Vì sao chứng khoán giảm mạnh

TTO - Tâm lý số đông đã rạn nứt khá rõ khi các câu chuyện về đầu cơ kiếm tiền nhanh hay "đu trend", "phím hàng" đã trở thành bài học đắt giá cho F0 [nhà đầu tư mới] trên sàn chứng khoán.

  • Chứng khoán giảm hơn 43 điểm, khối ngoại mua ròng
  • Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Xem xét xử phạt ông Trịnh Văn Quyết vì 'bán chui' cổ phiếu
  • Bộ Tài chính: Sẽ xử lý nghiêm, ngăn tận gốc vụ ông Trịnh Văn Quyết 'bán chui' cổ phiếu

Thị trường chứng khoán liên tục chao đảo trong những phiên gần đây, hàng loạt cổ phiếu đầu cơ bị nhà đầu tư bán bằng mọi giá nhưng vẫn kẹt hàng - Ảnh: BÔNG MAI

Ngay khi mở đầu phiên giao dịch 18-1, thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ với hàng trăm mã giảm giá.

Trong khi mới hôm qua tài khoản của không ít nhà đầu tư đã bị rơi vào mức âm khi thị trường lao dốc, riêng VN-Index đã bị giảm hơn 43 điểm - mức giảm sâu nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây - đồng thời riêng sàn HoSE cũng bị "bốc hơi" gần 165.000 tỉ đồng vốn hóa.

Hiện nay trên thị trường đang lan truyền các thống kê và lập luận rằng hiện tượng liên đới margin call [gọi bổ sung ký quỹ] đang xảy ra khiến thị trường lao dốc, nghĩa là khi không bán được những hàng đang bị "nhốt" do mất thanh khoản như mã FLC [Tập đoàn FLC], ROS [Xây dựng FLC Faros]... thì sẽ bán liên đới các mã trong danh mục.

Tuy nhiên, ông Huỳnh Minh Tuấn - nhà sáng lập Công ty tư vấn quản lý tài sản FIDT - cho rằng nhận định trên chưa hẳn đúng.

Cụ thể, cần phải hiểu rõ cấu trúc vận hành của loại hình sản phẩm margin [ký quỹ - vay nợ]. Với một mã chứng khoán thì RMC [bộ phận quản lý nguồn - cung ứng margin và kiểm soát rủi ro] của công ty chứng khoán sẽ đưa ra 3 tiêu chí để kiểm soát: tỉ lệ cho vay, giá chặn [max price], room cho vay mã đó.

Chẳng hạn tại một công ty chứng khoán top đầu về dư nợ margin, mã ROS được cho vay theo 3 tiêu chí như sau: tỉ lệ cho vay là 20%, giá chặn là 3.000 đồng, room [giới hạn cho vay] là 5,5 tỉ đồng.

Như vậy trong bất cứ hoàn cảnh nào thì công ty chứng khoán này cũng chỉ cho vay ROS tối đa là 1.500 đồng/cổ phiếu và tối đa cho vay 5,5 tỉ ở cổ phiếu này.

Điều đó có nghĩa công ty chứng khoán chỉ mất vốn khi ROS giảm về dưới 1.500 đồng. Trong khi chốt phiên hôm qua mã ROS nằm giá sàn 10.500 đồng, đến phiên hôm nay giá sàn là 9.770 đồng.

Tương tự đối với mã FLC, các công ty chứng khoán nội quá hiểu nên tuyệt đối không cho vay.

"Có thể khẳng định sự liên đới khi không bán được nhóm FLC và dẫn tới bán lan sang nhóm cổ phiếu còn lại trong danh mục là không có đối với các nguồn cho vay chính thống từ nhóm công ty chứng khoán này", ông Tuấn cho hay.

Tổng quan lại thị trường sau phiên hôm qua về thanh khoản vẫn là điểm sáng nhưng về tâm lý số đông đã rạn nứt khá rõ khi các câu chuyện về đầu cơ kiếm tiền nhanh hay "đu trend" phím hàng đã trở thành bài học đắt giá cho F0.

Cũng có thể nói là một phiên tốt nghiệp chính thức cho F0 với thiệt hại nặng nề và lan luôn sang nhóm Fn.


Ông Huỳnh Minh Tuấn - nhà sáng lập Công ty tư vấn quản lý tài sản FIDT

Vậy câu hỏi là diễn biến bán bằng mọi giá đã và đang diễn ra đến từ đâu?

"Đó chính là từ các "kho hàng", với tiêu chí là mạo hiểm hơn đi kèm lãi cao hơn. Đây được xem như nguồn vốn phục vụ thị trường ngách là các nhu cầu đầu cơ" - ông Tuấn chia sẻ.

Một vài thông tin cho thấy FLC có thể được cho vay tới 8.000-10.000 đồng/cổ phiếu và ROS là từ 5.000-6.000/cổ phiếu. Vì vậy động cơ bán giải chấp ở "kho hàng" là hiện hữu vì các khách hàng thường có tâm lý bỏ mặc khi bị gọi bổ sung ký quỹ.

Thị trường còn bị ảnh hưởng bởi việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm đi kèm cảnh báo của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sẽ siết dòng tín dụng vào nhóm bất động sản và chứng khoán là đòn đánh mạnh vào nhóm này và tạo ra tâm lý domino rõ rệt.

Sau khi phân tích tình huống và bóc tách biến động thì cũng không có gì bất ngờ khi sự sợ hãi hội tụ ở hầu hết các nhóm trụ của thị trường và phiên VN-Index giảm hơn 43 điểm cũng không có gì đột biến ở các nhóm giao dịch.

Các nhóm mua bán lũy kế không có gì đột biến mà tập trung vào từng cổ phiếu. Cá nhân trong nước bán ròng tương đối ở nhóm ngân hàng trụ khi phát sinh tâm lý bảo toàn thành quả và bảo toàn danh mục.

Từ vụ Trịnh Văn Quyết, phải ngăn 'bán chui' cổ phiếu phá thị trường

TTO - Nhiều nhà đầu tư "bủn rủn tay chân" khi vừa đua mua giá trần cổ phiếu FLC, nhưng ngay sau đó lại bị âm tài khoản mới hay tin chủ tịch bán cổ phiếu "chui". Quy định hiện tại chưa đủ sức răn đe?

TTO - Sau vỏn vẹn 6 phiên giao dịch duy trì trên mốc 1.400 điểm, đến phiên hôm nay 6-7, hàng trăm cổ phiếu lũ lượt rớt giá, VN-Index bị giảm hơn 56 điểm. Theo nhiều chuyên gia, việc giảm này đã được dự báo trước.

  • Khối ngoại tăng rút ròng trên thị trường chứng khoán Việt, có đáng lo?
  • Vận hành hệ thống giao dịch mới, vẫn giữ lô giao dịch tối thiểu100 cổ phiếu
  • Trị bệnh chứng khoán, phải tận gốc

Phiên 6-7 chứng kiến hàng trăm mã cổ phiếu đồng loạt giảm giá. Trong ảnh: nhà đầu tư đang theo dõi thị trường chứng khoán - Ảnh: BÔNG MAI

Chốt phiên giao dịch 6-7, VN-Index giảm hơn 56 điểm, lùi về mốc 1.354,79 sau 6 phiên đều nằm trên mốc 1.400 điểm.

Chứng kiến thị trường giảm điểm mạnh, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Xuân Bách, phụ trách mảng phân tích thị trường Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt [BVSC], nhìn nhậndiễn biến trên xuất phát từ 5 nguyên nhân chính:

Thứ nhất, về mặt chỉ số, thời gian gần đây VN-Index đãtiệm cận mốc kháng cự mạnh 1.415-1.420. Do đó việc xuất hiện phiên điều chỉnh là việc đã được lường trước.

Thứ hai, thời gian qua dòng tiền chủ yếu đổ dồn vào cổ phiếu ngành chứng khoán và ngân hàng, do đó áp lực chốt lời xuất hiện trên diện rộng ở các cổ phiếu này. Đối với những doanh nghiệp được nhà đầu tư kỳ vọng có kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực trong quý 2, giá cổ phiếu đã phản ánh gần đây, vì vậy áplực chốt lời cũng xuất hiện.

Thứ ba,tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, dấy lên những lo ngại về khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Thứ tư, trải qua khoảng thời gian thị trường chứng khoán tăng trưởng, nhiều nhà đầu tư đã có khoản lời nhất định. Để gia tăng lợi nhuận, nhiều nhà đầu tư cũng sử dụng đòn bẩy tài chính, vay ký quỹ [margin]. Do đó, khi thị trường điều chỉnh, gây áp lựcmargin call [lệnh gọi ký quỹ],kích hoạt giao dịch bán diễn ra nhanh và mạnh.

Lý do cuối cùng, những ngày gần đây thị trường đã xuất hiện các phiên điều chỉnh. Tuy nhiên, với hệ thống cũ, khi thanh khoản rơi vào mốc 22.000 tỉ đồng, việc khớp lệnh bị chậm lại, đà giảm phải dừng, muốn bán cũng không được. Song hai hôm nay hệ thống mới đã đi vào hoạt động, việc mua bán cũng diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn.

"Chúng tôi vẫn xác định xu hướng ngắn hạn là tăng. Tuy nhiên, khi cónhịp điều chỉnh giảm mạnh, không tránh khỏi khả năng rủi ro lớn. Do đó kiểm soát tỉ trọng danh mục là điều rất cần thiết trong giai đoạn này", ông Bách chia sẻ.

Theo đó, đối với nhà đầu tư đang nắm giữ tỉ trọng cổ phiếu cao, đang sử dụng margin, cần bán dọn phần margin, thậm chí bán giảm tỉ trọng danh mục đến mức cân bằng. Việc làm này giúp đảm bảo sự an toàn danh mục trong trường hợp thị trường có xu hướng suy giảm mạnh trong ngắn hạn, chủ động lượng tiền mặt để tham gia trở lại khi các cổ phiếu có triển vọng trở về vùng giá hợp lý.

Với những nhà đầu tư giữ lượng tiền mặt lớn, có thể xem xét mở vị thế mua với tỉ trọng thấp, khi thị trường về vùng hỗ trợ1.283 - 1.320.

Theo các chuyên gia của Công ty chứng khoánMirae Asset,VN-Index đang giao dịch ở mức P/E [hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu] là19,3 lần, như vậy xét về cả so sánh tương đối và thống kê lịch sử, mức định giá của thị trường hiện tại đã không còn rẻ, tuy nhiên vẫn chưa phải là đắt.

"Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ sớm điều chỉnh vào đầu tháng 7 khi mức P/E chạm ngưỡng 20x [hoặc có thể là 21x]. Nhịp điều chỉnh có thể đẩy VN-Index về ngưỡng 1.200 điểm. Đây là cơ hội mua tốt cho nhà đầu tư với tầm nhìn tăng trưởng trong 3 năm tới. Sau nhịp điều chỉnh, chúng tôi ky vọng VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng tăng điểm hướng về mức 1.500 điểm", Mirae Asset chia sẻ.

VN-Index đột ngột giảm hơn 56 điểm

TTO - Chỉ trong khoảng 20 phút cuối phiên, các chỉ số chứng khoán đột ngột giảm mạnh. VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ, giảm hơn 56 điểm.

184 cổ phiếu giảm sàn

Tâm lý hoảng loạn khiến nhà đầu tư tiếp tục bán mạnh trong phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa [ATC]. Số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn TP HCM giảm hết biên độ sau phiên này là 125 mã, gấp ba lần số lượng cổ phiếu tăng giá. Nếu tính cả sàn Hà Nội thì tổng cổ phiếu giảm sàn lên đến 184 mã.

Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM rơi xuống 1.452,83 điểm, giảm 43,18 điểm so với tham chiếu. Đây là phiên giảm mạnh nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây. Lần gần nhất VN-Index giảm hơn mức này là phiên 20/8 khi mất 45 điểm.

Đồ thị VN-Index và VN30-Index phiên 17/1. Ảnh: VNDirect.

Thanh khoản thị trường hôm nay đạt 31.244 tỷ đồng, tăng khoảng 8.400 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu tài chính hút tiền nhiều nhất với gần 9.100 tỷ đồng, tiếp đến là công nghiệp và bất động sản.

Trong 10 cổ phiếu dẫn đầu về thanh khoản trên sàn TP HCM, duy nhất HAG tăng điểm. 9 cổ phía còn lại chia thành hai nhóm, một là giảm nhẹ dưới 1,5% gồm CTG và MBB, một là giảm gần hết và hết biên độ như STB, SSI, VND, GEX, DIG, KBC. Trong số này, STB là cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất với 1.524 tỷ đồng.

Khối ngoại mua vào 1.785 tỷ đồng và bán ra 1.584 tỷ đồng, tập trung giải ngân nhiều vào ACB, HPG, STB và CTG.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất 21,52 điểm, tương ứng 4,61%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong nửa năm qua. UPCoM-Index giảm 2,86 điểm, tương ứng 2,55%.

Vì sao chứng khoán lao dốc?

  • 14h47

    Thị trường chứng khoán lao dốc, vì sao?

    [HNMO] - Đầu tuần [21-5], thị trường chứng khoán trong nước lại trải qua phiên giảm mạnh [-2,46%] với thanh khoản ở mức thấp. Vậy, vì sao thị trường giảm sâu?

    Lực cung tăng mạnh vào cuối phiên và diễn ra ở diện rộng trong khi đó lực cầu lại yếu ớt khiến cho các thị trường đều đóng cửa ở mức thấp: VN-Index giảm 25,56 điểm [-2,46%], xuống mức 1.014,98 điểm; VN30-Index mất mốc 1.000 điểm, về 997,21 điểm sau khi hạ 25 điểm [-2.45%]; HNX-Index giảm 1,61 điểm [-1,33%], xuống 119,66 điểm.


    Diễn biến của VN-Index ngày 21-5.


    Đáng chú ý, lực bán mạnh diễn ra tại nhiều cổ phiếu trụ cột của thị trường như VIC, GAS, VNM, BID, BVH… Đây cũng là những mã kéo VN-Index giảm điểm nhiều nhất.

    Trong rổ VN30, số mã giảm điểm chiếm áp đảo với 25 mã, phía ngược lại chỉ có 5 mã. Tân binh VHM của Vinhomes được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho thị trường sau khi niêm yết nhưng phiên thứ hai liên tiếp không có người bán ra tại mã cổ phiếu này. Vì vậy, hôm nay VHM giữ giá tham chiếu 110.500 đồng, dư mua ở mức giá trần là hơn 700.000 cổ phiếu. Trên sàn Hà Nội, ACB, SHB, VCS, VGC giảm giá đã tác động không nhỏ đến sự đi xuống của HNX-Index.

    Thanh khoản tiếp tục ở mức thấp với tổng giá trị giao dịch trên hai sàn chỉ đạt hơn 4.200 tỷ đồng. Nhà đầu tư ngoại bán ròng khoảng 425 tỷ đồng trên sàn TP Hồ Chí Minh.

    Ông Ngô Thế Hiển - Phó Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội [SHS] cho rằng, hôm nay không có thông tin nào xấu để khiến thị trường giảm điểm mạnh như vậy. “Tuy nhiên, hiện lực mua ở các mã cổ phiếu khá yếu. Vì vậy, chỉ cần bên bán bán mạnh là thị trường dễ dàng giảm mạnh. Thị trường vẫn nằm trong quá trình điều chỉnh kể từ tháng 4 đến nay chứ không có gì đột biến hay bất thường ở phiên giao dịch này”, ông Ngô Thế Hiển nói.

    Theo đại diện của SHS, thanh khoản thấp là do sức cầu yếu. Hiện tại các thông tin hỗ trợ thị trường như kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết, chia cổ tức đã được phản ánh trong thời gian qua. Thường thì tháng 5 và tháng 6 là thời điểm của “vùng trũng” thông tin. “Thị trường không có thông tin hỗ trợ có thể đã khiến những người đang có nhu cầu mua cổ phiếu chưa hào hứng tham gia. Cùng với đó, mức giá cổ phiếu như hiện tại chưa hấp dẫn nhà đầu tư mà họ muốn chờ đợi giá xuống thấp hơn nữa”, ông Hiển lý giải.

    Về khối nhà đầu tư nước ngoài bán ròng, Phó Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội cho rằng, khối ngoại bán ròng cũng là yếu tố tác động đến nhà đầu tư trong nước phiên hôm nay. Tuy nhiên, việc bán ròng như vậy có thể chỉ là hoạt động cơ cấu danh mục đầu tư của khối này, vì xen kẽ phiên bán ròng cũng có phiên mua ròng.

    Nhận định về diễn biến phiên ngày mai, ông Ngô Thế Hiển cho biết, với việc thanh khoản thấp, nhà đầu tư ngoại bán ròng, thị trường khó tăng điểm vào ngày mai, nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh. Mức giảm như thế nào rất khó đoán bởi ẩn số của thị trường là VHM hôm nay chưa có giao dịch do nhà đầu tư không bán ra. Đây là mã có mức vốn hóa lớn thứ hai thị trường, chỉ đứng sau VIC, nên nếu VHM có giao dịch sẽ tác động lớn đến chỉ số chung.

    Cùng quan điểm trên, Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC] dự báo, trong phiên kế tiếp, chỉ số có thể xuất hiện nhịp bẫy tăng giá [bulltrap] trong phiên. VN-Index quay đầu giảm điểm và phá đáy 1.004 điểm nhiều khả năng sẽ xảy ra sau đó.

    Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BSC] cho rằng, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng cùng với việc chỉ số VN30 mất ngưỡng kháng cự tâm lý 1.000 điểm sẽ là các yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến nhà đầu tư. "Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh khi các chỉ số chưa có tín hiệu tạo đáy. Vì thế, nhà đầu tư nên tiếp tục chờ đợi mức giá tốt hơn khi mà dòng tiền vẫn chưa quay lại”, BSC nhận định và đưa ra lời khuyên.

    Hương Thủy

    Video liên quan

  • Chủ Đề