Vì sao người ta trì hoãn

Bạn có cảm thấy khó chịu không khi có việc gì đó cần phải làm nhưng lại không muốn bắt tay vào làm hay không có động lực để làm

Tất cả mọi người đều trì hoãn làm việc một số lúc nào đó nhưng vài người lại cố tránh né nghĩa vụ mà mình không mong muốn nhiều đến nỗi dẫn đến kết cục là cảm xúc bị đi xuống một cách trầm trọng, điều mà gây nên hiệu ứng hòn tuyết lăn. Nghĩa là mỗi ngày lười nhác một chút thì bạn sẽ càng lười nhác hơn

Thế nên, điều gì khiến bạn có xu hướng tránh né các công việc khó và tìm thứ gì khác để làm

Một trong những nguyên nhân chính khiến bạn không thể vượt qua được sự trì hoãn chính là mỗi người đều có những lí do khác nhau để hoàn thành công việc. Hơn nữa, cùng là một người nhưng  lại có thể có hàng tá lý do để trì hoãn công việc. Có những lí do bao biện cho sự trì hoãn rất phổ biến như là bị ốm.

Có lẽ bạn cảm thấy quá mệt mỏi để gọi mẹ đến kiểm tra và kết quả là “Để ngày mai đi”. Hay bạn luôn thấy bản thân quá bận bịu để bắt đầu một sở thích mà bạn hứng thú.

Chìa khóa để đánh bại sự trì hoãn là xem xem đâu là lý do cụ thể khiến bạn làm như vậy, sau đó hãy giải quyết chúng tận gốc. Nếu bạn thật sự muốn khám phá xem “Tại sao con người trì hoãn” thì cách tốt nhất là nhìn vào những yếu tố gây nên sự trì trệ.

Không để bạn chờ lâu, dưới đây là 8 nguyên nhân thường gặp nhất khiến bạn luôn trì trệ trong công việc:

Lý do #1: Chủ nghĩa cầu toàn

Có lẽ, bạn đang lo lắng rằng mình sẽ mắc sai lầm trong công việc và điều đó sẽ làm lộ ra điểm yếu của bạn. Nỗi lo sợ gây ra sai sót là một điều có thực và nó có thể khiến con người trì hoãn vài nhiệm vụ quan trọng và để dành chúng cho một ngày nào đó.

Đó là một dạng của tư duy, thứ mà đã được giải quyết trong cuốn “Tư duy: Tâm lí mới của sự thành công” của Carol Dwick. Trong cuốn sách này, tiến sĩ tâm lý học của Đại học Standford, Carol S. Dwick, đã chỉ ra cụ thể sức mạnh của tư duy. Ông đề cập đến sự thành công tại trường học, thể thao, công việc, nghệ thuật và các lĩnh vực khác của sự cố gắng đối với cách loài người suy nghĩ về tài năng và khả năng.

Dwick giải thích rằng con người có tư duy cố định hoặc tư duy phát triển. Những người có tư duy cố định tin rằng khả năng của họ được hình thành trong đá, thế nên họ chỉ tập trung vào trí thông minh hoặc tài năng ở hiện tại và cho rằng chúng không thể phát triển được nữa.

Họ tin rằng mình được sinh ra với những gì họ có và không thể cải thiện khả năng của mình. Những người với lối tư duy cố định cũng tin rằng để thành công thì không nhất thiết phải cố gắng nếu như đã có sẵn tài năng rồi. Họ nghĩ tài năng chỉ đến một cách tự nhiên.

Vì vậy, tại sao lối tư duy cố định lại nguy hiểm? Nó che lấp khả năng phát triển, tài năng, sự học hỏi và những thay đôỉ tích cực của con người.

Thay vào đó, một lối tư duy phát triển cho phép một người có niềm tin rằng khả năng của họ có thể được phát triển nhờ sự cống hiến và làm việc chăm chỉ. Họ tin rằng bộ não và tài năng của con người chỉ là điểm khởi đầu. Họ được sinh ra với sức mạnh cá thể nhưng không có sự giới hạn cho những gì họ có thể thành công. Lối tư duy phát triển hình thành nên những khát khao được học hỏi và khả năng vượt qua những khó khăn để thành công.

Dwick giải thích rằng tư duy của ai đó tiết lộ cách mà những nhà giáo, những bậc cha mẹ và người quản lí tuyệt vời có thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình và đạt được nhiều thành quả vĩ đại. Với một lối tư duy chính xác, một người có thể truyền động lực, dẫn dắt và truyền đạt theo cách đã thay đổi cuộc sống của họ và của người khác một cách tích cực.

Theo như Hillary Rettig, tác giả cuốn “7 bí mật của thành công: Hướng dẫn định nghĩa để vượt qua sự trì hoãn, chủ nghĩa hoàn hảo và giới hạn của tác giả”, con người  trì hoãn vì chỉ nghĩa cầu toàn có xu hướng sở hữu tư duy cố định.

Điều này có nghĩa là họ tránh né làm những nhiệm vụ nhất định bởi vì sợ nguy cơ phạm lỗi và thấy bất cứ cái gì kém hoàn hảo. Họ muốn tác phẩm của mình trông thật hoàn hảo. Vì họ tin rằng chắc chắn họ sẽ thất bại nếu công việc không phù hợp với tài năng mà họ có, thế nên tốt nhất là để việc đó làm vào lúc khác.

Trong khi đó có một số người nghĩ rằng là một người theo chủ nghĩa hoàn hảo cũng là một điểm tốt nhưng thực sự đem lại những bất lợi. Đó là sự kết hợp nguy hiểm của thói quen và thái độ làm việc kém hiệu quả, thứ mà làm chậm lại sự tiến bộ. Dù sự hiểu lầm cũng xảy ra thường xuyên như có tiêu chuẩn cao, chủ nghĩa hoàn hảo làm giới hạn định nghĩa thành công đối với tiêu chuẩn không thực tế. Tiêu chuẩn này sẽ không bao giờ đạt được, vậy thì tại sao lại không thử?

Lý do #2: Nỗi sợ không ai biết đến

Hãy hình dung điều này: Bạn phát hiện ra một ngày một chiếc nốt ruồi xuất hiện trên da bạn. Bạn bắt đầu lo lắng rằng đó có thể liên quan đến bệnh ung thư, thế nên bạn không muốn đi kiểm tra nó và chỉ chờ một ngày nó tự biến mất. Nghe có giống bạn không? Thỉnh thoảng, con người sợ phải hành động vì điều đó có thể tiết lộ sự thật mà họ không muốn biết.

Và hóa ra, cụm từ cổ “Thứ bạn không biết không thể làm hại bạn” không hẳn là đúng. Trong hầu hêt các trường hợp, nếu bạn lờ đi vài thứ trong một khoảng thời gian dài, mong nó biến mất thì nó chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Michigan đã tiến hành một thử nghiệm về hiệu quả của việc cho phép những thông tin sai để làm trì trệ tâm trí của ai đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng những thông tin sai lệch vẫn tồn tại trong kí ức của ai đó và tiếp tục ảnh hưởng lên suy nghĩ của họ, thậm chí nếu con người ý thức được họ đang mắc lỗi. Con người cũng có khả năng tận dụng tối đa những thông tin sai lệch, cụ thể như nếu nó tương thích với những niềm tin đang tồn tại trong tâm trí bạn và tạo nên những câu chuyện có tính lô-gic. Sau đó, điều này sẽ dẫn đến việc phát tán những thông tin không chính xác tới người khác.

Nghiên cứu này áp dụng cho sự thiệt hại trong môi trường, trong chính trị và trên một mức độ cá thể. Có những thông tin sai lệch hay những chú ý được báo trước về tình trạng sức khỏe như là “Gia đình tôi không ai bị ung thư nên tôi chắc chắn không nhiễm bệnh” hoặc “Cái nốt ruồi sẽ không biến mất ngay lập tức” có thể kết thúc việc gây ra những thảm họa đáng tiếc.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra niềm tin và những quan điểm cá nhân của một người có thể là cản trở lớn đối với việc thay đổi việc hiểu biết sai lệch đã được tin tưởng trước đó. Thêm vào đó, việc cố gắng tiết lộ cho ai đó về sự thật gây đau lòng, thứ mà chống lại những niềm tin của họ trước đó thậm chí có thể châm ngòi và thổi phồng lên những ý nghĩ sai lệch của họ. Khi nói đến tình trạng sức khỏe cá nhân, hãy lờ đi vấn đề mà thay vì đối diện với sự thật có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn, thậm chí là cái chết.

Hãy nghĩ về nó: Giả sử nốt ruồi đó là dấu hiệu của ung thư, thứ mà hoàn toàn có thể được chữa trị trong giai đoạn đầu nhưng lại có khả năng biến thành ung thư ác tính nếu không được phát hiện sớm? Bạn lẽ ra có thể chủ động trong việc đi kiểm tra nốt ruồi đó và nó có thể được chữa trị dễ dàng, hoặc bạn có thể trì hoãn bởi vì bạn muốn cho rằng mọi thứ sẽ ổn thôi. Trong trường hợp này, thứ bạn không hề biết hoàn toàn có thể làm hại bạn, và niềm tin cá nhân của bạn, thứ mà sẽ tự biến mất là rất bất lợi.

Vài ví dụ khác của hiện tượng này bao gồm việc tránh đi đến nha sĩ và tiếp tục tự nói với chính mình rằng cái lỗ sâu răng đó sẽ ổn lại thôi. Cho đến tận khi bạn phải đối mặt với sự thật rằng mình nợ tiền thì có lẽ bạn không muốn phải nộp thuế vì không muốn lo lắng về điều đó. Có lẽ bạn không muốn nói chuyện với vợ hoặc chồng mình để làm chậm lại cuộc cãi vã.

Tất cả những nguyên nhân của việc trì trệ là khá phổ biến

Điều này có quan hệ chặt chẽ với những phát hiện của các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan, bởi vì trong những trường hợp này, con người không hề muốn biết sự thật. Họ thấy thoải mái hơn khi nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi. Việc lơ đi là hạnh phúc nhất, phải không? Thế nên thỉnh thoảng chúng ta trì hoãn chỉ vì muốn được thờ ơ và hạnh phúc.

Tuy nhiên, việc lơ đi những tình huống này có thể dẫn đến những tình thế éo le.

Bài học ở đây là gì? Kiến thức là sức mạnh.

Thậm chí nếu bạn nghe thấy “tin xấu”, bạn biết càng sớm, cơ hội bạn vượt qua những tình huống tồi tệ đang tiềm tàng càng lớn. Sự nhận thức chỉ là một nửa của cuộc chiến – từ đó bạn phải hành động đúng đắn khi cần thiết.

Vậy nên, hãy tự hỏi bản thận những câu hỏi quan trọng, khi bạn nghĩ về việc trì trệ:

  • Tôi đang lo sợ điều gì?
  • Hậu quả tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?
  • Điều gì có thể xảy ra nếu tôi thờ ơ với tình huống?
  • Tại sao tội lại đang trì hoãn?
  • Tôi sẽ đạt được điều gì khi trì hoãn?
  • Tần suất con người thực sự chết vì làm điều đó là như nào?
  • Có phải tôi đang cố thuyết phục bản thân về điều gì đó không đúng?
  • Có phải tôi đang sợ hãi hậu quả?
  • Có phải tôi đang cố gắng bảo vệ bản thân khỏi những hậu quả?
  • Tôi đang thực sự sợ hãi hay tôi chỉ đang nói điều đó là sợ hãi?

Lý do #3: Tôi sẽ làm sau

Lý do bao biện phổ biến là lời nhắc nhở rằng bạn có thể làm việc đó vào lúc khác. Bạn tưởng tượng rằng trong một vài giờ hoặc vài ngày bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để đạt được mục tiêu thì chẳng có lý do gì để bạn làm việc đó sau cả.

Tuy nhiên, điều này tạo ra sự mất kết nối mạnh mẽ giữa cách bạn cảm thấy lí tưởng trong tương lai và cách bạn thực sự cảm thấy trong tương lai.

Theo như lí tưởng, bạn sẽ đột ngột được ban tặng năng lượng bất tận, ăn chế độ ăn uống lành mạnh và tốt cho sức khỏe, tập những bài thể dục cơ bản hàng ngày và làm việc hiệu quả mỗi tối để mọi thứ đều hoàn thành.

Tuy nhiên, tương lai thực tế của bạn thì kiệt sức, thiếu động lực, giải quyết những đứa trẻ ngỗ nghịch và khao khát chiếc bánh vị sô cô la.

Hiện tượng này có liên quan đến hai nội dung: khoảng cách thấu cảm tức thời và sự mâu thuẫn động lực.

Khoảng cách thấu cảm tức thời

Đó là tư duy mà khiến con người đánh giá thấp ảnh hưởng của xu thế bản năng lên thái độ, hành vi và sự ưa chuộng của họ.

Lĩnh vực quan trọng nhất của khoảng cách thấu cảm tức thời là sự hiểu biết tuyệt vời của loài người phụ thuộc vào tư duy của mỗi người. Ví dụ, nếu một người thấy tức giận, muốn họ kiềm chế lại thì quả là rất khó. Nêu bạn thấy đói, tưởng tượng rằng bạn đang no cũng rất khó.

Sự bất lực khi giảm đến mức tối thiểu khoảng cách thấu cảm có thể gây nên những hậu quả tiêu cực trong những môi trường chuyên nghiệp. Các ví dụ bao gồm khi một bác sĩ đang đánh giá tình trạng vết thương của bệnh nhân hoặc nếu một người chủ đang đánh giá xem nên chi trả bao nhiêu cho một công nhân có người nhà bị chết. Các quyết định mang tính chủ quan có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi khoảng cách thấu cảm tức thời.

Có thể người bác sĩ đã gặp phải tình huống tương tự trước đây như người bệnh và cảm thấy họ đang phản ứng quá mạnh mẽ đối với vết thương hoặc có thể người chủ cũng có người chết trong nhà gần đây nhưng có thể quay trở lại công việc tương đối nhanh. Các trải nghiệm và cảm xúc trong quá khứ đó có thể gây ảnh hưởng lên quyết định của con người.

Sự mâu thuẫn động lực

Sự mâu thuẫn động lực là tình huống mà ở đó sự ưa chuộng của người ra quyết định thay đổi theo thời gian và sự ưa thích của họ trở nên không nhất quán. Điều này phản ánh ý tưởng rằng có nhiều thứ khác nhau của bản thân khi đưa ra quyết định. Mỗi “cái tôi” đại diện cho người ra quyết định ở một thời điểm nhất định và sự mâu thuẫn xảy ra khi sự ưa thích của họ không đông nhất.

Điều này cũng thêm vào một số yếu tố không có khả năng dự báo trước vào tương lai của bản thân. Ví dụ như đêm trước ngày thi, học sinh có xu hướng ước rằng mình có thêm một ngày nữa để ôn bài. Nếu được hỏi vào đêm đó, vài người có thể sẵn sàng chi trả 10 đô la để có thể trì hoãn bài kiểm tra thêm một ngày nữa.

Thay vào đó, nếu được hỏi vài tháng trước ngày thi, học sinh thường không cảm thấy việc trì hoãn ngày thi là cần thiết. Hệ quả là, họ sẽ không sẵn sàng chi trả 10 đô la cho việc thay đổi lịch thi.

Trong khi sự lựa chọn là giống nhau ở cả hai ví dụ, thì nó vẫn tạo sự khác biệt ở một số lúc. Bởi vì quyết định của học sinh thay đổi, họ biểu lộ sự mâu thuẫn về thời gian.

Một ví dụ khác của sự mâu thuẫn động lực được chỉ ra trong thử nghiệm năm 1999. Ở đây, các đối tượng được miễn phí tiền thuê phim, Bộ phim chia ra làm hai danh mục: phim giải trí [như Austin Powers] và phim trí tuệ [như Hamlet].

Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu về sự lựa chọn mà các đối tượng đưa ra. Không có sự mâu thuẫn động lực, một người sẽ mong rằng một đối tượng sẽ đưa ra sự lựa chọn giống nhau không kể đến khi họ quyết định ngược với khi họ đang xem phim. Tuy nhiên, quyết định là khác nhau

Khi các đối tượng được hỏi lựa chọn bộ phim nào để xem ngay lúc đó, hầu hết mọi người chọn xem một bộ phim ít tư duy. Tuy nhiên, khi họ đối mặt với việc lựa chọn phim nào cho 4 hoặc nhiều ngày tới, 70% đối tượng chọn xem những phim có tính trí tuệ.

Điều này có nghĩa là gì? Tư duy của con người thay đổi theo thời gian và kết quả của sự chọn lựa có liên quan đến một điểm trong thời gian rằng quyết định đang được tạo ra có tác động mạnh mẽ lên cách suy nghĩ của con người. Con người có những quyết định khác nhau đối với những thứ có tác động lên họ trong tương lai gần hơn là những thứ tác động họ trong tương lai xa.

Lý do #4: Làm những việc nhỏ vì nó đơn giản hơn

Chắc chắn là điều này nghe rất quen thuộc. Chúng ta thường chọn những việc đơn giản để làm vì chúng nhanh gọn và dễ hoàn thành. Điều này có thể bao gồm việc kiểm tra email, nói chuyện với người đồng nghiệp hoặc làm vài công việc bàn giấy nhẹ nhàng.

Trong khi những công việc đó có thể khiến bạn trông có vẻ bận rộn và khiến bạn nghĩ rắng bạn đã làm xong rất nhiều việc thì đso thực sự là dạng sáng tạp của sự trì hoãn. Những công việc nhỏ dễ làm và cho bạn một chút cảm giác có được thành quả nên làm chúng trước tiên bạn có thể nhận sự ban thưởng ngay lập tức.

Càng dành nhiều thời gian và tâm huyết để hoàn thành công việc, thì khả năng con người trì hoãn hoàn thành nó càng lớn. Nếu không vội vã khẩn trương để hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả, thì dường như phần thưởng cho công việc sẽ ở rất xa. Con người muốn có cảm giác thành công và đạt được thành tựu sớm hơn là muộn.

Bạn đã bao giờ nghe thấy “Khuynh hướng hiện tại”? Thuật ngữ này đề cập đến xu hướng của một người đối với các thành quả có tính ưu tiên, thứ mà sắp xảy ra hơn khi cân nhắc đến sự đánh đổi giữa hai khoảnh khắc trong tương lai.

Một nghiên cứu được hoàn thành ở Đại học Printon nghiên cứu về bộ não của các cá thể trong khi họ đưa ra sự lựa chọn giữa những phần thưởng nhỏ được trao ngay lập tức hay cái lớn hơn được trao sau. Các nhà nghiên cứ đã phát hiện ra rằng có hai vùng não tranh chấp nhau để kiểm soát lên hành vi của một người khi ai đó cố gắng đưa ra sự chọn lựa của mình về phần thưởng ngắn hạn hay mục tiêu lâu dài.

Họ đã xét về sự tiến thoái lưỡng nan phổ biến trong kinh tế, ở chỗ nào những người tiêu dùng hành động thiếu kiên nhẫn ở một số lúc nhưng lại có kế hoạch kiên trì trong tương lai. Ví dụ, nếu ai đó được đê xuất lựa chọn nhận 9 đô la hôm nay hoặc 10 đô la ngày mai, họ có khả năng lấy 9 đô la và đi luôn. Tuy nhiên, nếu ai đó được chọn lựa giữa việc nhận 9 đô la một năm kể từ ngày đề xuất hoặc 10 đô la một năm và một ngày, người đó sẽ có khả năng chọn số tiền lớn hơn dù có một chút chậm trễ hơn.

Nghiên cứ về sự trì hoãn tập trung ở 14 sinh viên Đại học Printon, những người được nhận bản scan bộ não mình khi được hỏi về chuyện cân nhắc các sự lựa chọn về phần thưởng bị trì hoãn. Một ví dụ về sự chọn lựa mà các sinh viên được đề xuất là họ sẽ nhận một thẻ quà tặng từ Amazon.com với giá trị từ 5 đến 40 đô la ngay lúc đó hay một món tiền lớn hơn chưa rõ giá trị mà họ có thể nhận nếu chờ trong một khoảng thời gian, từ 2 đến 6 tuần.

Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng khi các đối tượng đang cân nhắc các sự lựa chọn liên quan đến khả năng của phần thưởng ngay tức thời, cá phần của bộ não được kích hoạt, thứ mà bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các hệ thống thần kinh có kết hợp với cảm xúc. Thêm vào đó, tát cả cá quyết định được tạo ra, cả ngắn hạn và dài hạn đều kích hoạt hệ thống não bộ kết hợp với các lập luận khó hiểu.

Điều thú vị là khi các sinh viên có những sự lựa chọn về việ cnhaajn phần quà ngắn hạn nhưng lại chọn cái dài hạn nhưng giá trị hơn, các vùng tính toán của bộ não hoạt động tích cực hơn các vùng cảm xúc. Khi các chủ thể lựa chọn phần quà ngắn hạn, hoạt động của hai vùng là giống nhau với một nhịp nhỏ hướng nhiều hơn về hoạt động trong vùng cảm xúc.

Nghiên cứu đó bao gồm sự lựa chọn phần quà ngắn hạn kích hoạt vùng liên quan đến cảm xúc của bộ não và vượt qua vùng lập luận khó hiểu.

Các nhà nghiên cứu quyết định rằng bộ não của một người có những lúc khó để tưởng tượng ra tương lai, không kể thực tế là bộ não lô gic của chúng ta có thể nhìn thấy những hậu quả trong tương lai đối với những hành động của hiện tại. Trong khi não bộ cảm xúc của một người muốn nhận niềm vui ngay lập tức, dù những mối nguy hại trong tương lai, bộ não lô gic của chúng ta biết nghĩ về những hiệu quả dài lâu. Thông thường, sự tranh cãi tức thì về việc phải chờ đợi kết quả tốt thì không có nghĩa là lợi ích vô danh trong tương lai.

Lý do #5: Bạn trải nghiệm việc thiếu động lực

Đã bao giờ bạn nghĩ về bản thân rằng cuộc dời chỉ có như vậy mà thôi thế nên bạn không thể làm những việc mà bạn đã định trước? Thiếu động lực có thể xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây:

  • Thiếu năng lượng
  • Mệt mỏi
  • Căng thẳng
  • Những thứ ưu tiên khác
  • Tình trạng khẩn cấp không mong muốn
  • Khó khăn trong việc tìm kiếm ý tưởng mới
  • Bạn chưa từng thành công với nhiệm vụ ấy trong quá khứ
  • Xung quanh bạn là những điều tiêu cực
  • Thiếu tự tin
  • Làm việc trong môi trường xấu
  • Mục tiêu không rõ ràng

Một nghiên cứu được hoàn thành ở Đại học Carnegie Melon đã tiết lộ rằng con người thiếu động lực khi họ thấy công việc của họ có ít giá trị hơn kết quả đã vạch ra trước đó. Tuy nhiên, nếu con người có khả năng nhìn thấy rõ ràng sự kết nối giữa sở thích, mục tiêu và các mối quan tâm, họ sẽ có khả năng coi trọng công việc hơn và có động lực đầu tư năng lượng của mình vào nó.

Một nghiên cứu khác, được xuất bản trong cuốn “Thuật ngữ quốc gia về khoa học, kĩ sư và y dược”, chỉ ra rằng động lự cbao gồm hai thành phần: sự tự tin của bản thân và lựa chọn mục tiêu. Tự tin không tự tạo động lực, nhưng thay vì đnáh giá về khả năng của ai đó đối với thành tựu của mục tiêu băng tay. Tự tin vì thế được cân nhắc trở thành một phần của sự động lực cho việc đạt được mục tiêu cuối cùng.

Lý do #6: Bạn không biết bắt đầu như nào

Giả sử nhiệm vụ của ban quá phức tạp, độc đáo hoặc khó? Giả sử nó có quá nhiều phần phải làm và khiến bạn không biết bắt tay từ đâu? Điều này có thể kìm chân bạn lại vì bạn chẳng biết bước đầu tiên là làm gì.

Thậm chí khi bạn vạch ra được bước đầu tiên, khi bạn cân nhắc được tổng thể cả quá trình, bạn nhận ra rằng mình đã đánh giá thấp mức độ thời gian và sự cố gắng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

Cách tốt nhất để vượt qua điều này là gì? Một phương pháp cực kì hiệu quả là sử dụng ý tưởng “hoàn thành mọi thứ”. Nó sẽ giúp bạn biến nhiệm vụ phức tạp thành những nhiệm vụ nhỏ hơn. Có 5 bước để làm như sau:

  1. Ghi chú những công việc cụ thể mà bạn cần lưu ý
  2. Quyết định xem việc nào cần làm xong trước và bắt tay vào làm
  3. Sắp xếp các phần việc còn lại
  4. Liên tục kiểm tra các lỗi của công việc
  5. Làm từng nhiệm vụ, từng cái một đến khi tất cả đều được hoàn thành

Bạn có thể thực hiện từng bước bằng cách lập nên danh sách công việc và tận hưởng sự hài lòng khi kiểm tra công việc. Tôi biết điều này vô cùng hữu ích khi tạo một baeng kiểm tra công việc dài khi viết sách thế nên tôi không đánh giá quá cao cái gì đó mà tôi đã từng thấy là quan trọng.

Lý do #7: Mất tập trung

Hãy đi sâu vào vài sự xao nhãng trong thế kỉ hiện đại cái mà chúng ta phati đối mặt:

  • Email
  • Tin nhắn
  • Mạng xã hội
  • Các cuộc gọi
  • Skype
  • Con người
  • Các nhiệm vụ phụ
  • Và danh sách cứ tiếp tục…

Một khảo sát gần đây được tiến hành bởi Career Builder phát hiện ra rằng cứ 5 nhà chủ thì có một người tin rằng các nhân viên của họ dành dưới 5 giờ mỗi ngày làm việc hiệu quả. Khi tìm kiếm lý do cho điều đó, hơn nửa nhà chủ nói rằng điện thoại thông minh của các nhân viên là thứ đầu tiên đnág đổ lỗi, theo sau là Internet và những cuộc tán gẫu trong nơi làm việc.

Thế nên, cách giải quyết cho sự trì hoãn thứ mà gây nên xao nhãng là gì? Nếu bạn có thể luôn thấy xao nhãng khi bạn cố tập trung, thì lược bỏ bất kỳ sự cám dỗ nào và chỉ nghĩ về công việc là vô cùng quan trọng. Một số cách để làm điều đó gồm:

  • Khóa các trang web nhất định
  • Xóa các trò chơi và ứng dụng trên điện thoại của bạn
  • Ghi nhớ những sự cám dỗ và giải quyết chúng trực tiếp
  • Từ bỏ mạng Internet
  • Đặt điện thoại ở chế độ máy bay
  • Đeo tai nghe chống ồn
  • Đóng cửa

Lý do #8: Bạn biết công việc yêu cầu sự nỗ lực và chăm chỉ

Thực hiện một dự án lâu dài có thể vô cùng khó khăn vì để hoàn thành được nó yêu cầu bạn phải thật sự cố gắng. Có nhiều giá trị cơ hội kèm theo mà ở đó bạn phải từ bỏ một số thứ bạn sẽ làm để hoàn thành một số công việc khác trong dự án. Nó thường khiến con người mất đi động lực và chọn cách để dành việc đó và làm vào lúc khác.

Con người thường nắm thế chủ động với thời gian của mình và coi trọng thời gian cá nhân hơn là tiền bạc và mục tiêu. Điều này có thể dẫn đến việc “trì hoãn chiết khấu”. Như đã nói trong một nghiên cứu, trung bình con người nhận được 100 đô la trong ba tháng kể từ khi đề nghị được đưa ra có giá trị như nhận 83 đô la tại thời điểm được đề nghị. Nó có nghĩa là hầu hết mọi người thà để mất 17 đô la để chờ 3 tháng còn hơn là nhận số tiền lớn hơn.

“Sự biến động của thời gian” cũng là một yếu tố gây cản trở những nỗ lực. Sự biến động thời gian liên quan đến ý kiến cho rằng một người thủ lĩnh có thể đề ra luật lệ, thứ mà khiến con người phải tuân thủ và duy trì sự bình yên ở một nơi nào đó. Người thủ lĩnh sau đó có thể thay đổi luật lệ, cái mà được tất cả mọi người tuân theo

Ví dụ, một giáo sư sẽ thông báo kiểm tra vào tuần tới và các sinh viên sẽ ôn bài để chuẩn bị cho bài kiểm tra. Tuy nhiên, đến ngày kiểm tra, giao sư đó hủy kiểm tra.

Việc kiểm tra là không bắt buộc nhưng thông báo về việc kiểm tra là hữu ích. Các sinh viên đã ôn bài và lớp học có thể sử dụng thời gian như đã lên kế hoạch để học bài mới. Hơn nữa, giáo sư không thể dành thời gian để chấm bài kiểm tra.

Một nghiên cứu khác được thực hiện ở Đại học Stanford chỉ ra rằng sự biến động về thời gian là nguyên nhân chính trong các công việc cá nhân. Mọi người có xu hướng có những khuynh hướng hiện thời khi họ làm nhiệm vụ mà họ nắm nhiều kiểm soát. Điều này co nghĩa là họ coi trọng hiện tại hơn là kết quả trong tương lai. Đó là vì não bộ đề cao những phần thưởng tức thì hơn là tương lai.

Đó là một trong những nguyên nhân chính mà tại sao con người trì hoãn mọi thứ, và thực tế đó là một trong những dự báo lớn nhất về thành công của tương lai. Một dự án được thực hiện bởi Walter Mischel ở Đại học Stanford đã thấy một chuỗi các nghiên cứu mà được hoàn thành dựa trên sự hài lòng bị trì hoãn. Trong suốt các nghiên cứu đó, một dứa trẻ biểu lộ sự lựa chọn giữa việc nhận một món quà nhỉ ngay lập tức hoặc hai món quà nhỏ trong 15 phút.

Các nhà nghiên cứu đã chú ý về sự lựa chọn của đứa trẻ và theo dõi cùng với các thí nghiệm trong tương lai những năm sau đó. Kết quả là đứa trẻ chọn việ chờ đợi lâu hơn để nhận món quà lớn hơn có xu hướng thành công hơn trong cuộc sống. Thay vào đó, đứa trẻ còn lại mà không chọn sự hài lòng bị trì hoãn thì phải đối mặt với nhiều vấn đề về hành vi ở trường học, chỉ số BMI cao hơn và đạt được ít thành tựu trong giáo dục hơn.

Vậy điều này có nghĩa như nào? Mọi người đều có những lý do khác nhau cho sự trì hoãn của bản thân. Nguyên nhân giống như những thí dụ chung nhưng từng cá nhân có thể trì hoãn vì những lí do đa dạng, đôi khi là kết hợp các nguyên nhân trì hoãn khác nhau. Chìa khóa để vượt qua vấn đề này là xác định đúng nguyên nhân và hành động theo đó.

Hãy nhớ rằng, lý do cho sự trì hoãn của bạn lên những nhiệm vụ khác nhau có thể thay đổi tùy thuộc vào  việc bạn được yêu cầu làm gì. Dừng lại và tự đánhgiá bản thân theo thực tế để xác định xem bạn cần làm gì để dừng lại việc trì hoãn.Bạn thích bài viết này chứ?

---

Tác giả: Developgoodhabits

Link bài gốc: //www.developgoodhabits.com/causes-of-procrastination/

Dịch giả: Lê Phương Anh - ToMo: Learn Something New

[*] Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Lê Phương Anh - Tomo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

[**] Follow Facebook ToMo: Learn Something New để cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

[***] Trở thành CTV, Thực Tập Sinh Part-time để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: //bit.ly/ToMo-hiring.

4,474 người xem

Video liên quan

Chủ Đề