Bà đẻ ăn kiêng trong bao lâu

Tuy vậy, vẫn có những lời khuyên kiêng cữ sau sinh từ ông bà “chuẩn” khoa học mà mẹ nên ngâm cứu kỹ!

Những câu hỏi về ở cữ, nên và không nên?

Muốn biết bà đẻ kiêng những gì, bạn cần tìm hiểu về ở cữ và lợi ích của nó.

1. Ở cữ là gì?

Ở cữ là thuật ngữ quen thuộc với mọi phụ nữ sau sinh, đây là giai đoạn sản phụ nghỉ ngơi để dần hồi phục sức khỏe. Bà đẻ cần phải ở cữ thì sức khỏe mới nhanh ổn định và có sữa cho con bú. Vậy bà đẻ kiêng những gì?

2. Phụ nữ có nên kiêng cữ sau sinh không?

Câu trả lời là NÊN. Bởi vì trong quá trình chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực. Người xưa có câu “gái chửa, cửa mả”, hay “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”.

Nói vậy để hiểu quá trình mang thai, sinh con vất vả và nguy hiểm đến nhường nào. Như một lẽ dĩ nhiên, sau khi vượt qua cái “cửa mả” ấy, người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi các tổn thương mà chúng ta gọi là ở cữ sau sinh [kiêng cữ sau khi sinh].

>>> Bạn có thể quan tâm: Hồi phục sau sinh: Bí quyết chăm sóc dành cho sản phụ

Ở cữ bao lâu? Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu?

Tại sao phải ở cữ 3 tháng 10 ngày? Thời xưa, các mẹ phải ở cữ bao lâu? Sau sinh, các mẹ cần phải ở cữ trong vòng 100 ngày [3 tháng 10 ngày]. Phụ nữ sẽ phải ở phòng kín, không nói chuyện với người lạ, không đọc sách, không tắm rửa…

Kiêng cữ sau sinh là vấn đề cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe sản phụ

Tại sao phải ở cữ 3 tháng 10 ngày? Bởi lẽ người xưa cho rằng nếu không kiêng cữ người mẹ sẽ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, tay chân đau mỏi, nhức đầu… Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các chuyên gia đã chứng minh việc ở cữ bao lâu chỉ nên thực hiện trong 1 tháng.

Sau sinh kiêng những gì? Chỉ sau 3–4 ngày sinh xong, mẹ đã có thể tắm rửa, làm vệ sinh cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần tránh vận động, tránh làm việc nặng, tránh quan hệ, tránh căng thẳng, lo lắng…

Sau sinh thường ở cữ kiêng những gì?

Sau sinh kiêng những gì? Dưới đây là những kiêng cữ sau sinh thường mẹ cần lưu ý:

1. Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Chế độ ăn tháng ở cữ cần đầy đủ chất để giúp mẹ sớm lấy lại năng lượng chăm sóc bé cưng đồng thời gọi sữa về “ồ ạt”. Chất đạm, tinh bột, đường, rau xanh là không thể thiếu nhưng mẹ cũng cần kiêng cữ ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh.

Vì sao? Theo dân gian và y khoa giải thích, nếu ăn quá nhiều thực phẩm dạng này có thể bị lạnh đường huyết sau này. Đặc biệt cần tránh xa rau cải bẹ xanh/cải đắng vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tiểu buốt sau sinh, nguyên nhân do đâu?

2. Nghỉ ngơi hợp lý, bế ẵm đúng tư thế

Ngồi càng lâu, càng nhiều thì sau này mẹ dễ bị đau lưng hơn. Điều này đã được nhiều mẹ đi trước kiểm chứng. Nếu trẻ sơ sinh quá khó tính, mẹ bế ẵm nhiều thì chỉ khoảng 3 tháng sau sẽ bắt đầu cảm nhận được cơn đau lưng sau khi sinh.

Đặc biệt là những khi “trái gió trở trời”, lưng đau buốt đến nỗi không muốn làm bất cứ việc gì. Vì vậy, ngay sau khi xuất viện, mẹ cần ở cử sau sinh đúng cách là chỉ nên ngồi cho bé bú. Con bú bao nhiêu cữ mẹ ngồi bấy nhiêu, còn khi mỏi lưng thì nên nằm xuống.

Tuy nhiên, kiêng cữ sau sinh khoa học là mẹ đừng nằm cả ngày mà cần vận động để tốt cho quá trình tuần hoàn máu, giúp sản dịch còn ứ đọng trong cơ thể dễ dàng thoát ra ngoài, đồng thời cũng giúp tử cung phục hồi tốt hơn. Đặc biệt, những mẹ sinh mổ nên tập đi sau khi được rút ống thông tiểu để tránh tình trạng bí tiểu, dính ruột.

3. Kiêng cữ sau sinh thường: Không làm việc nặng

Trong tháng cữ, tốt nhất là 3 tháng sau sinh không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Lao động nặng quá sớm còn là nguy cơ gây sa tử cung.

Page 2

Còn với chuyện tắm rửa, đây có lẽ là phần khó khăn nhất với các chị em ở những nước nhiệt đới như Việt Nam. Việc không tắm rửa trong nhiều ngày sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu, do đó, bạn cần lau người bằng nước ấm với vài lát gừng lớn.

Tuy nhiên, nếu muốn tắm gội, bạn hoàn toàn có thể thực hiện. Theo các bác sĩ, việc tắm gội sau khi sinh sẽ giúp mẹ loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn trên da, giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nếu sinh thường, mẹ có thể tắm gội sau 1 ngày và sinh mổ là sau 2-3 ngày.

Tốt nhất, mẹ nên tắm gội bằng nước ấm trong môi trường kín gió. Nên gội đầu nhanh trong khoảng 5-7 phút, và sử dụng máy sấy sau khi gội đầu. Không dùng bồn tắm để ngâm người và không nên tắm quá lâu.

2. Kiêng cữ sau khi sinh: Kiêng máy lạnh

Không nên bật máy lạnh hoặc quạt ở cường độ cao vì dễ dẫn đến các bệnh xương khớp hoặc viêm xoang cho chị em khi bắt đầu có tuổi.

Tuy nhiên, nếu trời quá nóng, bạn có thể mở máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải, tránh mở lạnh kẻo bị sốc nhiệt với môi trường bên ngoài.

3. Ăn uống lành mạnh

Bữa ăn của bạn nên có thêm gừng, hạt tiêu đen, dầu mè hoặc rượu nếp sẽ giúp làm nóng cơ thể, tăng cường sức bền, có ích cho quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh.

Phòng của mẹ cần thoáng khí nhưng đủ ấm

Để phục hồi lại phần năng lượng đã mất trong quá trình chuyển dạ và bổ sung thêm dinh dưỡng cho con bú, thực đơn của mẹ sau sinh cần tăng cường một lượng lớn protein và canxi. Mỗi ngày, mẹ nên bổ sung khoảng 80-100g protein và khoảng 1.000mg canxi. Đặc biệt, nên ăn những loại thực phẩm chín, nóng, hạn chế ăn thức ăn lạnh hoặc đồ nguội để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Mẹ sau sinh bao lâu được ăn chua?

Trước khi tìm hiểu sau sinh bao lâu được ăn chua, mẹ nên biết tại sao sau sinh không được ăn chua.

Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa đến nay cha ông ta có quan niệm bà đẻ phải kiêng ăn chua. Bởi, đồ chua là những thực phẩm chứa nhiều axit. Mẹ sau sinh ăn thực phẩm có axit sẽ xảy ra những vấn đề sau:

– Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa vì cơ quan này của mẹ mới sinh còn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn. Mẹ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, tiêu chảy, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.

– Ăn đồ chua sẽ không tốt cho men răng của mẹ, gây ra ê buốt, nhức chân răng. Về già, răng sẽ yếu, không ăn được những món chua [lúc ăn răng sẽ ê buốt rất khó chịu]. Vì thế, mẹ cần biết sau sinh mấy tháng được ăn chua là vậy.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh ăn xoài được không? Ăn xoài sau sinh có bị mất sữa?

– Ăn nhiều đồ chua khiến nồng độ axit trong cơ thể cao, làm hoạt động của hệ miễn dịch suy yếu, giảm sức đề kháng, dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công.

– Mẹ sau sinh ăn chua có thể làm mất cân bằng độ pH, điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.

– Trong một số trường hợp, khi ăn đồ chua, cơ thể mẹ sẽ phản ứng, gây ra một số tình trạng:

  • Buồn nôn
  • Mất tập trung
  • Khó tiêu
  • Xót ruột, đau bao tử

– Chị em luôn phân vân sau sinh bao lâu được ăn chua. Thế nhưng, mẹ có biết ăn quá nhiều đồ chua có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu? Điều này là vô cùng nguy hiểm, vì giai đoạn sinh nở người mẹ đã mất máu nhiều, và sau sinh, mẹ còn phải đảm bảo lượng sữa tốt cho con bú.

– Ngoài ra, ảnh hưởng của thức ăn chua còn kéo dài đến sau này. Chẳng hạn, thận suy yếu, hệ tiêu hóa kém, dẫn tới ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của mẹ.

– Đặc biệt là những mẹ có vấn đề về dạ dày, khi ăn chua sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh, thậm chí gây ra tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày rất nguy hiểm.

Video liên quan

Chủ Đề