Cách bảo dưỡng xe máy mới mua

Nhiều bộ phận trên xe máy sau một quá trình vận hành sẽ bị rơ rão, sai lệch nên cần phải bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn, thực tế sử dụng.

Thay dầu/nhớt [1.500 – 2.000 km/lần]

Ở Việt Nam, do điều kiện đường sá bụi bặm, mặt đường không tốt, các hãng xe thì khuyến cáo nên thay dầu định kỳ theo lịch bảo dưỡng trong sách hướng dẫn sử dụng theo từng loại xe. Nếu sử dụng xe trong điều kiện bình thường, sau 1.000 km đầu tiên buộc phải thay dầu và tiếp sau mỗi 4.000 km thay dầu một lần.

Với những xe sử dụng thường xuyên khoảng 1.000 km mỗi tháng thì rút ngắn thời gian thay. Tuy nhiên trong thời gian đầu, với xe mới, nếu sau chạy rà 500 km mà thay dầu sớm thì càng tốt. Theo các tay thợ lành nghề ở các trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng, xe máy cần thay dầu sau mỗi 1.500 – 2.000 km. Riêng xe ga có hai loại dầu, dầu máy và dầu láp [dầu hộp số].

Theo kinh nghiệm, 3 lần thay dầu máy thì một lần thay dầu láp. Trường hợp nếu không chắc về xe của mình, hãy đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng sửa chữa có uy tín để được giúp đỡ.

Thay dầu láp [6.000 – 8.000 km/lần]

Nhớt hộp số hay còn gọi là nhớt láp, là sản phẩm nhớt chuyên dụng riêng biệt dành cho xe tay ga. Việc thay nhớt láp, nhớt hộp số cho xe tay ga có thể nói là vô cùng quan trọng và cần thiết không thua gì thay nhớt máy. Thế nhưng yếu tố nhớt láp lại thường bị người sử dụng xe tay ga bỏ quên.

Xe ga sử dụng dây đai truyền động từ động cơ tới cầu sau, nơi mà các bánh răng sẽ tương tác để kéo bánh xe chạy. Dầu láp [dầu cầu, dầu hộp số] đảm bảo việc bôi trơn cho các bánh răng này. Không thay dầu láp sẽ dẫn tới tình trạng khô, rơ, láp hú và giảm hiệu quả truyền động của động cơ. Nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng vỡ bánh răng, mất truyền động.

Nước làm mát [kiểm tra 5.000 km/lần, châm thêm 10.000 km/lần]

Hiện tượng xe bị ì, máy có mùi khét, bốc khói ghi ngút, hay chết máy, kim đồng hồ chỉ nhiệt độ nằm ở vạch đỏ… do cạn hoặc hết nước làm mát. Dung dịch nước làm mát cần kiểm tra và bổ sung sau mỗi lần bảo dưỡng xe định kỳ. Trường hợp bị cạn, hoặc bị tắc, hoặc nước còn đầy nhưng kim đồng hồ nhiệt độ chỉ ở vạch đỏ, thì cần đưa xe đi kiểm tra hệ thống làm mát và rất có thể cần phải sục rửa két nước.

Ngoài việc theo dõi kim báo nhiệt [trên phần lớn xe tay ga] thì người dùng cũng có thể quan sát trực tiếp trên bình chứa để phát hiện khi nào cần thay nước làm mát. Trong điều kiện vận hành thông thường, nên châm thêm nước làm mát sau mỗi 10.000 km.

Lọc gió [6.000 – 8.000 km/lần]

Nếu như dầu nhớt là máu thì lọc gió chính là lá phổi của xe. Lọc gió giúp lọc bụi bẩn trước khi đưa không khí vào hòa cùng xăng để tạo hỗn hợp cháy. Lọc gió quá bẩn sẽ khiến nhiên liệu phun vào không cháy hết, xe yếu, hụt hơi, thải ra khói đen. Việc vệ sinh lọc gió chỉ là giải pháp tạm thời. Sau 1 thời gian bụi bẩn và ẩm sẽ làm lọc gió cản gió khá nhiều, lúc này cần phải thay. Nếu chỉ xịt bụi rồi rửa và sấy thì các sợi giấy xẹp và bết vào nhau, tính năng lọc gió giảm nhiều.

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất thì xe máy nên thay lọc gió sau 6.000 – 8.000 km, nhưng nếu xe di chuyển trong khu vực quá bẩn, nhiều bụi, hoặc lọc gió bị thấm nước thì nên thay sớm hơn dự định, khoảng 4.000 km thì nên thay thế nếu xe chạy nhiều trong khu vực không khí ô nhiễm.

Bugi [khoảng 8.000 – 10.000 km/lần]

Bugi là bộ phận cuối cùng của hệ thống đánh lửa và đóng vai trò phát sinh tia lửa điện giữa hai điện cực để đốt cháy hỗn hợp không khí- xăng từ chế hòa khí trong buồng đốt. Do đó việc bảo dưỡng, thay thế bugi là rất cần thiết. Bugi là một bộ phận có thể vệ sinh nhưng thường không mang lại hiệu quả thực sự.

Một chiếc bugi thông thường có thể chạy được tới vài chục nghìn km mới “chết” hẳn, nhưng chỉ sau khoảng 10.000 km, bugi cũng đã hao mòn nhiều, hoạt động kém hiệu quả, gây tốn xăng nóng máy. Một số loại bugi với đầu làm bằng kim loại cao cấp như platinum hay iridium có thể hoạt động tốt trong phạm vi cao hơn, nhưng với bugi thông thường, người dùng nên thay sau 8.000 – 10.000 km để có hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Côn & dây cu-roa [kiểm tra mỗi 8.000 km, thay mới 15.000 – 20.000 km/lần]

Bộ phận truyền động chính của xe là hệ thống côn và dây cu-roa [dây đai]. Đây là những bộ phận chịu ma sát, chịu lực căng lớn và thường xuyên ở trong tình trạng nhiệt độ cao, bụi bẩn. Do đó cần kiểm tra định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Bộ côn hay dây cu-roa mòn đều dẫn tới tình trạng xe “gào”, máy nóng, đi ì. Nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng đứt dây cu-roa, kẹt bi côn, gây hỏng hoàn toàn các bộ phận này.

Việc kiểm tra và thay thế định kỳ các chi tiết này là hết sức cần thiết, do những hỏng hóc ở côn hay dây đai ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng di chuyển của xe. Ngoài thời gian định kỳ nói trên, bạn nên kiểm tra bất cứ khi nào thấy xe có dấu hiệu “gào” máy, ì xe.

Thay dầu phanh và má phanh [15.000 – 20.000 km/lần]

Phanh là bộ phận sử dụng ma sát, chuyển động năng thành nhiệt năng để giảm tốc độ của xe. Quá trình này gây ra sự mài mòn liên tục lên má phanh. Dầu phanh hoạt động trong một hệ thống kín nhưng thực tế vẫn có thể bị bay hơi qua các khe hở, và do hệ thống ống dẫn giãn nở.

Má phanh mòn không chỉ gây mất an toàn mà còn mài mòn đĩa phanh, gây cong vênh, mất độ bám kể cả khi thay má phanh mới. Dầu phanh cạn hoặc bị cặn bẩn sẽ khiến việc bóp phanh không trơn tru, hỏng pít-tông phanh. Ngay cả khi bạn cảm giác hệ thống hoạt động tốt, vẫn nên kiểm tra/thay thế các chi tiết này mỗi 15.000 – 20.000 km.

Kiểm tra săm lốp [6 tháng/lần]

Kiểm tra săm lốp cũng là một bước quan trọng trong quá trình bảo dưỡng xe máy. Săm lốp là một trong những bộ phận ảnh hướng lớn tới sự an toàn của người lái xe khi di chuyển. Nếu đang di chuyển trên đường với tốc độ cao mà bị thủng săm hay đi xe dưới trời mưa với chiếc lốp xe còn rất ít ma sát sẽ khiến bạn có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào.

Vì thế trong quá trình sử dụng xe cần phải thường xuyên kiểm tra săm lốp và thay thế những loại săm lốp chính hãng nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho người và xe khi vận hành. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì khi sử dụng xe máy tốt nhất là nên định kỳ 6 tháng/lần đưa xe đi bảo dưỡng để đảm bảo xe luôn trong trạng thái tốt nhất

[Theo Báo Giao thông]

Thị trường xe năm 2019 chứng kiến cuộc chạy đua giảm giá quyết liệt ở hầu hết các mẫu xe đang được phân phối, từ xe bình dân đến xe sang, từ xe lắp ráp đến xe nhập khẩu… với mức giảm đến vài trăm triệu đồng.  

SẼ NHƯ THẾ NÀO NẾU BẠN KHÔNG BIẾT BẢO DƯỠNG CHIẾC XE CỦA MÌNH ĐÚNG CÁCH??? Ngày nay, thị trường xe tay ga đang dần “nóng” lên, thống kê cho thấy có tới 3,28 triệu xe

SẼ NHƯ THẾ NÀO NẾU BẠN KHÔNG BIẾT BẢO DƯỠNG CHIẾC XE CỦA MÌNH ĐÚNG CÁCH???

Năm 2018, thị trường xe tay ga đang dần “nóng” lên, thống kê cho thấy có tới 3,38 triệu xe máy mà 5 thương hiệu Honda, Yamaha, Piaggo, SYM bán ra tại thị trường Việt Nam, tăng mạnh so với năm 2017. Trong đó các mẫu xe ga như Vision, SH mode, SH 2017, … tăng trưởng vượt bậc so với các năm trước.

Nguyên nhân do ảnh hường của quá trình đô thị hóa phát triển ngày càng mạnh, kinh tế dần vững vàng. Phương tiện đi lại không chỉ đơn thuần trở nên không thể thiếu trong xã hội hiện đại mà còn một phần thể hiện đẳng cấp của người đi.

Do vậy, nhiều người không tiếc tiền để tậu cho mình một “em tay ga” để đồng hành. Hiện nay có rất nhiều dòng xe tay ga với mẫu mã kiểu dáng đa dạng và cảm giác vận hành khác nhau, mọi người sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình chiếc xe phù hợp với ý muốn và sở thích nhất.

Song, khi sắm được chiếc xế cho riêng mình, việc giữ gìn và bảo trì sao cho xe luôn như mới lại là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc.

Hôm nay Sài Gòn độ xe  xin giúp bạn giải đáp thắc mắc đó. Xe trở nên HAO XĂNGNHANH XUỐNG CẤP và bạn phải tốn nhiều chi phí sửa chữa, các nguyên nhân trên đều bắt nguồn từ việc bạn chưa biết cách chăm sóc chiếc “xế yêu” của mình đúng cách mà thôi.

Sau đây,  Sài Gòn độ xe xin đưa ra cho bạn chu kỳ chuẩn nhất để bảo dưỡng chiếc “xế yêu” ngay từ lúc mới mua đến từng chặng đường đồng hành cùng bạn.

Rodai xe máy là hình thức chạy rà xe để giúp cho xe mới mua sau này vận hành được bền bỉ và mạnh mẽ lâu dài. Rodai giúp cho các chi tiết của xe ăn khớp với nhau. Thường trong thời gian chạy rodai các chi tiết của động cơ chuyển động đầu tiên sẽ tạo ra những bụi sắt lẫn vào trong nhớt.

Do đó thay nhớt lần đầu sau 500km đầu tiên là việc làm hết sức cần thiết đặc biệt nên thay nhớt khoáng để đảm bảo sự trơn tru, êm mượt, và mạnh mẽ khi động cơ vận hành.

Côn là bộ phận truyền động quyết định tới 60% cảm giác vận hành. Xe chạy êm, mượt, mạnh hay rung đầu, có tiếng kêu khó chịu, lì ga đều do nồi côn quyết định. Để tránh các tình trạng trên chúng tôi khuyên bạn nên vệ sinh bộ phận này định kì mỗi 1000km để đảm bảo động cơ truyền động vận hành tốt, xe bốc và mạnh.

Vệ Sinh Côn Lần Đầu

Xe chạy 1 thời gian không thay dầu sẽ dẫn đến tình trạng nóng máy, khả năng bôi trơn cho các chi tiết không còn nữa sẽ làm giảm tuổi thọ động cơ gây hỏng máy. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì sau 1500km xe chạy đầu tiên là thời gian hợp lí nhất để thay dầu mới cho xe, bạn có thể lựa chọn thay dầu tổng hợp hoặc bán tổng hợp cho chiếc “xế yêu” của mình, sau lần thay dầu này thì tùy vào loại và chất lượng của dầu máy mà bạn chọn chúng ta có thể thay ở mỗi 2000-4000km.

Cũng giống như lần vệ sinh côn đầu tiên, vệ sinh nồi định kì mỗi 2000km giúp bạn có thể kiểm tra và phát hiện các lỗi kịp thời, ngăn chặn tình trạng hư hỏng nặng và nguy cơ ảnh hưởng đến các hệ thống khác của xe, giúp máy vận hành tốt hơn, êm, mạnh, tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này.

Xe ga sau khi chạy khoảng 6000-7000km thì không còn “mượt” và “bốc” như lúc đầu nữa. Nhiều bụi bẩn bám vào các bộ phận xe, dẫn đến hao mòn. Đây là lúc xe cần được kiểm tra và vệ sinh lại.

Kiểm Tra Vệ Sinh Lọc Gió Hoặc Thay Mới

Lọc gió giúp lọc và đưa không khí sạch vào trộn cùng nhiên liệu trước khi đốt cháy. Lọc gió bị bẩn khiến hỗn hợp nhiên liệu bị đói “khí” làm xe chạy yếu, nhiên liệu không được đốt hết là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hao xăng, xe ì và không bốc. Tuy nhiên tùy vào loại lọc gió mà người dùng chỉ cần vệ sinh lại [ lọc gó vĩnh cửu ] hay phải thay mới[ lọc gió zin ].

Nhiều bạn nhằm tưởng bảo dưỡng xe chỉ cần thay dầ máy là đủ nhưng lại quên mất đầu lap [dầu hộp số] thì sau một thời gian sẽ xuất hiện tình trạng hú lap, tiếng kêu to, gây phản cảm với người lái.

Đặc biệt, với điều kiện thời tiết không thuận lợi, hay mưa lớn, gây ngập đường, xe sẽ rất dễ bị nước vào trong máy, làm hư hỏng động cơ xe nói chung và làm rỉ sét hệ thống nhông lap nói riêng. Giá bộ lap đắt gấp nhiều lần so với dầu lap, vậy nên thay dầu lap định kì sau mỗi 6000-8000km là việc làm hết sức cần thiết để tiết kiệm chi phí cho bạn.

Có rất nhiều trường hợp xe bị chết máy khi đang chạy trên đường, xe không khởi động được, xe tốn xăng và nguyên nhân có thể là do kim phun hoặc hệ thống cảm biến đang có vấn đề. Việc vệ sinh buồng đốt, vệ sinh béc phun xăng, kiểm tra hệ thống phun xăng điện tử mỗi 10.000 km không bao giờ là dư thừa để tiết kiệm nhiên liệu và giúp hạn chế tối đa tình trạng hao mòn các chi tiết, hỏng móc.

Xe bạn đề mãi mà không được, xe trở nên nóng bất thường, xe bị hụt hơi và hao xăng. Lúc này bạn nên kiểm tra lại bugi. Bên cạnh đó bạn cũng nên kiểm tra để chăm thêm hoặc thay mới nước mát cho xe định kì mỗi 15000km.

Như các bạn đã biết, má phanh rất dễ bị mòn trong quá trình sử dụng, sử dụng càng lâu má phanh càng mòn. Để bảo đảm an toàn bạn nên chú ý đế hệ thống phanh của xe, kiểm tra định kì sau mỗi 15 000km và thay thế má phanh khi cần thiết.

Tuổi thọ của dây Curoa là 20000km. Lúc này răng dây curoa đã mòn, rão, các bề mặt tiếp xúc kém, khả năng truyền động của côn kém. Lên ga không còn bốc, xe yếu và lì, làm hao xăng, động cơ hoạt động nặng nề không còn mượt như lúc đầu chưa kể đến những tiếng kêu khó chịu.

Cũng giống như dây curoa, lốp [ vỏ ] rất dễ bị mòn trong quá trình sử dụng. Đặc biệt khi sử dụng lâu ngày, lốp mòn, bám đường kém, dễ gây trượt bánh, ngã xe. Bạn nên kiểm tra hoặc thay lốp định kỳ sau hơn 20.000km sử dụng để đảm bảo an toàn.

Đối với động cơ làm mát bằng nước, sử dụng lâu ngày sẽ có tình trạng rò rỉ nước của hệ thống làm mát là một trong những nguyên nhân xe ì, máy có mùi lạ, động cơ rất nóng dễ gây chết máy, việc khám và sửa chữa sẽ mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Vì thế việc kiểm tra hệ thống nước làm mát định kì sau 30 000km là điều không thế thiếu để bảo vệ “xế yêu” của bạn.

Tóm Tắt Chu Kỳ Bảo Dưỡng Xe Tay Ga:

Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý các vấn đề vệ sinh xe, rửa xe thường xuyên để giảm hàm lượng chất ăn mòn bám trên xe, giảm tình trạng oxi hóa dẫn đến xe bị hoen rỉ. Và cuối cùng không nên bỏ qua việc kiểm tra hệ thống điện, vấn đề về điện của xe tay ga khá phức tạp, bạn cần đem ra tiệm để được test và tư vấn trực tiếp để khắc phục khi có lỗi.

Kiểm tra và vệ sinh định kỳ hợp lí sẽ bảo vệ xế yêu của bạn “mạnh mẽ, êm, mượt” như ngày nào mới mua, đồng thời kiểm tra và “trị bệnh” kịp thời giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí. Cẩn trọng luôn là điều tốt phải không các bạn nhất là trong điều kiện thời tiết bất thường hiện nay.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Mong rằng những thông tin này sẽ có ích cho mọi người. Hãy theo dõi Sài Gòn Độ Xe để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Video liên quan

Chủ Đề