A) Ví dụ : - lý thuyết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân

- Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.

a] Ví dụ 1: Một cái sân hình vuông có chu vi 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?

Ta phải thực hiện phép chia: \[27 : 4 = \; ?\]

Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:

\[27\] chia \[4\] được \[6\], viết \[6\];

\[6\] nhân \[4\] được \[24\], \[27\] trừ \[24\] được \[3\], viết \[3\];

Để chia tiếp, ta viết dấu phẩy vào bên phải \[6\] và viết thêm chữ số \[0\] vào bên phải \[3\] được \[30\].

\[30\] chia \[4\] được \[7\], viết \[7\];

\[7\] nhân \[4\] bằng \[28\]; \[30\] trừ \[28\] bằng \[2\], viết \[2\].

Viết thêm chữ số \[0\] vào bên phải \[2\] được \[20\]; \[20\]chia \[4\] được \[5\] viết \[5\];

\[5\] nhân \[4\] bằng \[20\]; \[20\] trừ \[20\] bằng \[0\] viết \[0\].

Vậy: \[ 27 : 4 = 6,75 \;[m]\].

b] Ví dụ 2: \[43: 52 = \;?\]

Phép chia này có số bị chia \[43\] bé hơn số chia \[52\], ta có thể làm như sau:

Chuyển \[43\] thành \[43,0\]

Đặt tính rồi tính như phép chia \[43,0 : 52\] [chia số thập phân cho số tự nhiên].

Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư, ta tiếp tục chia như sau:

- Viết dấu phẩy vào bên phải số thương.

- Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp.

- Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.

Video liên quan

Chủ Đề