Cá vàng và biển cả có được coi là nhân vật không? vì sao?

I – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Nhận xét nào đúng nhất về xuất xứ của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng ?

            A – Truyện do Pu-skin sáng tác

            B – Truyện cổ tích của Nga

            C – Truyện do Pu-skin viết dựa vào mô-típ truyện dân gian Nga

            D – Truyện dân gian Nga và Đức

2. Trong truyện, có năm lần ông lão ra biển. Tìm các thông tin trong truyện để hoàn chỉnh sơ đồ sau :

3. Việc lặp lại sự kiện ông lão ra biển gọi cá vàng không có ý nghĩa nào ?

            A – Tạo tình huống cuốn hút người đọc, người nghe

            B – Tạo sự lặp lại, tăng tiến, gây hồi hộp cho người đọc, người nghe

            C – Tô đậm tính cách các nhân vật qua từng sự kiện

            D – Thể hiện vẻ đẹp khác nhau của biển

4. Cảnh biển xanh nổi sóng dữ dội Xuất hiện ở sự kiện ông lão ra biển gọi cá vàng lần thứ mấy ?

            A – Lần thứ nhất             

            B – Lần thứ hai

            C – Lần thứ 3

            D – Lần thứ tư

            E – Lần thứ năm

5. Nhận định : Lòng tham của mụ vợ là yếu tố có tác dụng tạo nên mạch phát triển của cốt truyện đúng hay sai ? Hãy giải thích sư lựa chọn đó.

6. Mụ vợ ông lão đánh cá thuộc loại nhân vật nào ?

            A – Nhân vật phản diện

            B – Phù thuỷ hiện hình qua lốt người    

            C – Nhân vật tham lam        

            D – Nhân vật độc ác

7. Khi nào sự bội bạc của mụ vợ đi tới tận cùng ?

            A – Mụ quát chồng và bắt cá vàng cho một cái nhà rộng

            B – Mụ mắng như tát nước vào mặt chồng và muốn làm nhất phẩm phu nhân

            C – Bắt chồng quét chuồng ngựa, tát vào mặt chồng

            D – Cho vệ binh đuổi ông lão đi

            E – Bắt chồng yêu cầu cá vàng hầu hạ

8. Vì sao khi mụ vợ đòi làm Long Vương và bắt cá vàng hầu hạ thì cá vàng lại không nói gì và quẫy đuôi lặn xuống đáy biển ?

            A – Cá vàng quá sợ hãi mụ vợ ông lão đánh cá

            B – Cá vàng tức giận ông lão đánh cá đã quá nhu nhược

            C – Đòi hỏi của mụ vợ ông lão đánh cá là không thể chấp nhận được

            D – Cá vàng quá mệt mỏi và chán chường

9. Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có chi tiết tưởng tượng kì ảo không ? [Đánh dấu X vào chỗ trống theo sự lựa chọn của em.]

            Có …………                                                    Không ………….

            Nếu có, hãy liệt kê các chi tiết đó.

10. Cá vàng có phải là một nhân vật không ? Vì sao ? Nếu là một nhân vật thì cá vàng thuộc loại nhân vật nào của truyện cổ tích ?

11. Dòng nào nhận định đúng nhất ý nghĩa của hình tượng cá vàng ?

            A – Thể hiện ước mơ về sự giàu có và khả năng kì diệu

            B – Thể hiện chân lí : đền ơn đáp nghĩa đối với những người nhân hậu, trừng trị đích đáng những kẻ bội bạc

            C – Thể hiện bài học về sự trả thù

            D – Thể hiện chân lí dân gian : tham thì thâm

12. Có người cho rằng : Biển cũng là một nhân vật giữ vai trò quan trọng trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Em nghĩ gì về ý kiến này ?

13. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được kể theo trình tự thời gian nào ?

            A – Thời gian tuần tự, tự nhiên

            B – Thời gian đảo ngược

            C – Thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại

            D – Thời gian đan xen giữa hiện tại và tương lai

14. Dòng nào không nói lên đặc điểm việc kể chuyện theo thứ tự tự nhiên ?

            A – Kể theo trình tự thời gian tự nhiên

            B – Việc gì xảy ra trước kể trước

            C – Việc gì xảy ra sau kể sau

            D – Sự việc nào nhớ thì kể trước, không nhớ thì kể sau

15. Trí nhớ có vai trò như thế nào với thứ tự kể trong văn tự sự ? Lấy một ví dụ để làm sáng tỏ điều đó.

16. Dòng nào không phải là sự việc chính của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng ?

            A – Ông lão ra biển bắt được con cá vàng và thả cá về biển xanh

            B – Mụ vợ bắt ông lão ra biển gặp cá vàng xin cái máng lợn mới

            C – Mụ vợ bắt ông lão ra biển gặp cá vàng xin một ngôi nhà mới

            D – Mụ vợ bắt ông lão ra biển gặp cá vàng xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân

            E – Biển nổi sóng mù mịt

            G – Mụ vợ bắt ông lão ra biển gặp cá vàng xin cho mụ làm nữ hoàng

            H – Mụ vợ bắt ông lão ra biển gặp cá vàng xin cho mụ làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ

17. Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, em thích sự việc nào nhất ? Vì sao ?

18. Có thể đảo ngược trật tự các sự việc trong truyện [tương ứng với những lần ông lão ra biển] được không ? Vì sao ?

19. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được kể theo ngôi thứ mấy ?

            A – Thứ nhất                                                    C – Thứ ba

            B – Thứ hai                                                     D – Kết hợp cả ba ngôi

20. Theo em, khi ông lão đánh cá một mực làm theo lệnh mụ vợ, bắt cá vàng trả ơn mãi thì ông có còn đáng thương không ? Vì sao ? Theo em, nhân vật ông lão thuộc kiểu nhân vật nào của truyện cổ tích ?

21. Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hình ảnh [kết thúc truyện] : Trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ ?

            A – Trừng trị thói tham lam, bội bạc của mụ vợ

            B – cảnh tỉnh thói nhu nhược của ông lão

            C – Sự đền ơn đáp nghĩa của cá vàng có giới hạn

            D – Ca ngợi sự đền ơn đáp nghĩa đối với những người nhân hậu, trừng trị đích đáng những kẻ bội bạc

22. Dưới đây là những ý kiến tranh luận về kết thúc dành cho mụ vợ của ông lão đánh cá :

            – Kết thúc như vậy là thoả đáng, mụ vợ đã bị trừng phạt vì tham lam và bội bạc.

            – Kết thúc như vậy là chưa thoả đáng. Lẽ ra, mụ vợ phải bị biển nhấn chìm.

            Em đồng ý với ý kiến nào trên đây ?

23. Hãy kể lại truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng với một kết thúc mới do em tưởng tượng ra mà ý nghĩa của truyện không thay đổi.

24. Hãy thay lời biển cả hoặc cá vàng kể lại truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

25. Người kể chuyện đã gọi tên nhân vật trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng bằng các từ ngữ : ông lão, mụ vợ, con cá. Vì sao không đặt cho nhân vật một tên gọi cụ thể ? Cách gọi tên ấy có thể hiện thái độ của người kể không?

26. Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, có những từ mượn nào nói về triều đình hoặc liên quan đến triều đình ?

27. Sau đây là sơ đồ vị trí của hai nhóm lượng từ trong cụm danh từ. Đọc kĩ và cho biết những thông tin trong sơ đồ đã đúng chưa ? Vì sao ?

II – GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ

Phần Tự luận

2. Tìm các thông tin trong truyện để hoàn chỉnh sơ đồ :

10. – Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, cá vàng cũng là một nhân vật.

            – Cá vàng là một nhân vật quan trọng tham gia vào câu chuyện. Sự xuất hiện của cá vàng và lời hứa trả ơn là đầu mối để những ý muốn tham lam của mụ vợ ông lão đánh cá bộc lộ và được thực hiện. Thái độ của cá vàng trước yêu cầu đòi làm Long Vương của mụ vợ ông lão tạo nên kết thúc truyện có ý nghĩa sâu xa.

            – Mặc dù chỉ giữ vai trò chức năng, là nhân vật được nhân hoá, kì lạ – loại nhân vật rất quen trong cổ tích, nhưng cá vàng lại tượng trưng cho sự biết ơn, cho lòng tốt và cái thiện. Ngay việc đặt tên cho truyện cũng thể hiện ý nghĩa đề cao sự biết ơn, ước mơ của con người.

12. – Biển cũng là một nhân vật trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

            – Hãy xem lại sự thay đổi của biển mỗi lần ông lão ra biển. Biển thay đổi tương ứng với những đòi hỏi tham lam ngày càng quá đáng của mụ vợ ông lão. Biểu hiện của biển là quy luật của thiên nhiên nhưng cũng gợi liên tưởng đến thái độ của nhân dân đối với kẻ tham lam.

            – Trí nhớ có vai trò rất quan trọng đối với yêu cầu kể chuyện nhất là kể chuyện theo trình tự tự nhiên.

            – Trí nhớ tốt, giúp kể lại được các sự việc theo đúng trật tự trước sau, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau.

22. [Cả hai ý kiến về kết thúc dành cho mụ vợ của ông lão đánh cá :

            – Kết thúc như vậy là thỏa đáng, mụ vợ đã bị trừng phạt vì tham lam và bội bạc.

            – Kết thúc như vậy là chưa thỏa đáng. Lẽ ra, mụ vợ phải bị biển nhấn chìm.

            Em có thể đồng ý với bất kì ý kiến nào nhưng phải là có sự lí giải vì sao mình lại chọn ý kiến đó.]

25. – Người kể chuyện gọi tên nhân vật là ông lão, con cá chỉ dựa vào tuổi tác, sự định danh. Nhưng khi dùng mụ vợ thì rõ ràng đã thể hiện thái độ đối với nhân vật này. Hãy thử so sánh các cách gọi: bà vợ, bà lão.

            – Không đặt tên cụ thể cho nhân vật cũng là một cách kể của cổ tích. Nhân vật mang tên gọi chung nên ý nghĩa toát ra từ cuộc đời nhân vật cũng khái quát hơn.

            26. Trong truyện có nhiều từ mượn từ tiếng Hán để chỉ triều đình phong kiến và những gì liên quan. Ví dụ : nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, thị vệ, vệ binh,…

27. Đây là các thông tin đúng.

Phần Trắc nghiệm

Câu

1

3

4

6

7

8

11

13

14

16

19

21

Lựa chọn

C

D

C

A

E

C

B

A

D

E

C

D

Related

Tags:Ngữ Văn 6 · Ngữ Văn 6 nâng cao

Video liên quan

Chủ Đề