Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự bền bỉ có ý nghĩa như thế nào trong học tập

Trong triều đại Đông Tấn, nhà thơ nổi tiếng Đào Uyên Minh là một học giả uyên bác và thanh cao. Một thanh niên hỏi ông, “Tôi rất khâm phục ngài vì ngài rất hiểu biết. Ngài có thể nói cho tôi biết cách tốt nhất để học không?” Đào Uyên Minh nói, “Không có cách tốt nhất đâu. Nếu anh chăm chỉ, anh sẽ tiến bộ. Nếu anh buông lơi, anh sẽ tụt hậu.” Ông cầm tay người thanh niên và đưa anh đến một cánh đồng. Ông chỉ vào một mầm cây nhỏ và nói, “Hãy nhìn kỹ đi, anh có thể thấy rằng nó đang lớn lên không?” Người thanh niên nhìn vào mầm cây hồi lâu và nói, “Tôi không thấy nó lớn gì cả.” Đào Uyên Minh hỏi, “Thật không? Vậy thì sao một mầm cây nhỏ sau này có thể mọc cao đến vậy?” Ông lại tiếp tục, “Thực ra, lúc nào nó cũng phát triển. Tuy nhiên, chúng ta không thể nhìn bằng mắt được. Học tập cũng theo một quy luật như vậy. Kiến thức của chúng ta thu lượm được dần dần. Đôi khi chúng ta thậm chí không biết điều đó. Nhưng nếu anh liên tục làm vậy, anh sẽ tiến bộ.”

Đào Uyên Minh sau đó chỉ một hòn đá mài dao ở cạnh dòng suối và hỏi người thanh niên, “Tại sao bên kia của hòn đá lại lõm xuống giống như chiếc yên vậy?” Người thanh niên trả lời, “Đó là bởi người ta dùng nó để mài dao mỗi ngày.” Sau đó, ông lại hỏi, “Thế chính xác thì ngày nào nó có hình dạng như vậy?” Người thanh niên lắc đầu. Đào Uyên Minh nói, “Đó là vì những người nông dân dùng nó ngày này qua ngày khác. Học tập cũng vậy. Nếu anh không bền bỉ, [để giữ kiến thức của mình] anh sẽ tụt hậu.” Người thanh niên cuối cùng cũng đã hiểu ý ông. Anh cảm tạ Đào Uyên Minh. Ông Đào viết cho anh những dòng sau, “Học tập chuyên cần cũng giống như một mầm cây mùa xuân. Nó lớn lên mặc dù chúng ta không thấy sự phát triển của nó mỗi ngày. Lười biếng cũng giống như [không dùng] hòn đá mài dao. Một người sẽ thất bại nếu anh ta không học hành chuyên cần.”

Cố Dã Vương trong triều đại Nam Lương, là một nhà sử học nổi tiếng. Sự hiểu biết của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Nhiều người tìm đến ông để nhờ ông giải đáp các câu hỏi. Một lần, con trai một người bạn của ông, Hầu Tuyển có hỏi ông rằng, “Ngài đã đọc rất nhiều kinh sách. Tôi muốn hỏi ngài liệu có đường tắt trong việc học tập không.” Suy nghĩ một lúc, Cố Dã Vương chỉ một cái cây xum xuê và nói, “Nếu anh muốn biết đường tắt, anh cần nhìn vào cái cây này.” Hầu Tuyển nhìn vào cái cây từ ngọn đến gốc ba lần nhưng chẳng thấy gì khác thường. Sau đó, anh ta hỏi, “Tôi quá mù quáng không thấy được gì. Xin ngài chỉ giáo.” Cố Dã Vương nói, “Với bộ rễ, cái cây có thể mọc cao và khỏe mạnh. Với cái gốc to khỏe, cái cây có thể lớn lên với tán lá dày. Chỉ với một mục đích cao cả và niềm tin vững chắc, người ta có thể có một tương lai sáng lạn. Lấy cái cây này làm ví dụ, một cái cây năm nào cũng mọc thêm một vòng gỗ. Người ta phải chuyên cần. Đi từng bước một. Đó chính là chìa khóa.”
Quảng cáo

Từ đó, Hầu Tuyển tĩnh tâm học hành. Anh tiến bộ nhanh chóng. Bạn bè anh hỏi, “Anh quen với những quyển sách đó đến mức anh có thể đọc chúng ngược từ dưới lên. Sao anh vẫn đọc chúng vậy?” Hầu Tuyển nói, “Không có đường tắt trong học tập. Người ta phải đi từng bước một. Tôi vẫn chưa thấu đáo rất nhiều luân lý và hàm nghĩa sâu xa trong những quyển sách đó. Vì thế mà tôi cần phải xem lại chúng để học được thêm điều gì đó mỗi lần.” Cố Dã Vương dạy con cháu rằng, “Một cái cây nhỏ ưa thích mặt trời vì nó muốn trở thành một cái cây lớn khỏe mạnh. Đối với một người, mục đích của cuộc đời anh ta là trở thành một người tốt có ích cho đất nước và nhân dân của mình. Có mục đích là rất quan trọng. Khi học tập, quan trọng là phải bền bỉ và không được từ bỏ trong bất cứ hoàn cảnh nào.”

Cổ nhân từng tin rằng học hành là một quá trình bồi đắp đạo đức. Chìa khóa để học tập nằm trong sự quyết tâm chăm chỉ và sức bền bỉ. Chuyên cần là cách tốt nhất để học tập.

Theo em,sự bền bỉ có ý nghĩa như thế nào trong học tập?Trình bày suy nghĩ của mình.

Tính kiên trì trong học tập

Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì. Một khi sự kiên trì không còn nữa, mọi sức mạnh cũng sẽ sụp đổ theo nó. Bởi thế, ở đâu có ý chí, ở đó có con đường. Trong học tập, nếu bạn không có ý chí và lòng kiên trì, bạn khó có thể đi hết con đường học vấn để đạt đến thành công.

Kiên trì là gì?

Kiên trì là không thay đổi ý định, ý chí để làm việc gì đó đến cùng, mặc dù gặp nhiều khó khăn, trở lực, thậm chí là thất bại vẫn không buông bỏ mục tiêu trong công việc và trong cuộc sống.

Tại sao học sinh cần phải rèn luyện tính kiên trì trong học tập?

Tri thức là sức mạnh, nhưng để chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành sức mạnh dó không phải là việc dễ làm. Đã có biết bao con người theo đuổi con đường học vấn và đã không thể thành công. Một phần là do họ đã không may mắn, phần lớn là do họ không có đủ sức kiên trì. Dĩ nhiên, song hành với đức tính kiên trì, đòi hỏi chúng ta phải nghĩ đúng, làm đúng mới gặt hái  công được thành.

Ai cũng luôn khao khát dẫn đầu trong học tập. Ít nhất là đạt được kết quả mình mong muốn. Khát vọng ấy giúp chúng ta không ngừng nỗ lực để vươn lên. Bạn là một học sinh trung bình. Bạn luôn nõ lực để trở nên tốt hơn. Để trở thành một học sinh xuất sắc trong học tập, không có gì quan trọng bằng học hành chăm chỉ. Có thể bạn thông minh hơn người khác. Nhưng khoảng cách ấy không quá nhiều giữa chúng ta. Nó rất dễ bị vượt qua. Chỉ cần bạn luôn có sự cố gắng thì điều kì diệu sẽ đến.

Học tập là một nhiệm vụ vô cùng gian khó đòi hỏi sự kiên trì. Chớ nên vội vàng kẻo lại rơi vào trạng thái mệt mỏi và chán nản. Không thể ngày một ngày hai mà bạn có thể làm thay đổi bản điểm và năng lực của mình. Học tập cần nhiều thời gian để tiếp cận, tiếp nhận, suy nghĩ, chọn lựa và thực hành. Cho nên, việc lập ra một kế hoạch học tập và kiên trì thực hiện thành công kế hoạch ấy là việc cần thiết. Mặt khác, phải có mục đích đúng đắn trong học tập.

Để có thể trở thành một học sinh giỏi, bạn phải chú ý chăm sóc sức khỏe và rèn luyện tinh thần kiên trì mỗi ngày. Hãy ngủ đủ giấc, ăn đủ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao. Phải chắc rằng bạn không cảm thấy mệt mỏi khi bắt đầu một ngày mới đến trường. Điều đó khiến cho bạn uể oải và không có tinh thần để học dẫn đến mất tập trung và không hiểu bài.

Học sinh cần làm gì để rèn luyện tính kiên trì trong học tập?

Luôn luôn chuẩn bị bài, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp, tốt nhất là nên đặt ra thời khóa biểu về thời gian học và chơi hợp lý, cân bằng giữa học và chơi, kiên trì làm theo thời khóa biểu đã đặt ra.

Cần phải tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài và hướng dẫn thực hành. Nếu không hiểu thì lập tức hỏi lại giáo viên hoặc bạn bè. Đừng sợ hãi nếu không bạn sẽ chẳng thể nào học bài được nếu không hiểu bài. Mỗi ngày khi học ở trường các bạn đã biết thêm bài học mới nhưng về nhà chúng ta cần xem lại bài học ấy để chúng ta tăng cường kiến thức thêm. Thỉnh thoảng chúng ta dành ba mươi phút cho việc xem lại bài cũ. Việc xem lại bài cũ giúp chúng ta bồi thêm và củng cố vững chắc kiến thức

Trước khi học bài, hãy để đầu óc thật thoải mái. Sau khi học xong, nên giải trí bằng cách nghe một vài bài hát mình yêu thích, ăn nhẹ một ít trái cây. Như vậy có thể dễ thuộc hơn và làm tăng khả năng năng sáng tạo nghệ thuật của bản thân. Nó cũng có thể giúp bạn vui vẻ, không bị căng thẳng khi học bài. Đó là những cách học đã giúp tôi trở thành học sinh giỏi.

Nên đọc sách hay học bài trong vườn cây thay vì trong phòng kín với một không gian chật hẹp và tù túng. Giữa khu vườn hay dưới một gốc cây, không gian thật yên tĩnh, mát mẻ và trong lành. Màu xanh của lá cỏ giúp thấy nhẹ nhàng, tiếp thu bài học nhanh hơn. Dĩ nhiên, bạn cũng phải có cách tự bảo vệ mình không bị côn trùng đốt.

Đừng bao giờ cố làm một lần cho hết nhiều bài tập mà sẽ chia nhỏ ra và làm nhiều lần. Làm như hãy chia nhỏ ra làm nhiều lần, bạn sẽ thấy bài tập về nhà không quá nặng nề.

Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người thiếu kiên trì trong học tập. Nhiều học sinh tỏ ra lơ là việc học, ham chơi hoặc sa đà vào những việc làm vô bổ, không chăm chú học hành. Những người như thế không những kết quả học tập yếu kém, hiểu biết sơ sài mà còn thiếu khả năng làm việc thành công và năng lực sống. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức:

Siêng năng, kiên trì là một đức tính tốt mà mỗi cá nhân đều cần cố gắng rèn luyện thật tốt. Đức tính này sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn, hoàn thiện bản thân, đạt hiệu quả cao hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Cần sửa bỏ, lên án những hành động lười biếng, dễ dàng từ bỏ vì mỗi một hành động nhỏ từ một cá nhân sẽ trở thành những hành động xấu lớn gây ảnh hưởng tới chất lượng sống của xã hội.

Mỗi người đều có cách học riêng của mình, có thành công hay không là do bản thân bạn. Vì vậy, hãy cố gắng hết mình, kiên trì trong học tập để có thể hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích.

  • Đức tính cao cả
  • Tính kiên trì

Video liên quan

Chủ Đề