Hounsfield là gì

Tìm lại chiều thứ ba

Bạn đặt một khúc gỗ tròn trước mặt và chụp ảnh. Bạn có hình ảnh của bên ngoài khúc gỗ: đẹp đấy, rắn chắc đấy, nhưng bên trong có bị “bọng” không thì bạn không thấy được vì đó là một hình ảnh hai chiều.

Khi dùng tia X để chụp khúc gỗ tròn này, bạn thấy được rõ ràng lõi gỗ bên trong có bọng, nhưng bọng gỗ ấy có sâu không, đi ngoắt ngoéo chỗ rộng chỗ hẹp thế nào bạn vẫn không biết được. Đó vẫn chỉ là một hình ảnh hai chiều. Độ dày của khúc gỗ, độ rộng của lỗ bọng đều vẫn chỉ hiện lên dẹt len lét.

Với chụp CT thì khác, bạn dùng lưỡi dao tia X “cắt” khúc gỗ tròn kia thành từng lát mỏng nối tiếp nhau. Những lát đầu chưa thấy gì, rồi lát thứ ba lỗ bọng xuất hiện - có thể chỉ là một chấm nhỏ, lát thứ tư chấm ấy to dần, đến lát thứ hai mươi chẳng hạn thì bọng gỗ ấy đã hiện ra rất to, trọn vẹn, không thoát đi đâu được...

Dĩ nhiên ta không thể cắt lát một bộ phận cơ thể như cưa lát một khúc gỗ. Bộ phận ấy vẫn nguyên vẹn, chỉ có tia X được đặt ở góc độ nào và chụp kiểu gì, ghép các kết quả lại thế nào để cho ra hình ảnh của từng lát cắt... là những tính toán vĩ đại mà từ khi có tia X [1895] đến tận 70 năm sau vẫn chưa ai nghĩ ra.

Thế nhưng rồi cũng có người nghĩ ra. Vào ngày 1/10/1971, cuộc chụp cắt lớp điện toán đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Bệnh viện Atkinson Morley [London]. Bệnh nhân là một phụ nữ trung niên mà bác sĩ ngờ rằng có một khối u não. Hình ảnh hiện ra [ơn Trời] là một cái nang to bằng quả mận. Hai nhà khoa học làm ra chiếc máy chụp CT ấy - Allan Cormack và Godfrey Hounsfield - đã được trao Giải Nobel Y sinh vào tháng 10/1979. Họ chưa từng gặp nhau [nói gì đến làm việc cùng nhau]. Một người ở Nam Phi và một người ở Anh. Giới khoa học công bằng nhận thấy trong cùng những năm 1960 cả hai đều nghiên cứu đề tài này. Ai cũng có công nhưng có lẽ Hounsfield mới là trung tâm. Ông là người đầu tiên lắp chiếc máy, dùng điện toán giải quyết các phép tính, rồi chụp cho bệnh nhân đầu tiên. Trong bài này ta sẽ nói về Hounsfield.

Sinh ra để tò mò

Hounsfield sinh ra trong một gia đình nông dân Anh. Theo lời ông kể, từ bé ông đã say mê máy móc và tính toán. Không như các anh chị mình chơi những trò đuổi dê bắt cừu, ông thích ở trong nhà kho của nông trại, làm ra cái máy này, thí nghiệm mô hình nọ, và có lần suýt chết vì đổ chất này vào chất kia...

Bộ não của Hounsfield luôn luôn học hỏi, nghĩ ra cái mới, cái hơn người. Lúc xung phong vào không quân hồi đầu Thế chiến II, ông tranh thủ học các tài liệu căn bản về ra-đa, máy móc của ngành mà trở thành “phù thủy” về chính những thứ ấy, tham gia cải tiến ra-đa để các phi công dễ dàng tìm đường về trong những đêm sương mờ mịt. Rồi khi làm cho EMI - một công ty lớn “đa di năng”, Hounsfield lại say mê máy điện toán khi ngành này còn rất sơ khai. Ông cùng đội ngũ làm ra EMIDEC 1100 là chiếc máy điện toán lớn đầu tiên ở Anh.

Nhưng như một đứa trẻ, làm gì thì trong đầu Hounsfield vẫn canh cánh một mối tò mò... rất trẻ con: không biết liệu bên trong các kim tự tháp Ai Cập còn những căn hầm ẩn giấu nào nữa không? Biết đâu trong đó cất giữ những gì bí mật nhất? Biết đâu xác ướp ở đó mới là xác thật... Và có phương pháp nào để nhìn được vào bên trong mà không phải bới tung lên, thí dụ như dùng một loại tia gì đó có năng lượng cao để thấy được những thứ mà mắt thường không thấy, như “nhìn được bên trong cái hộp mà không phải mở nó ra”? 

Chiếc EMIDEC 1100 Hounsfield làm ra không được công ty ông thiết tha, nhưng nó chính là viên đá tảng giúp ông sau này nhìn được vào một cái hộp đặc biệt mà không cần phải mở bung ra: hộp sọ của con người.

Người tài phải gặp quý nhân

Vào những năm 1960 ấy, công ty EMI không muốn đâm đầu vào thị trường máy tính đầy cạnh tranh nữa. Máy tính với họ không hấp dẫn bằng việc thu âm và bán đĩa nhạc mà họ đang làm: lợi nhuận cao, tiếng vang nhiều, giao du với giới ca sĩ cũng thú vị hơn gấp bội. Hounsfield là kỹ sư chế tạo máy tài ba đấy nhưng EMI băn khoăn không biết nên dùng ông vào việc gì, tuy nhiên họ cũng không muốn nhả ông ra.

Thế rồi trong lúc cả hai bên đều đang loay hoay nghĩ xem nên làm gì có ích cho nhau, trong một kỳ nghỉ, Hounsfield nghe được một bác sĩ than phiền tình trạng chụp não bằng tia X quá chán. Tia X chụp xương rắn thì rất tốt, nhưng não là một khối mô mềm nhiều nước, phim X quang chụp ra trông cứ như mờ đặc khói!

Lời than của vị bác sĩ đánh trúng nỗi tò mò dai dẳng của Hounsfield: được “nhìn vào trong chiếc hộp mà không phải mở”. Chiếc hộp lần này lại càng không được mở, và ông đã nghĩ ra một phương pháp đặc biệt: ông hình dung não là một ổ bánh mì to gồm các lát mỏng chồng lên nhau, rồi dùng tia X theo một kỹ thuật phức tạp và một thuật toán phức tạp không kém, dùng máy điện toán xử lý để có được hình ảnh của từng “lát cắt”. Tập hợp hình ảnh các lát cắt mỏng kia lại, mọi ngóc ngách của bộ não được phơi bày.

Nghe hay lắm, nhưng công ty mẹ EMI chẳng liên quan gì đến y khoa. Chiều lòng người tài, EMI cấp cho Hounsfield một số tiền còm để ông nghiên cứu tiếp. Con nhà nông không quản khó khăn: Hounsfield đến các cơ sở nghiên cứu nhặt lại phế liệu từ thùng rác “nhà họ”, lắp được một cái máy chiếu chụp bé xíu đặt vừa lên mặt bàn ăn, chụp thử được thành công đầu tiên là các đồ vật tĩnh, rồi đến những vật động như não một con bò.

Nhưng EMI giờ đã là ông lớn của ngành thu thanh. Hounsfield lại không dẻo miệng để thuyết phục họ đầu tư vào một lĩnh vực khô khan mà có vẻ vô tăm tích. EMI không đổ tiền thêm nữa; nếu Hounsfield muốn làm ra một chiếc máy scan thực thụ dùng scan não người thì tự đi mà kiếm nguồn tài trợ. May cho Hounsfield, cấp trên ông là Bill Ingham - giám đốc bộ phận nghiên cứu - chẳng những không ganh tài ông mà còn tìm cách xoay tiền cho ông. Ingham cho rằng, Bộ Sức khỏe và An sinh Xã hội Anh có thể mua thiết bị của họ cho các bệnh viện. Bằng “phép lạ” nào đó, Ingham ký được hợp đồng bán trước luôn bốn cái máy mặc dù chưa có cái nào trong tay! Vậy là Hounsfield lập luôn một đội, nhanh chóng hoàn thiện cho được một cái máy chụp cắt lớp điện toán vừa an toàn vừa hiệu quả, và quan trọng nhất là scan được não người.

Có máy rồi, giờ cần có bệnh nhân để chụp thử. Hounsfield kiếm được một bác sĩ thần kinh đồng ý giúp tuy có phần lưỡng lự. Và như đã nói, cách đây đúng 50 năm, vào ngày 1/10/1971 lịch sử ấy, họ mang đến bệnh viện một chiếc máy CT scan to đúng kích cỡ thật, mất 30 phút chụp não cho nữ bệnh nhân đầu tiên, hối hả mang mấy cuộn băng từ phóng xe xuyên hai đầu thành phố, vào phòng máy tính của EMI để xử lý dữ liệu thêm 2.5 tiếng nữa, dùng máy ảnh Polaroid chụp lại hình ảnh, xong lại hối hả quay về bệnh viện cho các bác sĩ xem. Và nó đây, trong thùy trán bên trái của bệnh nhân, rõ rành rành một cái nang to bằng quả mận. Người ta nói, kể từ giây phút đó, mọi phương pháp khác để chụp ảnh não bộ đều coi như “đồ bỏ đi”.

Bất thình lình, công ty mẹ EMI từ chẳng liên quan gì đến y khoa bỗng thành “vua một cõi” với đơn hàng cao ngất cho loại máy này. EMI bắt tay vào sản xuất, bán được nhiều máy, rất thành công; nhưng sau năm năm, miếng ăn ngon nào cũng có kẻ muốn tranh giành, và các công ty khác lớn hơn bắt tay nhau làm ra những chiếc máy CT scan nhanh hơn, độ phân giải cao hơn, chụp được cả xương, mạch máu, và các cơ quan nội tạng khác, đặc biệt là bệnh nhân ít “ăn tia” hơn...

EMI đành rút khỏi thị trường máy chụp CT, nhưng Hounsfield không lấy đó làm quan trọng. Ông được trao giải Nobel về Y học vào năm 1979, rồi hai năm sau đó, ông được Nữ hoàng Anh ban tước hiệp sĩ. Cuộc đời ông tiếp đó là rất nhiều giải thưởng và danh hiệu. Ông không bao giờ còn phải chạy vạy tiền để sáng chế nữa, tha hồ hoàn thiện chiếc máy chụp CT và tập trung mối quan tâm vào một lĩnh vực khác: hình ảnh cộng hưởng từ nhân. Ông vẫn làm việc ở EMI, khiêm nhường, lặng lẽ và tận tình giúp đỡ đồng nghiệp. Ông không lập gia đình. Khi nghỉ hưu ở EMI vào năm 1986, ông về nhà mở một phòng thí nghiệm, vui sống với bao nhiêu tò mò và khám phá cho đến tận những ngày cuối đời vào năm 2004, khi ông ra đi vào tuổi 84.

MẠCH NHA [tổng hợp và dịch]

Một anh bạn viết mail hỏi thăm tôi:“Mai mình có kế hoạch đi chụp city, cậu có thể tư vấn giúp mình cần chuẩn bị những gì?”. Tôi hăng hái trả lời thư ngay: “Trước hết cậu phải chuẩn bị xăng nhớt cho chiến mã thật đầy đủ, sau đó vác một em Canon, tối thiểu phải là EOS 7D, rồi chạy lên núi nào đó có tầm nhìn thật thoáng và hướng về …thành phố rồi chụp! Còn nếu muốn chụp CT thì ghé thẳng bệnh viện để mình tư vấn xem có nên chụp cắt lát hay không và chụp kiểu gì…”. Ra là anh bạn đó muốn chụp CT nhưng viết nhầm thành City!

Vậy đó, nhắc đến cắt lát cơ thể thường người ta nghĩ ngay đến CT, thật tế ngành chẩn đoán hình ảnh có nhiều kĩ thuật cắt lát hơn người ta tưởng! Siêu âm cũng là hình thức cắt lát một cách cơ động nhưng mang tính chủ quan khá cao nên dễ bỏ sót tổn thương, bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến 2 kĩ thuật hiện đại hơn và chính xác hơn, nếu ví X quang và siêu âm có cái nhìn “xuyên thấu” qua cơ thể bệnh nhân thì CT và MRI còn có cái nhìn chi tiết, chính xác hơn, tinh tường hơn, một cách nào đó có thể xem như là “thiên lý nhãn”!… Thật tế, ngay cả bác sĩ đa khoa cũng có khi không phân biệt được hai loại kĩ thuật hiện đại này, nên người dân thậm chí báo đài thỉnh thoảng vẫn còn viết sai tên! Trường hợp đòi “chụp thành phố” như anh bạn của tôi là còn “nhẹ tội” nhất, vì ít ra nó còn có ý nghĩa, chúng ta có thể thấy nhiều biến thể khá ngộ nghĩnh của chữ CT như Citi, Xiti, Xity, City…

Vậy CT là gì? CT là chữ viết tắt của Computed Tomography, chính xác hơn phải là X ray Computed Tomography thì mới hiểu hết nghĩa của kĩ thuật này, dịch ra là chụp X quang cắt lớp điện toán hoặc chụp X quang cắt lớp vi tính [nếu là người miền Nam, vì trong Nam ít khi thấy được máy…điện toán!], tức là kĩ thuật dùng tia X để cắt lớp, hay còn gọi là cắt thành từng lát mỏng có bề dày nhất định xuyên qua người bệnh nhân và nhờ đến máy tính để tổng hợp, “cộng trừ nhân chia” cho ra được hình ảnh, và hình ảnh này là từ hình khối 3D do có bề dày chuyển thành hình 2D xem được trên phim và trên màn hình máy tính.

CT là kĩ thuật “sinh sau đẻ muộn” hơn rất nhiều Vậy CT là gì? CT là chữ viết tắt của Computed Tomography, chính xác hơn phải là X ray Computed Tomography thì mới hiểu hết nghĩa của kĩ thuật này, dịch ra là chụp X quang cắt lớp điện toán hoặc chụp X quang cắt lớp vi tính [nếu là người miền Nam, vì trong Nam ít khi thấy được máy…điện toán!], tức là kĩ thuật dùng tia X để cắt lớp, hay còn gọi là cắt thành từng lát mỏng có bề dày nhất định xuyên qua người bệnh nhân và nhờ đến máy tính để tổng hợp, “cộng trừ nhân chia” cho ra được hình ảnh, và hình ảnh này là từ hình khối 3D do có bề dày chuyển thành hình 2D xem được trên phim và trên màn hình máy tính.

So với X quang, sự phát triển nhảy vọt của CT đã làm thay đổi bộ mặt của ngành chẩn đoán hình ảnh nói riêng và của Y học nói chung. Tháng 4/1972, Godfrey Hounsfield, một kĩ sư người Anh, đã giới thiệu máy CT đầu tiên trên thế giới, và để nhớ đến công lao của ông, người ta đặt tên cho đơn vị đo đậm độ vật chất trên CT là đơn vị Hounsfield [viết tắt là HU, tương tự như đơn vị đo chiều dài mét viết tắt là m, đơn vị đo thời gian giây viết tắt là s…].  Đến năm 1979, cùng với nhà vật lí người Mỹ Cormack, ông đoạt được giải Nobel Y học nhờ thành tựu này. Máy CT đầu tiên ở Việt Nam được giới thiệu vào ngày 4/2/1991 tại Hà Nội và hiện nay đang được lưu giữ tại Bệnh viện Đa khoa Lào Cai.

Nguyên lí hoạt động của CT khá đơn giản, bệnh nhân được đặt trên bàn chụp tùy theo kĩ thuật mà chân hoặc đầu hướng về phía lồng máy. Khi máy hoạt động, bàn sẽ di chuyển vào vị trí cần khảo sát, trong quá trình chụp thì đầu đèn nằm trong khung máy sẽ quay một vòng và phát ra tia X xuyên qua cơ thể bệnh nhân. Lượng tia X còn lại sẽ được một hàng cảm biến đối diện phía bên kia đầu đèn tiếp nhận và gởi tín hiệu về máy tính phân tích, mỗi vòng quay tương ứng với 1 lát cắt được ghi hình, đó chính là các thế hệ máy CT đầu tiên đơn lát cắt.

Từ năm 1998, xuất hiện thuật ngữ CT đa lát cắt , hay đa dãy [MSCT: multislice CT], được hiểu nôm na là trước đây khi chúng ta quay một vòng tia X thì chỉ có 1 hàng tiếp nhận tín hiệu ở đầu bên kia, ngày nay khi tia X được phát ra thì bên đối diện đầu đèn sẽ có nhiều hàng để tiếp nhận tín hiệu, có 4 hàng thì gọi là MSCT 4 lát cắt, có 64 hàng thì gọi là MSCT 64 lát cắt, … Hiện tại ở Việt Nam đã có CT 128 lát cắt, sắp tới là 256 lát cắt, 320 lát cắt và nghe đâu người ta còn đang nghiên cứu đến 700 lát cắt! Để dễ hình dung, khi bước lên bàn chụp, bệnh nhân chỉ cần thấy quay 1 vòng khung máy là đủ 128 “nhát” thay vì phải quay đến 128 vòng phát tia X như trước đây! CT đa lát cắt đã làm cuộc cách mạng rất lớn trong ngành chẩn đoán hình ảnh về phương diện tạo ảnh đa chiều, dựng hình y như thật sau khi cắt, thời gian chụp toàn bộ cơ thể rút ngắn lại chỉ còn trên dưới 10 giây…

Ứng dụng của CT, đặc biệt CT đa lát cắt là nhiều vô kể, chúng ta có thể khảo sát toàn bộ các hệ thống cơ quan nhờ CT. Tuy nhiên vì liên quan đến tia X nên chỉ định cũng cần phải được cân nhắc và tốt nhất nên được tư vấn từ bác sĩ Chẩn đoán Hình ảnh. Chúng ta thử điểm qua một vài ứng dụng khá nổi bật của CT khi “quét” từ đầu đến chân:

  • CT sọ não: rất quan trọng trong chấn thương sọ não, hiện nay hầu như chúng ta không còn chụp X quang sọ não trong chấn thương, vì thông tin trên X quang sọ không tương ứng với tổn thương trong não của bệnh nhân. X quang sọ bình thường chưa chắc không có khối máu tụ bên trong hộp sọ, ngược lại, khi có đường nứt sọ trên X quang cũng chưa chắc bệnh nhân co tổn thương nội sọ. Ngoài ích lợi to lớn trong chấn thương, CT còn giúp chẩn đoán sớm tai biến mạch máu não, thậm chí trong 3 giờ đầu xuất hiện triệu chứng, có thể phân định được ngay lập tức tổn thương nhồi máu não hay xuất huyết não, đánh giá toàn diện tổn thương, nhờ đó các nhà thần kinh học có thể xử trí tình huống kịp thời…

  • CT xoang: Vai trò X quang xoang [chụp tư thế Blondeau – Hirtz] ngày càng bị lu mờ và biến mất khi có CT xoang xuất hiện, vì CT cho hình ảnh rõ nét, chính xác, toàn diện hơn về tình trạng các xoang, về các dị tật của hốc mũi, có thể dựng hình đa chiều để các nhà tai mũi họng can thiệp dễ dàng hơn…

  • CT tai giữa: Bên cạnh nội soi tai thì CT giúp bác sĩ tai mũi họng đánh giá được tình trạng bên trong ống tai giữa, có viêm nhiễm hay ảnh hưởng mức độ như thế nào với các chuỗi xương con và sào bào chũm lân cận.
  • CT răng: với kĩ thuật MSCT và dựng hình cùng in ấn theo tỉ lệ 1:1, các bác sĩ răng hàm mặt càng lúc càng ứng dụng CT răng để cấy ghép răng dễ dàng và chính xác hơn.
  • CT ngực: đây là ưu thế lớn nhất của CT khi so sánh với các kĩ thuật khác, kể cả MRI, vì CT là phương pháp khảo sát hữu hiệu các bệnh lí trong phổi đặc biệt với các tổn thương viêm nhiễm, u phổi, dãn phế quản, bệnh lí mô kẽ, bệnh lí màng phổi… CT ngực còn khảo sát tốt các bệnh lí thuộc trung thất và tim mạch, đặc biệt với CT từ 64 lát cắt trở lên, chúng ta thoát khỏi sự ảnh hưởng của nhịp tim [dưới 64 lát cắt rất khó khảo sát tim mạch do xuất hiện nhiều ảnh giả của nhịp tim] nên ứng dụng trong khảo sát mạch vành là điểm mạnh của kĩ thuật này.

  • CT bụng: đây cũng là ưu thế rất nổi trội của CT khi góp phần cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho lâm sàng đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân đau bụng cấp, giúp chẩn đoán hướng tới các nguyên nhân dễ dàng như viêm ruột thừa, viêm tụy cấp, thủng tạng rỗng, tắc ruột, lồng ruột… Ngoài ra CT còn cung cấp nhiều dữ kiện cho các khối u thuộc hệ gan mật , lách tụy, đánh giá tổng quan về tình trạng xơ gan, phân độ tốt cho các u thuộc đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, đại trực tràng… Thậm chí bằng những phần mềm chuyên biệt, chúng ta có thể tạo dựng nên một cuộc “nội soi ảo” trên CT.

  • CT hệ niệu: dần dần thay thế các kĩ thuật X quang kinh điển như KUB, UIV bằng CT vì dữ kiện cung cấp nhiều hơn, chính xác hơn… Ưu thế trong chẩn đoán sỏi thận, u hệ niệu, viêm nhiễm và dị tật bẩm sinh hệ niệu…
  • CT hệ cơ xương khớp: cùng với X quang và MRI, CT góp phần không nhỏ trong chẩn đoán hệ cơ xương khớp khi các vấn đề liên quan đến xương sẽ luôn được khảo sát tốt hơn so với các kĩ thuật khác.

  • CT mạch máu: với kĩ thuật angio CT trên các máy đa lát cắt, người ta có thể khảo sát dễ dàng toàn bộ hệ mạch máu trong cơ thể một cách dễ dàng và nhanh chóng…

Trên đây là vài kĩ thuật khá cơ bản và thường qui mà chúng tôi thực hành hàng ngày trên các máy CT, nhưng có lẻ ít ai được biết các loại MSCT từ 6 lát trở lên là có thể ứng dụng và tạo nên các hình ảnh “y như thật” như vậy, điều này giúp các nhà hình ảnh học thể hiện dễ dàng hơn những mô tả của mình trong bảng kết quả gởi về các nhà lâm sàng và bệnh nhân.

Kĩ thuật cắt lát hiện đại thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập đến là MRI – cộng hưởng từ, mà chúng tôi thường hay nói đùa là “Em Rờ Ai?”. Đây là kĩ thuật có nguyên lí hoạt động khác xa CT, hoàn toàn không sử dụng tia xạ nên gần như an toàn tuyệt đối về phương diện phóng xạ. MRI là chữ viết tắt của:

  • M: Magnetic, tức là từ trường. Từ những năm 1600, Gilbert  đã xác định được Trái đất là một khối nam châm khổng lồ mà nhờ đó chúng ta thường hay ứng dụng la bàn để xác định được phương hướng, cường độ của khối nam châm này được tính ra là 0,00005 Tesla [đơn vị để đo độ mạnh của từ trường].  Máy cộng hưởng từ là máy dùng từ trường cực mạnh, trong đó thành phần chính cũng là khối nam châm khổng lồ với cường độ thường sử dụng hiện nay là từ 0,3 Tesla đến 1,5 Tesla tức là mạnh gấp 6000 – 30000 lần từ trường trái đất! Từ trường càng mạnh độ chính xác, độ phân giải càng cao. Ở Việt Nam hiện nay đã có máy cộng hưởng từ 3 Tesla, trên thế giới đang đạt mốc  7 Tesla, nhưng thật ra chủ yếu là để nghiên cứu vì tùy theo ứng dụng cho từng bệnh lí, từng hệ cơ quan thì đa phần đối với máy 1,5 T đã có thể giải quyết hầu hết các yêu cầu đặt ra về phương diện chẩn đoán.
  • R: Resonnance, sự cộng hưởng. Ai cũng biết cộng hưởng có sức mạnh ghê gớm, từ nhỏ học trong sách giáo khoa nhớ đến câu chuyện vào năm 1850, chiếc cầu Maine tại Angers [Pháp] đã bị sụp đổ khi một đoàn quân đi qua khiến 200 người thiệt mạng. Lí do là các binh sĩ đi đều bước, tần số đi đều bằng tần số riêng của cầu khiến cầu bị cộng hưởng và dao động với biên độ mạnh khiến cầu bị sụp. Kĩ thuật dùng trong MRI chính là sự cộng hưởng để tạo nên hợp lực tối đa từ các proton trong cơ thể.
  • I: Imaging, tức là hình ảnh. Những hình ảnh cộng hưởng từ đầu tiên của con người được ghi nhận vào ngày 3/7/1977, máy MRI đầu tiên có mặt ở Việt Nam vào tháng 6/1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh [Medic] với cường độ từ trường rất thấp [< 0,1 T].

Như vậy, giải thích một cách “khoa học”, cộng hưởng từ là một kĩ thuật tạo nên hình ảnh từ sự cộng hưởng của các prtoton trong cơ thể khi đặt vào từ trường rất mạnh. Việc sử dụng thiết bị này cho phép bác sĩ “nhìn” vào bên trong bệnh nhân nhằm khảo sát các hệ thống cơ quan và tìm ra bệnh lí một cách dễ dàng hơn. Trong quá trình chụp, bệnh nhân được đặt trong lồng máy có từ trường cao, các nguyên tử trong cơ thể sẽ cộng hưởng với sóng vô tuyến và phát ra tín hiệu. Tín hiệu này sau đó được ghi nhận và xử lý bởi hệ thống vi tính để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Mỗi một đợt ghi nhận tín hiệu sẽ tổng hợp lại thành một chuỗi các lát cắt và được gọi là “chuỗi xung”, tùy theo hệ thống cơ quan và bệnh lí khảo sát mà chúng ta có các kiểu chuỗi xung khác nhau, đại loại như khi đi chụp hình với máy Canon của anh bạn ở đầu bài viết của tôi, nếu chụp toàn cảnh thành phố sẽ để chế độ khác, chụp trong phòng tiệc sinh nhật , đám cưới để chế độ và kiểu chụp khác, và trong MRI làm điều tương tự như vậy người ta gọi đó là thiết lập protocol, tức là thiết lập các kiểu chụp tương ứng để tìm ra chẩn đoán.  Cộng hưởng từ được chỉ định tương đối rộng rãi và có những thế mạnh – yếu riêng khi so sánh với CT, chúng ta lại điểm sơ lược một số ứng dụng, và cũng “quét” từ đầu xuống chân:

  • MRI sọ não: MRI rất nhạy để đánh giá các bất thường của não bộ, và có thể phát hiện những dấu hiệu không nhìn thấy trên CT. Các chỉ _định tiêu biểu cho MRI não bao gồm nhức đầu, chóng mặt, thay đổi về thị giác, mất thính giác, động kinh, nôn ói, tầm soát di căn ở bệnh nhân ung thư, bệnh tự miễn, tê tay chân… MRI não giúp phát hiện đột quị, các bất thường mạch máu, u não , dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm, bệnh lí chất trắng… Khu trú hơn có thể khảo sát khá chi tiết các bệnh lí vùng hố yên, hốc mắt, ống tai giữa, các dây thần kinh sọ…

  • MRI ngực: MRI rất tốt để đánh giá các mạch máu vùng ngực cũng như hạch bạch huyết, hạch trung thất, cơ và đám rối cánh tay. Các chỉ định tiêu biểu của MRI vùng ngực bao gồm bệnh sử nghi ngờ có khối u, lymphoma, ung thư, phình mạch và các bất thường mạch máu khác.
  • MRI tim: Các chỉ định tiêu biểu của MRI tim bao gồm các bệnh lí tim bẩm sinh và mắc phải. Bệnh nhân có thể nhập viện do những lí do thứ phát như đau ngực, bệnh van tim, có tiền sử cơn đau thắt ngực hoặc nghi ngờ cơn đau thắt ngực, đánh giá cấu trúc và chức năng tim.
  • MRI vú: MRI có khả năng phân biệt mỡ, nước và silicone do đó đây là phương tiện được lựa chọn để khảo sát tuyến vú rất tốt. Chụp MRI vú để phát hiện và tầm soát ung thư vú là một kĩ thuật mới có thể được sử dụng phối hợp với chụp nhũ ảnh và siêu âm vú.

  • MRI bụng: MRI là phương tiện tuyệt vời để khảo sát gan, lách, thận, thượng thận, tụy. Các chỉ định tiêu biểu của MRI bụng bao gồm có tiền căn ung thư, đau, mất chức năng cơ quan, chảy máu, xơ gan, viêm gan. MRI giúp phát hiện hạch phì đại, bệnh lí di căn, u, phình mạch và các bất thường cấu trúc khác. MRCP [Magnetic Resonance Cholangiopancreatography] và MRU [Magnetic Resonance Urography] là những kĩ thuật không xâm lấn, không cần dùng thuốc tương phản nhưng vẫn có được hình ảnh tốt của cây đường mật, ống tụy, cũng như hình ảnh hệ niệu.

  • MRI chậu: là kĩ thuật ưu thế nhất để khảo sát vùng chậu, giúp đánh giá bệnh lí của tử cung, buồng trứng đối với nữ và tiền liệt tuyến, túi tinh đối với nam.
  • MRI cơ xương khớp: MRI có thể đánh giá cả các khớp lớn và khớp nhỏ như khớp vai, khuỷu, cổ tay, gối, và các cấu trúc khác của chi với hình ảnh giải phẫu cực kì chi tiết. Các chỉ định tiêu biểu của MRI cho khớp và mô mềm bao gồm đau, sưng, yếu, tổn thương dạng khối sờ được, giới hạn vận động…
  • MRI cột sống: là kĩ thuật ưu thế hẳn so với CT vì đánh giá khá tốt các chi tiết về đĩa đệm, dây chằng, gân cơ, chèn ép thần kinh…
  • MRI mạch máu: MRI có thể _đánh giá mạch máu mà không xâm lấn. Kĩ thuật này được gọi là MR angiography [MRA]. MRA có thể _đánh giá các mạch máu vùng đầu và cổ để phát hiện các vị trí chít hẹp mạch máu, tắc nghẽn mạch máu, phình mạch não, dị dạng động tĩnh mạch [AVM] và bóc tách mạch máu. Kĩ thuật này có thể đánh giá cả hệ động mạch và tĩnh mạch.

Tương tự CT, trên đây cũng chỉ là một số ứng dụng thường qui trong thực hành hàng ngày, chúng tôi còn có những kĩ thuật chuyên biệt đánh giá được chức năng, tầm soát ung thư hay phối hợp với các kĩ thuật khác để cung cấp được nhiều thông tin hơn cho chẩn đoán, nhưng đó là câu chuyện khác, không thuộc phạm vi… lan man của bài viết này.

Kết lại, các kĩ thuật hiện đại ngày hôm nay, dù bạn tiến hảnh “chụp thành phố - CT” hay “Em Rờ Ai - MRI” thì điều cần thiết nhất là phải hiểu và biết được mỗi loại kĩ thuật có cơ chế tạo hình và tính ứng dụng khác nhau, không thể có ý định thích thì đi chụp hoặc có suy nghĩ càng tốn nhiều tiền càng chính xác! Hãy thảo luận thật kĩ với bác sĩ điều trị của bạn, nhưng quan trọng nhất là phải luôn luôn có tư vấn chuyên môn từ bác sĩ Hình ảnh học khi tiến hành thăm khám và thực hiện những kĩ thuật cắt lát..cơ thể!

Thạc sĩ, Bác sĩ Hồ Hoàng Phương

Video liên quan

Chủ Đề