Cách tính lợi nhuận tư chứng chỉ quỹ

Bạn là một nhà đầu tư đang có nhu cầu tìm hiểu về quỹ đầu tư trên thị trường. Bạn phân vân không biết cụ thể về thông tin bảng giá chứng chỉ quỹ ở đâu mới chính xác. Hãy tham khảo bài viết này cũng Finhay để tìm kiếm câu trả lời nhé.

Trước khi mua một chứng chỉ quỹ nào đó, nhà đầu tư thường quan tâm liệu tôi sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền mới đủ để sở hữu chúng. Liệu có một bảng giá chứng chỉ quỹ cụ thể, hay chỉ dựa theo mức giá giao dịch trên thị trường. Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc xác định giá của chúng? Trước hết bạn cần quan tâm đến 2 yếu tố sau.

Tìm hiểu về thông tin bảng giá chứng chỉ quỹ

Thông thường, chứng chỉ quỹ trái phiếu sẽ có lãi suất ổn định hơn so với cổ phiếu. Bởi vì , mỗi trái phiếu khi đưa ra thị trường đều sẽ được áp dụng một mức lãi suất cố định do chính các công ty phát hành đưa ra .

Nếu nắm giữ trái phiếu bạn nhận được thu nhập định kỳ từ lãi suất ban đầu. Người nắm giữ cổ phiếu sẽ có thu nhập phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khẩu vị rủi ro của từng loại chứng chỉ là khác nhau, chứng chỉ quỹ trái phiếu có khẩu vị khá an toàn, trong khi cổ phiếu chỉ ở mức trung bình.

Ngoài ra, nếu nhà đầu tư so sánh lãi suất của chứng chỉ quỹ với tiền gửi tiết kiệm sẽ nhìn thấy sự khác biệt rõ hơn. Gửi tiết kiệm sẽ an toàn bởi nó áp dụng một mức lãi suất cố định. Trong khi quỹ hoạt động bị ảnh hưởng trực tiếp từ biến động của thị trường.

Điều này cũng có nghĩa nếu thị trường theo xu hướng tốt, khả năng sinh lời của quỹ cao hơn nhiều so với gửi tiết kiệm. Nếu lãi suất giảm mạnh, nhà đầu tư nên chuyển sang các quỹ đầu tư hoặc chứng khoán sẽ có lợi hơn. Còn nếu lãi suất tăng thì việc gửi tiền vào ngân hàng là lựa chọn tốt.

Trước khi tìm hiểu về giá chứng chỉ quỹ, bạn cần biết về chỉ số NAV – giá trị tài sản hiện tại đang sở hữu của quỹ đại chúng. Theo đó, giá chứng chỉ quỹ sẽ tính bằng tỷ lệ NAV chia cho chứng chỉ bạn muốn mua.

Bạn sẽ mua được nhiều chứng chỉ quỹ hơn khi tỷ lệ trên cao, ngược lại nếu nó thấp thì số chứng chỉ quỹ sở hữu sẽ thấp. Tuy nhiên nếu kết quả đầu tư của hai quỹ trên như nhau thì giá trị đầu tư của bạn là ngang nhau mặc dù số tiền bỏ ra có sự chênh lệch. Giá chào bán lần đầu của các quỹ mở trên thị trường là 10.000 đồng. Nếu bạn tìm thấy những quỹ có mức giá thấp bằng mức chào bán lần đầu có nghĩa là họ chỉ mới mở bán các chứng chỉ quỹ ra thị trường. Nếu mức giá cao, có nghĩa là quỹ đã đi vào hoạt động và mang về lợi nhuận tốt, một lượng nhiều chứng chỉ quỹ đã và đang được giao dịch.

Cho nên, bảng giá của chứng chỉ quỹ sẽ có sự biến động theo thời gian thành lập mỗi quỹ. Nếu được chọn, nhà đầu tư hãy chọn những quỹ có mức giá chứng chỉ quỹ cao để đầu tư. Bởi điều đó cho thấy quỹ này đang hoạt động rất tốt. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách xem xét các báo cáo tài chính công bố mỗi năm về kết quả đầu tư của quỹ.

Nếu bạn là một người mới tham gia vào thị trường chứng khoán, đang tìm hiểu và phân vân giữa nhiều lựa chọn đầu tư. Bạn nên mua chứng chỉ quỹ bởi:

  • Sự đảm bảo về thu nhập của nhà đầu tư từ các quỹ, bạn không cần ra quyết định đầu tư mà được các chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện. 
  • An toàn, ít rủi ro bởi các quỹ đầu tư luôn lựa chọn danh mục đầu tư tốt, đảm bảo dòng thu nhập ổn định.

Nên mua chứng chỉ quỹ hay không?

Tất nhiên, nếu bạn ưa mạo hiểm muốn tự mình đầu tư, không ngại rủi ro cũng như muốn làm chủ việc đầu tư của mình thì có thể lựa chọn đầu tư cá nhân. Bạn không bị phụ thuộc vào bất kỳ ai, toàn quyền quyết định mọi thứ. Nhưng song song với nó chính là áp lực cũng như những vấn đề rủi ro bạn phải tự chịu. Mỗi lựa chọn đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà sẽ tìm ra hướng đi của riêng mình.

Nếu bạn tin tưởng và quyết định lựa chọn mua chứng chỉ quỹ, muốn trở thành một thành viên của quỹ đại chúng. Bạn cần tìm câu trả lời: Mình nên mua chứng chỉ quỹ ở đâu, mua loại nào?

Có rất nhiều loại chứng chỉ quỹ nhà đầu tư có thể xem xét. Mỗi loại có những đặc điểm riêng cụ thể như sau:

  • Chứng chỉ quỹ của quỹ ETF: Quỹ này có chiến lược đầu tư bám sát theo các chỉ số trên thị trường, là hình thức đầu tư thụ động. Giá của chứng chỉ quỹ này được xác định bởi các giao dịch trong ngày, bám sát theo tỷ lệ NAV/CCQ. Nhà đầu tư có thể mua trực tiếp tại quỹ từ 100 chứng chỉ quỹ trở lên. Tất nhiên bởi vì nó hoạt động thụ động nên phí tham gia và quản lý tài khoản đầu tư khá thấp, chỉ tầm 0.5%- 1% NAV /1 năm. Nếu bạn lựa chọn mua chứng chỉ quỹ này, bạn chấp nhận rủi ro phát sinh từ hệ thống, nhưng nó sẽ là một chiến lược dài hạn rất tốt để bạn tối đa hóa lợi nhuận mình nhận được.

Nên mua chứng chỉ quỹ nào?

  • Chứng chỉ quỹ mở: Quỹ mở hoạt động với chiến lược đầu tư chủ động, giá chứng chỉ quỹ được xác định tương tự như quỹ ETF. Họ không yêu cầu về số lượng chứng chỉ phải mua, nhưng bắt buộc về số vốn đầu tư tối thiểu là một hoặc hai triệu tùy quỹ. Phí quản lý khá cao do yêu cầu về đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp. Có ba loại chứng chỉ quỹ trong quỹ mở nhà đầu tư có thể lựa chọn: Quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu và quỹ cân bằng.

Nhà đầu tư nên mua chứng chỉ quỹ tại các quỹ đầu tư có những đặc điểm sau:

  • Chiến lược đầu tư tốt: Danh mục đầu tư được lựa chọn và nghiên cứu rõ ràng, tỷ trọng giữa các quỹ hợp lý.
  • Việc quản lý quỹ chuyên nghiệp: Các tài liệu công bố của quỹ trên website khoa học, chính xác, mục tiêu đầu tư của quỹ cụ thể có tiềm năng phát triển, việc điều hành đưa ra quyết định được phân tích và đánh giá cẩn trọng,…
  • Lợi nhuận trong quá khứ dương: Bạn có thể xem các báo cáo tài chính, dòng tiền chứng minh tình hình đầu tư của quỹ trong giai đoạn trước.  

Một vài quỹ đầu tư được đánh giá tốt và là sự lựa chọn của rất nhiều nhà đầu tư khác trên thị trường mà bạn có thể tham khảo như: Quỹ Asean Small Cap Fund, Quỹ đầu tư tại Việt Nam, Quỹ VFMVF1, Quỹ đầu tư cân bằng chiến lược,… Mỗi quỹ sẽ có những chính sách và quy định khác nhau.

Tất nhiên quỹ đầu tư không cam kết chắc chắn kết quả đầu tư của quỹ sẽ có lãi cũng như việc trả thu nhập cho nhà đầu tư. Nhưng quỹ sẽ đảm bảo thực hiện tốt nhất việc đầu tư, quản lý chuyên nghiệp đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư là trước nhất. Cho nên bạn phải xem xét và thận trọng để đầu tư vào một quỹ uy tín chất lượng trên thị trường.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bảng giá chứng chỉ quỹ mà Finhay muốn cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc của mình và tự tin lựa chọn đầu tư vào chứng chỉ quỹ. Chúc bạn thành công.

Đầu tiên bạn hình dung thế này. Khi bạn tham gia thị trường chứng khoán [TTCK] để mua bán cổ phiếu [CP] trên sàn. Quá trình mua CP của 1 công ty A đó bao gồm:

  1. Phân tích cơ bản: [1] Báo cáo tài chính [lãi, lỗ, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tài sản., vốn sở hữu…], [2] các chỉ số như PE, EV/EBITDA, P/B, ROE…, [3] sức khỏe tài chính [là dòng tiền doanh nghiệp], [4] khả năng tăng trưởng doanh thu.
  2. Phân tích kỹ thuật: xu hướng TTCK, vẽ đường MA, MACD, RSI, SAR, Bollinger Band…
  3. Phân tích yếu tố tác động bên ngoài của VN và TG: Tình hình dịch bệnh, chiến tranh thương mại, FED, TTCK Mỹ tăng hay giảm, lãi suất ngân hàng tăng hay giảm, giá dầu, vàng thế giới, bla bla…

Sau khi chọn mua đc CP A, nếu bạn phân tích đúng thì giá CP A sẽ tăng lên và bạn bán ra để lấy lãi, ngược lại thì…

Nhưng phần lớn mọi người thường thất bại không phải vì việc phân tích trên mà vì LÒNG THAM và NỖI SỢ HÃI. Họ để 2 cảm xúc đó điều khiển mình trong những tình huống bước ngoặt mà bỏ qua mọi yếu tố phân tích trước đó.

Ví dụ như bạn bị trễ giờ làm việc, bạn phóng xe như bay trên đường bất chấp bạn hiểu rằng chạy như vây có thể bị tai nạn nguy hiểm. Đó là việc để cảm xúc điều khiển.

Ngoài ra có nguyên nhân thất bại nữa là, TTCK là một sàn đấu mà lãi chỉ dành cho kẻ chiến thắng, tiền không tự mất đi nó chỉ chuyển từ người này [thua] sang tay người khác [thắng]. Nó cũng  giống hệt như đại dương ngoài kia, cá lớn cá bé có hết. Và bạn chỉ là 1 con cái tý hon, liệu bạn có thể chiến thắng được những con cá cùng cỡ với mình và cả cá Voi, cá Mập ko?

Trong thế giới đại dương, trong cùng 1 đàn cá cũng có sự tranh giành, chiến đấu với nhau. Cá lớn nó ko tranh giành với cá nhỏ mà nó ăn cá nhỏ. Khi con cá Voi săn mồi, nó nuốt cả đàn cả nhỏ vào bụng sau khi đã chọn thời điểm thích hợp. TTCK y hệt vậy.

Một thống kê đáng buồn là 90% người nhảy vào TTCK đều thua lỗ. Theo mình nghĩ con số đó có lẽ còn khiêm tốn.

Nếu bạn tin tưởng rằng mình văn võ song toàn, bách chiến bách thắng và chắc chắn sẽ lọt vào 10% kia thì bài viết này không dành cho bạn.

Vậy làm thế nào để tham gia TTCK tránh được các rủi ro và có lãi? Đó là mua Chứng chỉ quỹ [CCQ].

Mua chứng chỉ quỹ là gì

Chứng chỉ quỹ là gì

Đầu tiên hay tìm hiểu CCQ là gì. Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán nhằm xác nhận quyền sở hữu một phần vốn góp trong quỹ đại chúng của Nhà đầu tư. Quỹ đại chúng được hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích đầu tư kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán. [Nguyên văn từ sách]

Dễ hiểu: Một công ty tài chính họ lập ra 1 quỹ để đầu tư vào TTCK, họ muốn huy động thêm vốn từ NĐT nên phát hành ra chứng chỉ quỹ [hiểu nôm na là Giấy chứng nhận đóng góp cổ phần vào quỹ]. NĐT góp tiền đó là thành viên của Quỹ.

Bản chất của mua chứng chỉ quỹ

Việc tự tham gia TTCK và mua CCQ

Qua hình trên ta thấy, việc phân tích mà trước đây bạn tự làm thì giờ đó là việc của Quỹ. Bản chất của việc Mua chứng chỉ quỹ đơn giản chỉ là bạn ủy thác việc đầu tư cho 1 tổ chức.

Bạn góp tiền vào quỹ thông qua việc mua CCQ, nếu quỹ hoạt động tốt giá trị của 1 CCQ [NAV/CCQ] sẽ tăng lên và ngược lại. 

Các nhà đầu tư cũng có thể yên tâm tiền bỏ vào quỹ mở được sử dụng đúng mục đích. Quỹ mở là sản phẩm dành cho đại chúng nên Ủy ban chứng khoán đưa ra các quy định khá chặt chẽ. Quỹ mở phải được đăng ký với Ủy ban chứng khoán và được cấp phép hoạt động, thậm chí lại có thêm các quy định hạn chế về đầu tư để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Ngoài ra, quỹ mở cũng được một ngân hàng giám sát, độc lập với công ty quản lý quỹ, giám sát hoạt động hàng ngày của quỹ, đảm bảo quỹ hoạt động đúng quy định của pháp luật.

Các công ty tài chính thường có riêng một đội ngũ chuyên gia phụ trách quỹ này. Họ là những người tốt nghiệp các trường ĐH Tài chính lớn ở Mỹ hoặc châu Âu, có kinh nghiệm trên thị trường tài chính và chứng khoán.

Mỗi quyết định mua 1CP nào đều được được phân tích tỉ mỹ và thống nhất của tập thể và lãnh đạo.

Lãi suất chứng chỉ quỹ, có lãi suất kép không

Đây là câu hỏi mà nhiều người mới hỏi. Mình xin trả lời luôn là: Có và Không.

Không như những hình thức như giử tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu…lãi suất được quy định rõ ràng cho 1 kỳ hạn. Những loại hình này thì chắc chắn có lãi kép.

Còn với đầu tư thì sao? Đây là một mô hình góp tiền làm ăn chung nếu lời thì mọi người cùng lời và lỗ cùng lỗ đúng nghĩa có phước cùng hưởng có họa cùng chia. Lãi suất kép chỉ đến từ Hiệu quả đầu tư của Quỹ, nếu làm ăn có lời thì mới Có, còn lỗ thì âm vốn luôn. Nếu bạn đầu tư vào 1 CQQ hoặc cổ phiếu mà 3 năm nó tăng trưởng âm thì lấy đâu ra lãi suất kép.

Ví dụ: Công ty A lập ra Quỹ X để đầu tư TTCK. Tại thời điểm 01/2020 tổng CCQ phát hành ra là 1000ccq, giá mỗi ccc [NAV] là 10.000đ, vậy tổng vốn của Quỹ X ban đầu là 1.000×10.000=10tr. Đến 01.2021, do năm đó đầu tư có lãi nên tổng kết thì tổng tài sản hiện có của quỹ lên 12tr. Vậy suy ra NAV bây giờ là 12tr/1.000ccq=12.000đ.

Nếu bạn đang nắm giữ 1cqq tương đương năm đó bạn lãi 2.000đ. Bạn có thể bán ccq ra lấy cả vốn lẫn lãi [12.000đ] hoặc tiếp tục giữ nếu tin tưởng nó còn tăng trưởng. 2.000đ lợi nhuận đó quỹ không chia lại cho những người đang nắm ccq mà dùng để đầu tư tiếp. Vậy trong trường hợp này 2000đ được gọi là lãi suất kép.

Ngược lại đầu tư lỗ thì giá trị NAV cũng giảm theo và số vốn bạn bị âm nên chẳng có lãi kép nào cả.

Đương nhiên đã làm ăn thì có lời có lỗ, không quỹ nào dám cam kết với bạn là 1 năm sẽ chắc chắn lãi bn % cả, thường họ dùng từ “dự kiến” hoặc “trung bình”. Việc Cam kết lãi là bị cấm theo pháp luật VN.

Đọc bài này để hiểu sâu hơn về Lãi kép và cách sử dụng nó Tính lãi kép

Lợi ích của việc Mua chứng chỉ quỹ

  1. Lợi ích rõ ràng nhất là bạn đỡ mất cả đống thời gian đi tìm CP rồi phân tích. Có thể bạn không biết thời gian dành cho việc này chiếm 99% thời gian của 1 Trader [người chơi CK hàng ngày]. Thời gian đó bạn tập trung vào công việc của bạn để kiếm tiền và bỏ thêm vào quỹ, gia tăng số tiền tích lũy của mình theo thời gian.
  2. Như đã phân tích ở đầu bài, rõ ràng việc bạn tự phân tích [3 yếu tố] chắc chắn không thể chính xác bằng đội ngũ chuyên gia tài chính của quỹ. Quỹ họ có đội ngũ chuyên môn, kinh nghiệm, có công cụ, có tầm ảnh hưởng, có mối quan hệ, có nguồn thông tin giá trị… thì hơn bạn về khoản phân tích là điều ko bàn cãi.
  3. Bạn tránh được việc bị cảm xúc điều khiển. Đơn giản vì ở Quỹ họ có kỷ luật, quy định của việc đầu tư rõ ràng và mọi việc phải được tính toán, quyết định bởi tập thể, được giám sát bởi Ủy ban chứng khoán, ngân hàng giám sát…Dó đó việc tùy tiện đầu tư tràn lan, sai mục đích là ko hề có.
  4. Quỹ là của công ty tài chính, góp vốn vào quỹ đơn giản bạn đã là thành viên của hội cá Mập.
  5. Nếu tự mua bạn sẽ mua được CP của 1 vài công ty vì vốn có hạn, điều này là rủi ro nếu chẳng may công ty đó làm ăn ko tốt. Nhưng với quỹ nguồn vốn lớn và danh mục yêu cầu phải đa dạng sẽ mua rất nhiều công ty khác nhau, do đó sẽ phân tán rủi ro, tránh được tình huống xấu nhất cho đồng vốn của bạn.
  6. Có thể đầu tư với số tiền chỉ 100k với các quỹ chủ động, với các quỹ ETF thì mỗi lần mua là 100cqq nên số tiền lớn hơn nhiều.

Nếu tự mình đầu tư thì sẽ không mất phí nhưng người khác làm thay bạn đương nhiên phải có phí. Phí này Quỹ sẽ dùng để chi phí cho việc hoạt động, quản lý, nghiên cứu, đầu tư… Gồm 3 loại phí chính: Phí mua, bán, phí quản lý hàng năm. Mỗi Quỹ đều có mức phí khác nhau, khi mua CCQ nào thì bạn hãy tìm hiểu trước.

  1. Phí quản lý hàng năm: giao động 1-2%, mình nghĩ rằng những việc khó khăn nhất mà họ đã làm thay chúng ta thì khoản phí 1-2% đó là hoàn toàn xứng đáng. Lưu ý rằng Giá trị NAV [giá trị CCQ mà bạn đang nắm] là giá trị sau khi đã trừ các loại phí quản lý.
  2. Phí mua: Tùy từng quỹ mà phí mua có thể từ 0 – 1%.
  3. Phí bán: phụ thuộc vào thời gian bạn nắm giữ ngắn hay dài, nắm càng lâu thì phí bán càng thấp, thường trên 18 tháng sẽ miễn phí. Cũng công bằng thôi bạn góp vốn làm ăn chung mà mới đc thời gian ngắn bạn đã rút vốn rồi thì thật khó xử cho họ vì tiền đó đã đem đi đầu tư rồi. Vì vậy phí này sinh ra là để NĐT đi cùng quỹ lâu dài hơn. Cũng vì phí này mà CCQ ko phải là loại mà bạn dùng để lướt sóng, đầu tư ngắn hạn.

Hiện nay có 3 loại chứng chỉ quỹ để bạn có thể đầu tư là Quỹ Trái phiếu, Quỹ cổ phiếu, Quỹ ETF. Mỗi quỹ đều có ưu nhược khác nhau, bạn kick vào từng cái để tìm hiểu thêm.

Bạn có thể tìm hiểu từng loại quỹ tại đây: Quỹ Trái phiếu, Quỹ cổ phiếu, Quỹ ETF

Mua trực tiếp tại Công ty phát hành, Công ty quản lý hoặc các công ty, ngân hàng phân phối. Hoặc bạn có thể tải app của mỗi quỹ và giao dịch trực tiếp trên đó. Cách này mất nhiều thời gian và nếu bạn muốn mua nhiều loại Quỹ khác nhau thì phải đăng ký ở nhiều công ty khác nhau.

Mua qua các sàn giao dịch đại chúng, ở đây bạn có thể mua được tất cả các loại quỹ của nhiều công ty khác nhau chứ không chỉ 1 quỹ, giúp bạn đa dạng danh mục đầu tư. Thời đại công nghệ 4.0, mọi việc trở nên dễ dàng hơn khi bạn chỉ cần tải App của các sàn giao dịch được ủy quyền và mua trực tiếp trên đó.

Các sàn này phải chịu sự quản lý của Ủy ban chứng khoán, Ngân hàng giám sát, kiểm toán, kiểm soát bởi các công ty kiểm toán top 4 tại VN, nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Chỉ cần tải app, đăng ký tài khoản [tên, địa chỉ, CMND, SĐT, STK dùng để rút tiền] là có thể mua được tất cả các loại chứng chỉ quỹ tại VN chỉ từ 50.000đ. Họ không giữ tiền của bạn mà chuyển tiền của bạn sang các Quỹ mà bạn mua.

Xem Bảng giá mới nhất của các quỹ

Ngoài kia có hàng trăm App nhưng độ uy tín và chất lượng gần như bằng không hoặc trá hình. Mình đã sử dụng 3 app này một thời gian khá dài và tìm hiểu kỹ về công ty của họ nên hoàn toàn tin tưởng.

Cả 3 đều được thành lập khá lâu và đạt được nhiều giải thưởng danh tiếng tại VN, được rót vốn bởi các tập đoàn tài chính trong và ngoài nước.

Video liên quan

Chủ Đề