ vỡ không?…

– Một cuốn sổ tay thì bạn có thể sáng tạo theo cách nào? “Sức ỳ tâm lý” rất dễ làm cho đa số mọi người nghĩ rằng “sổ tay thì còn gì để sáng tạo nữa!”. Nó rõ ràng đến phát bực mình! Nhưng vẫn có những ý tưởng của những người không chịu thua: Sổ tay đổi màu; Sổ biết đọc những thứ mình viết lên; Sổ sửa lỗi chính tả; Sổ hình tròn; Sổ có thể dán giấy lên mà không cần hồ dán; Sổ có thể dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh…

Đây là khả năng nhìn ra được sự khiếm khuyết của các sản phẩm, các thể chế xã hội, các học thuyết, hoặc bất cứ điều gì trong cuộc sống, xác định được các mục tiêu chưa hoàn thành. Khiếm khuyết ở đây không phải là sản phẩm không sử dụng được hay các mục tiêu đưa ra là bất khả thi mà hơn hết, khiếm khuyết là những vấn đề ta có thể thay đổi, cải tiến để sản phẩm tốt hơn và công việc được thực hiện hiệu quả hơn. Đây cũng là một vấn đề quen thuộc của khoa học ví dụ như một nhà vật lý nhận ra một số điểm yếu của học thuyết Big Bang. Các khiếm khuyết này xuất hiện ở tất cả các ngành khoa học: từ những ngành khoa học thuần túy như sinh học, các ngành xã hội như tâm lý học, các ngành nhân văn như triết học, thậm chí cả âm nhạc và hội họa.

Đây là khả năng tư duy nhanh nhạy không cần cố gắng nhiều. Suy nghĩ lưu loát giúp con người đưa ra nhiều ý tưởng và cách giải quyết cho một vấn đề.

Suy nghĩ linh hoạt là khả năng thoát khỏi những lối tư duy truyền thống và thay thế bằng các lối tư dư mới hơn. Nếu bị yêu cầu phải dựng một ngôi nhà bằng thẻ bài, bạn có nghĩ rằng mình sẽ bẻ cong lá bài đó hay bạn đơn giản cho rằng không việc gì phải bẻ cong bài làm gì vì bạn nghĩ hồi giờ làm gì có ngôi nhà bằng thẻ bài nào dựng nên từ những thẻ bài bị bẻ cong.

Đây là khả năng nghĩ ra các câu trả lời, kết nối, cách giải quyết hoặc tiếp cận khác lạ. Đặc tính này cũng tương tự như đặc tính suy nghĩ linh hoạt, nhưng khác nhau ở sự độc đáo, tức là khả năng có một ai đó trùng lặp ý tưởng với bạn là rất thấp. Không có người thứ 2 đưa ra Thuyết tương đối. Điều này không có nghĩa hai người không thể đưa ra cùng một cách giải quyết cho một vấn đề, nhưng những trường hợp như vậy chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi.

Tái định nghĩa là khả năng mô tả, xác định những thứ sẵn có từ trước theo một cách hoàn toàn mới. Ví dụ, bạn cần một cây kim nhưng lại không có. Hiện bạn chỉ có một con cá, một cây bút chì, một cái đinh và một hạt đậu xanh. Bạn sẽ dùng cái nào để làm kim? Đương nhiên là con cá rồi! Bạn có thể dùng xương cá để may. Mặc dù hơi cứng và đầu hơi tù nhưng bạn vẫn có thể mài sắc nói, đầu kia bạn tạo một cái lỗ để luồn chỉ vào. Bút chì thì quá to mà nếu bạn làm nó nhỏ lại thành kích cỡ cây kim thì nó lại không đủ cứng để may. Cây đinh thì cứng nhưng lại rất khó đục lỗ để luồn chỉ, chưa kể nếu đó là một cây kim to, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian để mài nhỏ nó. Đậu xanh thì dễ đục lỗ nhưng cũng dễ vỡ đôi.

Tỉ mỉ đơn giản là khả năng tìm ra những chi tiết cụ thể của một vấn đề/giải pháp mang tính bao quát. Nghĩa là một người sáng tạo nếu chỉ được gợi ý một ý tưởng hay cách giải quyết chung chung, người đó có thể khám phá ra từng bước cụ thể để hoàn thành nó.

Đây chính là khả năng chấp nhận những điều không chắc chắn mà không cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng. Những người có khả năng dung hòa sự mơ hồ cao có thể nắm bắt được các quan điểm trái chiều và tìm ra cách để hòa giải chúng mà không cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng. Người có óc sáng tạo sẽ có khả năng kiên nhẫn chờ đợi hay tìm ra câu trả lời hoặc giải pháp thay vì trốn tránh vấn đề, đặc biệt là các vấn đề lúc đầu có vẻ khó tìm ra câu trả lời hoặc có nhiều hơn một câu trả lời.

Đặc tính này sẽ khiến người có óc sáng tạo trở nên gắn kết với công việc đang làm và sẵn sàng làm việc chăm chỉ và duy trì nỗ lực.

Đây là khả năng sẵn sàng tận dụng cơ hội giúp bản thân linh hoạt và có nhiều nét độc đáo hơn. Đương nhiên là khi linh hoạt và độc đáo, con người ta sẽ dễ có xu hướng liều lĩnh hơn. Suy nghĩ sáng tạo vượt giới hạn là một chuyện, người ta còn phải dám thể hiện các ý tưởng mới và liều thực hiện nó dù có phải đối mặt với nguy cơ thất bại thậm chí là bị người khác chê cười.

Một số người cho rằng một người sáng tạo thực sự phải là người có khả năng phát triển một công nghệ mang tính đột phá nào đó như Steve Jobs của Apple, hay như Einstein, người đã thay đổi quan niệm về trọng lực và các phạm trù vật lý khác. Tuy nhiên, nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi và nhiều người khác tin rằng đây chỉ là một nhóm người thuộc nhóm Sáng tạo Big-C mà thôi.

Những người thuộc nhóm sáng tạo Big-C là những người có sáng tạo mang tính thay đổi. Có nghĩ là những gì họ tạo ra, dù là một sản phẩm hay một ý tưởng, một học thuyết, có thể thực sự thay đổi thế giới. Ở quy mô nhỏ hơn, họ có thể thay đổi văn hóa hoặc phạm trù nghiên cứu. Dạng sáng tạo này khá hiếm và khó tìm..

Nhiều người lại thuộc nhóm Sáng tạo Small-C. Những người thuộc nhóm này cũng có một số đặc tính của nhóm Big-C, nhưng sự sáng tạo của họ không đủ lớn để thay đổi thế giới. Điều đó không có nghĩa là sự đóng góp của họ không hữu ích hay không có giá trị.

Dù là Big-C hay Small-C, sáng tạo vẫn luôn là thứ mà con người ta mong muốn rèn luyện để có được.

Bài viết trên đã giải đáp giúp bạn câu hỏi sáng tạo là gì và những kiến thức liên quan đến sáng tạo, hy vọng có thể giúp ích được cho bạn. Bạn nghĩ sáng tạo là điều gì đó vĩ mô lắm đúng không nhưng sai rồi nha, sáng tạo luôn bắt đầu từ những điều vô cùng nhỏ trong cuộc sống của bạn. Hãy sáng tạo hơn để cuộc sống và công việc của mình thêm thú vị các bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề