Các thủ thuật xào nấu báo cáo tài chính

Những thủ thuật gian lận, “xào nấu” báo cáo tài chính [cook the books] trên đã làm sai lệch, méo mó các báo cáo tài chính nhằm thoả mãn mục tiêu ông chủ doanh nghiệp để tránh thuế, phục vụ thâu tóm. Chúng được hợp thức hoá rất khéo, hợp lệ để kiểm toán hoặc là không bắt bẻ được, hoặc là đánh đổi lợi ích để cho qua.

Trên thế giới, trong một đoạn trao đổi giữa đại diện ngành kiểm toán với Quốc hội Mỹ vào năm 1993, khi một nghị sĩ đặt câu hỏi: “Anh kiểm toán người trả tiền cho mình? Vậy ai sẽ kiểm toán anh?”. Đại diện ngành kiểm toán trả lời: “Lương tâm của chúng tôi”.

Ở dưới góc độ của một người đầu tư, tôi suy nghĩ rằng, đến luật pháp Mỹ chắc như vậy còn không thể làm khó đơn vị kiểm toán thì khó có quốc gia nào làm được. Như vậy, kỷ luật tài chính nằm ở chính suy nghĩ, hành động của doanh nghiệp và “lương tâm” của người kiểm toán. Tuy nhiên, những thứ này thì rất mơ hồ, chả ai có thể đo đếm chuẩn mực được.

Một số thủ thuật xào nấu báo cáo

  • Mua bán công ty/ dự án: A bán dự án cho B. Trong khi đó, B do người thân, hoặc liên quan đến người thân của lãnh đạo công ty A thành lập. Theo dõi trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền cũng không chảy vào A nhưng công ty A vẫn ghi nhận lợi nhuận.
  • Che dấu khoản nợ ngoài bảng: A có hàng tồn kho và phải trích lập dự phòng lớn. Công ty B mua lại toàn bộ hàng tồn kho cao hơn giá ban đầu A nhập. Do đó, A được hoàn nhập dự phòng và tăng lãi; còn B ôm lỗ và nợ phải trả. Thực chất B là “sân sau” của A.
  • Mua – Bán và thuê lại: A mua xe của B giá 10 tỷ. A bán lại xe cho C giá 20 tỷ, tức A lời 10 tỷ. Tuy nhiên, xe là công cụ kiếm tiền chính nên A thuê lại xe của C trong 10 năm với giá thuê mỗi năm 1 tỷ. Như vậy, A ăn lãi của tương lai [10 tỷ] và trả lãi dần [mỗi năm 1 tỷ].
  • Làm sạch báo cáo: A lỗ nặng. A tái cấu trúc và làm lỗ nhiều hơn, tức làm sạch báo cáo một lần để kỳ sau không bị ảnh hưởng. Dựa vào nền kết quả hoạt động thấp, A tăng trưởng trở lại và hết lỗ.
  • Mua bán, sáp nhập: A mua 100% B với giá 10 tỷ. Do đó, A được hợp nhất tài sản của B. B lại có miếng đất và A đánh giá miếng đất này 20 tỷ. Nên A ghi nhận lãi 10 tỷ.

Mục đích doanh nghiệp “xào nấu” là để có nhiều bản báo cáo. Giờ đây chỉ có một bản thì họ sẽ phải cân đối tổng thể rất nhiều thứ, khó khăn hơn trong việc gian dối báo cáo và thuế cũng sẽ tránh bị thất thoát khi doanh nghiệp khó trốn thuế hơn. Nói như vậy để thấy đây cũng chỉ là biện pháp làm hạn chế chứ không phải giải giải quyết hoàn toàn.

Về tương lai, yếu tố chính ngăn cản sự phát triển của kế toán tam phân là nhiều người không muốn thay đổi hệ thống cũ. Bên cạnh việc đòi hỏi cập nhật lại hệ sinh thái, sổ sách…thì cái lớn hơn làm người ta không muốn thay đổi đó là vì không dễ có thể gian lận được, dẹp bỏ lợi ích nhóm và sự cân bằng biến thành công bằng. Đặc biệt, kỷ luật tài chính sẽ không còn phụ thuộc vào hai từ “lương tâm” mà bằng những dữ liệu thực tế minh bạch và trung thực.

Sự vận động của dòng tiền trên các báo cáo đó, kể cả của doanh nghiệp niêm yết méo mó, sai lệch, thậm chí “ăn không nói có” để phục vụ cho mục đích của ông chủ.

Một ví dụ gần đây nhất về một ông “bầu” bóng đá trở thành cổ đông lớn của một ngân hàng cho thấy rõ hơn về vấn đề này. Đó là công ty con A của ông “bầu” phát hành tăng vốn 3,5 nghìn tỷ đồng do các cá nhân mua được uỷ thác bởi công ty mẹ B [cũng của ông “bầu” trên]. Sau khi A phát hành thu tiền về lại đem mua cổ phiếu của B và tiền lại chạy ra túi của B, không thay đổi gì. Soi báo cáo tài chính quý 1/2021 của doanh nghiệp A còn thấy một hi hữu khác. A đã bán một nhà máy xi măng cho công ty C với giá trị 680 tỷ và hạch toán lợi nhuận 571 tỷ. Nhưng C lại mắc nợ A đến 612 tỷ, dưới khoản mục “Khoản phải thu ngắn hạn”. Theo điều tra, C là một công ty mới thành lập chưa được 2 tháng, do 1 số cá nhân liên quan đến B góp vốn vào. Như vậy thương vụ “bán tay trái cho tay phải” này không những “vô tình” giúp A thoát lỗ mà còn lãi đột biến. Và để “tiêu hóa” được khoản phải thu này, quý tới chỉ cần thêm một nghiệp vụ C bán hàng hoá hoặc đầu tư góp vốn vào A là hoàn toàn hợp thức. Điều này cho thấy, lợi nhuận trên báo cáo tài chính có thể chỉ là con số ảo, còn dòng tiền thực sự không xuất hiện.

Những doanh nghiệp như A trên sàn không phải là hiếm, thậm chí “chiêu thức” này còn được sử dụng nhiều lần để đối phó với án hủy niêm yết.

Nhật Hạ

Nguồn: //phunumoi.net.vn/nhung-thu-thuat-gian-lan-xao-nau-bao-cao-tai-chinh-cua-doanh-nghiep-d231935.html

Cuối tháng 3, đầu tháng 4 là thời kỳ cao điểm doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính [BCTC] kiểm toán năm 2021 và dần phát hành BCTC quý I/2022. Lúc này, doanh nghiệp làm ăn ra sao, lỗ - lãi thế nào sẽ được phản ánh trên từng con số cụ thể.

Tuy nhiên, giấy trắng mực đen đôi khi lại chẳng đáng tin vì BCTC chưa hẳn đã là tấm gương phản chiếu đúng về kết quả kinh doanh, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Nguyên nhân xuất phát từ những thủ thuật mang tính "làm xiếc", "biến hóa" số liệu.

Xuất hiện trên một chương trình truyền hình gần đây, ông Đỗ Thái Hưng - Nhà sáng lập, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Finpros, chỉ ra những hạng mục dễ bị "xào nấu" nhất trên BCTC chính là các khoản mục liên quan đến doanh thu và giá vốn. Bên cạnh đó, khoản doanh thu từ hoạt động tài chính cũng là một cửa mà doanh nghiệp có thể "hack" lợi nhuận dễ dàng.

Thực trạng "làm xiếc số liệu" diễn ra phổ biến đến nỗi, với những nhà đầu tư lâu năm trên thị trường, họ nắm lòng bàn tay tên công ty và chủ doanh nghiệp. Cổ phiếu của những đơn vị này mặc định bị đưa vào diện đầu cơ chứ không thể đầu tư giá trị, do số liệu tài chính không đáng tin.

Mùa báo cáo nào cũng vậy, sau khi được kiểm toán độc lập, thường sẽ có một số doanh nghiệp có lỗ hoặc lãi tăng mạnh so với báo cáo tự lập, thậm chí từ lãi chuyển sang lỗ. Thực trạng "giấu lãi", "giấu lỗ" này cũng phổ biến cả với một số doanh nghiệp thuộc khối Nhà nước, và mỗi một đợt Kiểm toán Nhà nước rà soát là lập tức lại có loạt đơn vị bị phanh phui việc đội vốn, đội chi phí, tăng lỗ v.v..

Trên thị trường chứng khoán, đã có không ít trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc vì những vấn đề thuộc phạm vi BCTC không thể qua mắt kiểm toán. Ví như trường hợp doanh nghiệp lập BCTC, nhưng đơn vị kiểm toán liên tục 3 năm liền có ý kiến ngoại trừ, thậm chí là từ chối đưa ra ý kiến. Lại có doanh nghiệp dù được kiểm toán xong xuôi song nhiều năm sau lại "hồi tố" BCTC khiến nhà đầu tư, cổ đông đều khó xử.

Ông Phạm Lưu Hưng - Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán SSI [SSI Research] cho biết, rất khó đoán định để "đánh hơi" được những doanh nghiệp đã "chế biến" các khoản mục trên BCTC, bởi điều này phụ thuộc nhiều vào sức tưởng tượng và trí thông minh của người làm kế toán trong doanh nghiệp. Đặc biệt, nhà đầu tư cá nhân thì thường không có nguồn lực để kiểm chứng thông tin.

Vậy nên, vị chuyên gia này cũng chỉ có thể đưa ra lời khuyên: "Trong trường hợp cảm thấy nghi ngờ về tính minh bạch của doanh nghiệp, nhà đầu tư nên bỏ qua. Các bạn không nên tiếc bởi cơ hội đầu tư vô vàn, không doanh nghiệp này thì doanh nghiệp khác, chỉ có mất tiền mới là mất thật".

Mới đây, Bộ Tài chính có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [UBCKNN], Cục Quản lý giám sát Kế toán, kiểm toán, Thanh tra Bộ, yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác kiểm toán doanh nghiệp niêm yết.

Trong đó, UBCKNN được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kiểm toán đối với các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng; chú ý đối với các doanh nghiệp có khách hàng có BCTC sai lệch hoặc có nhiều sai sót, dẫn đến phải sửa đổi... làm thay đổi đáng kể tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. "Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng yêu cầu khẩn trương chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật", Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Hy vọng với tinh thần quyết liệt này, những doanh nghiệp vốn có thói quen "xào nấu số liệu" sẽ chùn tay, đồng thời, cơ quan chức năng cũng sẽ dần loại bỏ được những "cổ phiếu rác", "rỗng ruột" khỏi sàn chứng khoán.

Ngoài yêu cầu doanh nghiệp nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập thì cơ quan quản lý cũng cần có những biện pháp chống cấu kết giữa kiểm toán độc lập và doanh nghiệp, rà soát lại năng lực và đạo đức kiểm toán viên. Không ít vụ bê bối kiểm toán đã xảy ra trên thế giới và khi gian lận kế toán bị phát hiện đã kéo theo sự sụp đổ của cả một công ty, hãng kiểm toán cũng không thoát khỏi rắc rối [mà điển hình là vụ Lehman Brothers].

Rồi doanh nghiệp sẽ nhận ra, dù "xào nấu" giỏi đến đâu, khoác lên bản báo cáo những số liệu đẹp như thế nào thì những vấn đề thực tế vẫn tồn tại và chẳng bao giờ giấu được mãi. Khi sự gian dối bị phát lộ và gây thiệt hại cho cổ đông, nhà đầu tư thì cái giá không dừng lại là đánh đổi uy tín và danh tiếng, mà chủ doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán còn phải đối diện với sự trừng phạt của pháp luật.

TOP THỦ THUẬT XÀO NẤU BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI – THỰC HÀNH Ở VIỆT NAM [P1] [các thủ thuật này ở VN chưa có luật/nghị định hướng dẫn nên vẫn nằm trong giới hạn cho phép của các Công ty, chỉ là không đúng với bản chất và thiệt thòi thuộc về cổ đông]

Trước khi chuyển qua mảng đầu tư và tư vấn về tài chính, mình có thời gian làm việc tầm 4 năm ở 1 trong tứ đại gia của ngành kiểm toán, có một điều Việt Nam làm rất giỏi không khác gì các chú ở bên TQ đó chính là nghệ thuật sao chép, vấn đề mình sẽ đề cập ở dưới chính là Nghệ thuật xào nấu số liệu báo cáo tài chính [“Master Chef”] mà các Công ty/ Tập đoàn ở Việt Nam đang sử dụng. Nếu mọi người muốn tìm hiểu kỹ hơn có thể xem thêm ở link //www.accounting-degree.org/scandals/

1/ Mua bán công ty/ dự án [Worldcom]: Thông thường các công ty sắp đến thời hạn nộp báo cáo tài chính mà không đạt được chỉ tiêu đã hứa với cổ đông thì thông thường sẽ nghĩ tới các thủ thuật nhằm tạo ra lợi nhuận [mặc dù có thể không tạo ra được dòng tiền trên báo cáo tài chính].

Ví dụ: TDH trong các năm 2015 và 2016 đã chuyển nhượng 2 dự án cho FDC là Dự án Khách sạn Thông Đức và Phúc Thịnh Đức và ghi nhận lãi từ các dự án này lên tới 40-50 tỷ [chưa kể việc hoàn nhập hơn 60 tỷ do ghi giảm lập dự phòng vào Thông Đức từ năm 2014]. Sau đó, từ 2015->2017 TDH đã nắm giữ tỷ lệ ở FDC tầm 43% nhưng không tuyên bố kiểm soát và ghi nhận lợi nhuận luôn các nghiệp vụ trên [nhưng không thu tiền về - nghiệp vụ cấn trừ], cho tới 30.6.2018, TDH công bố FDC thuộc quyền kiểm soát và nghiễm nhiên ghi nhận một khoản lãi gần 50 tỷ [do đánh giá lại tài sản của FDC]…thực tế lợi nhuận $TDH chỉ tạo ra trong kỳ tầm 20 tỷ.

Nói về thủ thuật xào nấu báo cáo tài chính thì sau này TDH còn tiếp tục làm nên một pha kinh điển là Bán con gà đẻ trứng vàng [Chợ đầu mối] với giá cực kỳ rẻ mạt cho BOD vs Nhân viên thông qua chương trình ESOP, hay sử dụng các khoản doanh thu từ thương mại để làm hài lòng Cổ đông.

Kinh nghiệm: Còn nhiều vụ chuyển nhượng dự án từ các đại gia Bất động sản trên thị trường, các bác có thể tìm thấy và soi kỹ đối tượng nhận chuyển nhượng là ai và dây mơ rễ má của nó là gì? Và xem thật sự dòng tiền có chảy vào doanh nghiệp thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay không nhé.

2/ Che dấu các khoản nợ ở ngoài bảng [Enron]

Thủ thuật này được sử dụng như một bài học kinh điển về việc sử dụng chiêu thành lập hàng trăm công ty với mục đích đặc biệt để giấu các khoản lỗ và nợ. Các công ty này được phân loại là không cần phải được báo cáo trong BCTC hợp nhất của Enron, như ví dụ bên dưới ta có thể thấy A, B và D là các công ty đang có lãi và được hợp nhất vào A, riêng D được lập ra chỉ mục đích là sân sau và là thằng phải ôm hết các khoản lỗ và nợ phải trả.

Kinh nghiệm: Ở thị trường Việt Nam, hành vi này được sử dụng một cách tinh vi hơn ở các ngân hàng, đó là lý do tại sao mọi người thấy các khoản dự phòng vào các công ty niêm yết/ đầu tư giảm mạnh. Đơn giản, chỉ cần có 1 sân sau như công ty D chấp nhận mua lại các trái phiếu/ cổ phiếu này với giá cao hơn lúc đầu tư -> hoàn nhập dự phòng và giảm luôn các khoản lỗ - BRAVO

3/ Sale and Lease back hay Lease and buy Back [Lehman Brothers]: Có rất nhiều bài viết hay về Sale and lease back và gần đây bài của bạn Long Phan có viết về nghiệp vụ của Vietjet Air, thì bản chất sâu xa của nghiệp vụ này như thế nào mọi người nhìn như hình bên dưới [lấy luôn ví dụ của Viejet $VJC]:

Kinh nghiệm: Sale và lease back chủ yếu giúp các Công ty tài trợ về vốn trong khoảng thời gian trung và dài hạn, nghĩa là, việc ghi nhận kiểu này tức là ăn lãi của tương lai và trả lãi dần dần…nên canh thời điểm sau khi thực hiện các nghiệp vụ này và nhảy dù một cách an toàn nhất…

4/ Take a big bath [healthsouth]: Đây là hình thức kiểu như đã xấu rồi thì làm cho nó xấu luôn, đập đi xây lại – nếu nhìn vào bản chất thì chả có gì nghiêm trọng, nhưng thực ra ẩn sâu bên trong là cả một sự tính toán cẩn thận [ví dụ: bán đi một lượng lớn cổ phiếu trước ngày công bố các khoản lỗ khổng lồ]…Nghiệp vụ này được tạo ra bằng cách làm xấu thêm tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc xử lý các khoản còn tồn đọng như phải thu, phải trả, hàng tồn kho…

Ví dụ điển hình nhất cho nghiệp vụ này chính là em $TTF, khi thị trường đã dần dần quen với việc lỗ cả trăm tỷ thì gần đây nhất báo cáo tài chính tháng 6/2018 công bố lỗ thêm tầm 700 tỷ, giá cổ phiếu bị dìm xuống 2.5 rồi lại băng về lại 3.5 [ai có thông tin bán trước thời điểm 3.5 thì cũng có khoản lãi tương đối ở bước giá này]…tuy nhiên, kịch hay còn ở phía trước, dự kiến sẽ còn có nhiều thay đổi để tạo ra một bước nhảy sau Take a big bath, toàn bộ tàn dư đã được xử lý gần trọn vẹn 2018-2020 và đây cũng là cơ hội cho TTF

5/ Hợp nhất kinh doanh hay hợp nhất tài sản [Business acquisition hay Assets acquisition]

Thủ thuật này thực sự ngay cả những gạo cội trong nghành kế toán/ kiểm toán cũng khó có thể nhận ra được, nói sao cho các chứng sĩ vừa mới gia nhập có thể hiểu nhỉ, mình sẽ định nghĩa đơn giản như sau nhé:

Công ty A mua trên 51% công ty B – tài sản công ty B bao gồm nhiều hoạt động/ nhiều dự án triển khai -> nghiệp vụ này là Hợp nhất kinh doanh -> tạo ra lợi thế thương mại -> lợi thế này sẽ phân bổ hàng năm như một khoản chi phí

Công ty A mua 100% công ty B -> công ty B chỉ có một miếng đất duy nhất -> đây được xem là hợp nhất tài sản -> toàn bộ số tiền bỏ ra ghi nhận luôn là tài sản mua vào.
Vấn đề là gì? Nhìn xem ví dụ bên dưới nhé:

Nói thiệt là nhìn con số lợi thế thương mại của $NVL ở bên dưới, chắc bét tui cũng chả biết được từ đâu mà ra, và việc xào nấu số liệu lãi lỗ là chuyển rất là bình thường…

Kết luận: trên đời có 2 thứ không đáng tin trong đó có báo cáo kiểm toán. Vì sao? Vì các anh em kiểm toán có một thứ rất thần thánh chính là MỨC TRỌNG YẾU, cứ thấp hơn mức trọng yếu thì sống chết mặc bay……

7/ Trích lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng – con dao 2 lưỡi

Theo quy định khi có nghi ngờ về khả năng thu hồi các khoản phải thu, hàng tồn kho hay giá trị hợp lý của các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết hoặc các khoản đầu tư khác thì doanh nghiệp bắt buộc phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho/ phải thu/ đầu tư. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng này khó có thể thực hiện đúng như quy định thay vào đó các thủ thuật khác được xử lý để không phải đánh giá theo giá trị hợp lý.

Ví dụ nhé:

$NVL: Gần 23 công ty con và hơn 4 công ty liên kết với tổng số vốn hơn 24,000 tỷ tuy nhiên dòng trích lập dự phòng tại thời điểm 30.6.2018 đều là Zero, điều này nghĩa là gì, hơn 24,000 tỷ đầu tư vào các công ty này là hiệu quả. Việc này có thể nhìn thấy rõ là sau vụ án Vũ nhôm rất và rất nhiều dự án của $NVL đang nằm im và việc ghi nhận doanh thu từ các công ty con phía dưới ít nhiều ảnh hưởng, do đó bằng một câu rất thần thánh bên dưới “Ban Tổng giám đốc không thể xác nhận giá trị hợp lý của các khoản đầu tư trên do các công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán và không có thông tin về giá trị hợp lý của các khoản đầu tư này…ôi giời ôi…bác kiểm toán viên nào ký lên báo cáo này mình cũng hơi thấy sợ cho bác ấy, vì sao, vì Ban Tổng còn không xác định được rằng giá trị hợp lý hơn 24,000 tỷ có hợp lý hay không mà bác ấy bảo True and Fair, OK các bác đã hiểu rồi nhé.

$MSN: Tại thời điểm 30.6.2018, Công ty có đầu tư hơn 14,000 tỷ vào các công ty con và theo một cách giải thích khác rằng “công ty không đánh giá lại giá trị hợp lý vì Chuẩn mực Việt nam chưa có hướng dẫn”, thực ra TT228/229 đã nêu rõ phương pháp xác định việc trích lập dự phòng theo book value nhưng hầu như các công ty này đều bỏ qua…

$TTF: Vụ hàng tồn kho đã được xử lý triệt để vào 30.6.2018 nhưng đâu đó cổ đông cảm giác bị lừa vì tại thời điểm tháng 4/2018 bác Tín đã tuyên bố rằng Hàng tồn kho nguyên liệu tồn kho sẽ bị lỗ đặc biệt là hàng tồn kho đã qua chế biến, nếu thế thì thời điểm 31.12.2017 phải xử lý luôn và đồng nghĩa với việc lập thêm dự phòng tầm 150 tỷ. Nhưng rồi cả các anh kiểm toán lẫn công ty vẫn cho rằng tôi có thể thu được lợi nhuận trong tương lai và chấp nhận không lập thêm dự phòng, $TTF sống sót trên sàn và rồi tới 30.6.2018 tuyên bố giải quyết luôn và lỗ thêm 700 tỷ thay mặt cho cổ đông TTF muốn đập vô cái bô

Kinh nghiệm: các bác thử nghĩ xem nhé, vào một ngày đẹp trời bổng nhiên các em này thông báo là công ty trích lập dự phòng giảm giá tầm 5% thôi, tức là ảnh hưởng lợi nhuận của $NVL đâu đó 1,200 tỷ, của $MSN là 700 tỷ…

[hết phần 1] dài quá

Tuantiensinh

Video liên quan

Chủ Đề