Vì sao cáp quang hay bị đứt

Việc thường hay đứt cáp quang sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng trong việc truy cập internet quốc tế do hiện nay tuyến cáp quang biển AAG vẫn được nhiều nhà khai thác mạng sử dụng. Vậy tại sao tuyến cáp quang này lại hay bị đứt?

Đứt cáp quang không thể lường trước được

Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Bùi Quốc Việt - Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng VNPT, một trong những đơn vị quản lý tuyến cáp quang biển AAG cho biết: "Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, việc xác định nguyên nhân chính xác của các sự cố đứt cáp quang nói riêng và sự cố cáp quang nói chung là khó khăn, phức tạp. Lý do là vì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự cố. Ví dụ: do thiên tai [hoạt động địa chấn]; do hoạt động hàng hải [mỏ neo của tàu biển], do tác nghiệp của ngư dân trên biển hoặc do sự cố kỹ thuật bất thường…".

Ông Bùi Quốc Việt - Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng VNPT - Ảnh: NVCC

Theo ông Bùi Quốc Việt, tuyến cáp quang AAG trong phần thềm lục địa Việt Nam từ khi đưa vào khai thác đến nay gặp khá nhiều sự cố, khả năng có thể là do vùng biển cập bờ Vũng Tàu khá nông, mật độ tàu thuyền quốc tế ra vào lớn và hoạt động khai thác hàng hải của Việt Nam cũng rất cao.

Có thể nói, sự cố cáp quang ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam là những tình huống không thể lường trước, ngoài tầm kiểm soát của các bên tham gia cung cấp dịch vụ, ông Việt nói thêm.

Trong quá trình xây dựng, nhà thiết kế kỹ thuật đã làm chưa tốt nên tần suất đứt cáp quang biển AAG mới khá dày đặc như hiện nay

Đại diện một nhà mạng khai thác tuyến cáp quang biển AAG [giấu tên] chia sẻ

Mấy ngày qua, hệ thống quan trắc cho thấy có hiện tượng sụt nguồn điện khiến tuyến cáp quang biển quốc tế AAG hoạt động không được ổn định, có lúc duy trì kết nối 100% dung lượng, có lúc mất một phần hoặc mất hẳn do sự cố chập chờn nguồn điện trên tuyến cáp. Dẫn đến có thời điểm, khách hàng của tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bị ảnh hưởng nhất định khi truy cập internet quốc tế. "Hiện tại, phía VNPT đã phối hợp với Ban điều hành Quản lý tuyến cáp quốc tế và các nước có liên quan thực hiện triển khai các biện pháp kỹ thuật để kiểm tra tìm nguyên nhân xử lý dứt điểm hiện tượng này. Dự kiến từ tối 7.6 các bên liên quan sẽ tiến hành dò tìm xác định nguyên nhân, vị trí, kiểm tra lỗi. Lúc đó chúng tôi mới có thể đưa ra câu trả lời cụ thể", ông Việt nói. Theo kế hoạch dự kiến, thời gian sửa chữa tuyến cáp quang biển AAG sẽ hoàn thành trong 10 ngày. Như vậy nếu không có gì thay đổi, đến sáng 17.6, tuyến cáp quang biển sẽ được khắc phục hoàn toàn. Ông Quốc Việt chia sẻ thêm trong tương lai, VNPT sẽ xem xét đến các phương án sử dụng tuyến cáp quang khác để giảm thiểu sự phụ thuộc vào AAG. Vì vậy có thể nói, trong khi các bên đối tác tiến hành các hoạt động kiểm tra kỹ thuật đối với tuyến cáp quang biển AAG, việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng của VNPT vẫn duy trì bình thường. Tuy nhiên nếu khách hàng sử dụng lưu lượng lớn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, AAG là hệ thống cáp quang biển dài 20.000 km, kết nối Đông Nam Á đến Mỹ qua khu vực đảo Guam và Hawaii. Ngoài Việt Nam, tuyến cáp này cũng rẽ nhánh vào Philippines, Malaysia… Tùy vào vị trí cáp quang gặp sự cố mà xác định phạm vi ảnh hưởng.

\n

Khách hàng có thể đòi bồi thường

Trước việc tuyến cáp quang biển AAG thường hay bị đứt dẫn tới ảnh hưởng về chất lượng truy cập internet quốc tế, chúng tôi đã trao đổi với tổng đài chăm sóc khách hàng VNPT thì được biết, khách hàng có thể gửi khiếu nại tới công ty thông qua biểu mẫu tại các trung tâm chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, VNPT không cho biết rõ tỷ lệ giảm trừ cước, mà phải xem xét riêng từng trường hợp.

Sơ đồ tuyến cáp quang biển AAG [Asia-America Gateway] - Ảnh: VNPT cung cấp

Tương tự, đại diện nhà mạng FPT cho biết sẽ chấp nhận tiếp nhận khiếu nại của khách hàng qua nhiều nguồn khác nhau gồm: tổng đài, báo chí, văn bản... Trường hợp khách hàng khiếu nại internet chậm do sự cố đứt cáp AAG thì tùy trường hợp sẽ có những tư vấn giải quyết theo quy định.

Phía FPT Telecom chia sẻ thêm, hiện công ty đang đầu tư phát triển thêm các hướng khai thác, mở rộng mạng lưới hạ tầng và băng thông quốc tế. Ngoài ra, công ty cũng đang tiến hành các chính sách khuyến mãi, ưu đãi khách hàng, gần đây nhất là chương trình nâng băng thông, tăng tốc độ miễn phí với mức chênh lệch lên đến 150 - 300% so với gói dịch vụ cũ đang được thực hiện trong tháng 6 này, đây cũng là một cách "đền bù" cho khách hàng trong những lần đứt cáp quang AAG.

AAG là hệ thống cáp quang biển có chiều dài hơn 20.000 km, dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp quang này được đưa vào khai thác từ năm 2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam [điểm cập bờ tại Vũng Tàu], Brunei, Hồng Kông, Philippines và Mỹ [Guam, Hawaii và California]. Trong đó tuyến AAG là tuyến cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương đầu tiên nối trực tiếp Malaysia, Thái Lan, Singapore, Brunei, Việt Nam, Hồng Kông, Philippines, Guam, Hawaii và Mỹ. AAG là kết quả sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, trong đó có bốn doanh nghiệp Việt Nam là VNPT, Viettel, FPT và SPT, cùng tham gia xây dựng và bảo dưỡng. Tuyến cáp có chiều dài 20.191 km [nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314 km] với tổng chi phí đầu tư khoảng 560 triệu USD, trong đó VNPT với tư cách thành viên sáng lập, là doanh nghiệp Việt Nam góp vốn nhiều nhất, 40 triệu USD. AAG được chính thức đưa vào phục vụ từ ngày 10.11.2009. NEC và Alcatel-Lucent là hai công ty được giao phụ trách hoạt động khai thác tuyến cáp.

Việt Nam hiện có bốn tuyến cáp quang biển quốc tế cập bến gồm: AAG [Asia-America Gateway] và TGN-IA [TGN-Intra Asia Cable System] cập bến tại trạm Vũng Tàu, SMW3 [SEA-ME-WE 3] và APG [Asia Pacific Gateway] cập bến tại Đà Nẵng.

6 tháng đầu năm 2015, tuyến cáp quang AAG đã 4 lần bị sự cố

- Sự cố cáp quang AAG lần đầu tiên trong năm 2015 là vào ngày 5.1, sự cố này đã khiến cho lưu lượng internet đi quốc tế bị chậm đi trong vòng 2 tuần liền.

- Sự cố lần thứ 2 diễn ra vào ngày 23.4 và phải đến ngày 12.5 mới khắc phục xong.

- Sự cố cáp quang lần thứ 3 diễn ra vào ngày 26.5, và sau vài tiếng xác định lỗi thì phía FPT Telecom cho biết đây chỉ là vấn đề sập nguồn. Sau đó sự cố đã nhanh chóng được khắc phục.

- Lần thứ 4 tuyến cáp quang AAG gặp sự cố là trong tuần lễ đầu tiên của tháng 6. Các nhà mạng xác định cáp quang AAG đang có những dấu hiệu hoạt động không ổn định nên đã quyết định thực hiện việc sửa chữa. Thời gian sửa chữa tuyến cáp quang AAG dự kiến thực hiện từ tối 7.6 đến sáng 17.6.

Tin liên quan

 Nguyên nhân dẫn tới các sự cố cáp quang biển là ảnh hưởng của thiên tai, do các hoạt động hàng hải và do cả nguyên nhân chủ quan của con người trong quá trình khai thác, vận hành. 

Các tuyến cáp quang biển tại Việt Nam 

Cáp quang biển được dùng để chỉ những sợi cáp viễn thông đặt dưới biển có lõi bằng sợi thủy tinh và sử dụng ánh sáng để truyền dẫn tín hiệu. 

Cáp quang có nhiều ưu điểm như mỏng hơn cáp đồng, chỉ truyền tín hiệu ánh sáng nên nhanh, không bị nhiễu, khó bị can thiệp [như nghe trộm, đánh cắp tín hiệu…], không cháy do không có điện chạy qua. 

Cáp quang nhỏ hơn cáp đồng nên một bó cáp cùng kích thước có thể gồm nhiều sợi cáp, truyền tải được nhiều kênh tín hiệu hơn. Đặc biệt, do độ suy giảm tín hiệu thấp và dung lượng truyền tải cao, cáp quang biển thường được sử dụng để kết nối hệ thống mạng Internet giữa các khu vực, các quốc gia trên thế giới. 

Hiện có nhiều tuyến cáp quang biển khác nhau kết nối Internet Việt Nam với quốc tế. 

Tại Việt Nam, cũng tương tự như ở nhiều nước khác trên thế giới, kết nối Internet quốc tế hiện tại chủ yếu phụ thuộc vào các tuyến cáp quang biển. 

Các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia khai thác 6 tuyến cáp quang biển gồm AAG [Asia-America Gateway], SMW3 [hay còn gọi là SEA-ME-WE3], TVH [Thái Lan - Việt Nam - Hongkong], cáp quang biển Liên Á - IA [Tata TGN-Intra Asia], APG [Asia Pacific Gateway] và AAE-1 [Asia Africa Europe 1].

Vì sao cáp quang biển liên tục gặp sự cố?

Kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đã nhiều lần gặp phải sự cố. Trong đó, mới đây nhất là sự cố ngày 14/5 vừa qua với tuyến cáp quang biển AAG. 

Có một điều đáng buồn là tuyến cáp AAG chỉ vừa mới khắc phục xong một sự cố khác hồi giữa tháng 4. Tuy vậy, thực tế cho thấy,  sự cố xảy ra với các tuyến cáp quang biển là điều không hiếm gặp. 

Nguyên nhân phổ biến dẫn tới các sự cố cáp quang biển là ảnh hưởng của thiên tai [động đất, núi lửa,...], do các hoạt động hàng hải và do cả nguyên nhân chủ quan của con người trong quá trình khai thác, vận hành. 

Do điều kiện thi công đặc thù, việc sửa chữa các tuyến cáp quang biển thường mất khá nhiều thời gian. 

Về cơ bản, cáp quang biển thường chỉ là những sợi dây được đặt nằm trần ngay trên nền cát dưới biển. Do vậy, chúng rất dễ bị tác động bởi mỏ neo của các con tàu cũng như hoạt động đánh bắt cá của ngư dân, đặc biệt là khi họ sử dụng hệ thống lưới cào. 

Bên cạnh đó, do Biển Đông là một vùng biển tấp nập tàu bè qua lại và có mực nước tương đối nông, tình trạng đứt cáp quang biển do mỏ neo của tàu thuyền diễn ra khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra thường xuyên bất chấp việc tuyến cáp đã được gia cường ở những khu vực gần bờ.

Việc xây dựng một tuyến cáp quang biển mới không hề dễ dàng, thậm chí rất tốn kém và phức tạp. Nguyên nhân là bởi toàn bộ tuyến cáp chính sẽ phải nằm trong hải phận quốc tế.  

Trong những năm qua, các nhà mạng trong nước đã có nhiều động thái để giảm sự phụ thuộc vào các tuyến cáp quang biển truyền thống. Điều này được thể hiện qua việc đưa vào vận hành tuyến cáp quang biển APG [năm 2016] và tuyến cáp AAE-1 [năm 2017]. Chất lượng đường truyền Internet mỗi khi có tuyến cáp quang biển gặp sự cố vì vậy cũng đã được cải thiện. 

Tuyến cáp quang biển SJC-2 sắp được đưa vào hoạt động. 

Sắp tới, Việt Nam sẽ có thêm tuyến cáp quang biển thứ 7 đi vào hoạt động là SJC-2 [South East Asia Japan Cable System 2 - Hệ thống cáp quang biển Đông Nam Á - Nhật Bản 2]. 

Tuyến cáp quang biển có độ dài 10.500 km, kết nối 9 quốc gia [vùng lãnh thổ] trong khu vực châu Á. Hệ thống này dự kiến được đưa vào khai thác từ cuối năm nay. Sự xuất hiện của SJC-2 cũng sẽ giúp điều tiết và giảm tải cho nhiều hệ thống cáp quang biển khác hiện đang hoạt động. 

Trọng Đạt

Video liên quan

Chủ Đề