Con kiến sống ở đâu

Skip to content

Loài kiến là loài vật có số lượng nhiều nhất trên thế giới và rất chăm chỉ. Chúng ta cùng khám phá về đặc tính, môi trường sống cũng như cách sinh sản của chúng nhé.
Con kiến có tên tiếng anh là : Ant

Phân loại con kiến và thức ăn của chúng

Kiến có họ hàng với loài ong, kiến thuộc bộ Hymenoptera, trên thế giới có khoảng 12.500 loài kiến khác nhau. Kiến tập trung chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sự tiến hóa của con kiến vào khoảng từ giữa kỉ Phấn Trắng [Creta] từ năm 130 đến 180 triệu năm về trước. Kiến gồm rất nhiều giống loài khác nhau, kiến trở thành loài vật thống trị trái đất từ 60 triệu năm về trước. Loài kiến là loại động vật có tính đoàn kết khá cao, sống theo bầy đàn chúng có thể tụ tập sống chung cùng nhau lên tới hàng triệu con. Mặc dù tổ kiến có tới hàng triệu con nhưng lại giống như 1 tổ chức thống nhất bảo vệ và liên thủ với nhau.

Một tổ kiến có cá thể đứng đầu được gọi là “ Kiến Chúa” và các kiến thợ. Những con kiến chúng ta hay thấy đó chính là kiến thợ. Kiến thợ có nhiệm vụ sau :

  • Canh gác tổ mỗi ngày.
  • Đi tìm thức ăn về
  • Vận chuyển vật liệu đào đất xây tổ
  • Chăm sóc cho kiến chúa.
  • Ấp trứng
  • Chuyển trứng
  • Chăm Nuôi kiến con

Thức ăn của kiến rất đa dạng, một số loài kiến ăn hạt giống, động vật khác, nhưng cũng có loài kiến ăn cả nấm….. hầu hết loài kiến thích đồ ngọt, mật của rệp rừng.

Đặc điểm về con kiến

Con kiến có kích thước từ 0,5 đến 52 minimet [0,030 đến 2,0 in]. Kiến chúa có chiều dài trung bình thừ 6 cm. Con kiến có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng hầu như loài kiến có màu đỏ hoặc màu đen, có một số loài màu lục. Ở các vùng nhiệt đới thì có màu kim loại, có rất nhiều loài kiến khác nhau, đa dạng nhất là ở vùng nhiệt đới. Con kiến có cặp râu gấp khúc khác biệt. Cơ thể chia thành 2 phần riêng biệt, phần eo giữa nhỏ gọn, eo kiến được tạo bởi 1 hoặc 2 đốt sống, bao gồm 1 khung xương ngoài để che chở toàn bộ cơ thể, 1 phần bộ phận liên kết các nhiệm vụ kết nối các cơ trên cơ thể. Kiến không có bộ phận phổi, lượng oxy cũng được trao đổi qua loại thông qua các lỗ thông nhỏ ở trên khung xương bên ngoài cơ thể, hay còn được gọi là lỗ thở. Kiến chia làm 3 bộ phận bao gồm đầu, ngực và bụng. Đầu kiến có 2 chiếc angten, mắt và miệng. Cần Ăngten dùng để cảm nhận mùi vị, nghe ngóng động tĩnh và cảm nhận môi trường xung quanh. Hai chiếc cần chuyển động lên xuống nhằm định hướng mùi vị trong không khí, tìm kiếm thức ăn và nhận biệt đồng loại hay là kẻ địch. Mắt con kiến thuộc loại nhiều tròn mắt, mỗi mắt kiến có tới 6 trong nhưng cũng có loài có tới 1000 tròng mắt. Kiến có một đôi hàm chắc và khỏe mạnh cùng với hàm dưới dùng để vận chuyển thức ăn, khiêng đồ vật hay dùng để xây tổ, tự vệ trước kẻ thù.

Ngực kiến có tới 3 cặp chân, dưới mỗi chân có dạng móc giúp loài vật này leo trèo dễ dàng hơn.  Kiến chúa và kiến đực có thêm 1 đôi cánh ở ngực dùng để giao phối. Bụng kiến là nơi tập trung rất nhiều cơ quan bao gồm cả cơ quan sinh sản.

Tập tính và đặc điểm sinh thái

Kiến có cặp râu dùng để thu thập thông tin xung quanh, khi cặp râu phát hiện thức ăn chúng sẽ đưa thức ăn về tổ để nuổi kiến chúa và kiến con. Nếu dấu tích dẫn đến nguồn thức ăn bị cắt khúc thì kiến sẽ tìm 1 con đường mới dẫn đến nguồn thức ăn đó. Khi tìm đến nơi có thức ăn kiến sẽ để lại dấu vết để cho các con kiến khác đi theo. Chúng nhớ được vị trị của tổ nhờ tới trí nhớ địa hình cũng như là phải dựa vào vị trí mặt trời.

Sẽ có một nhóm chuyên bảo vệ tổ, chúng phát triển rất nhanh. Khi gặp kẻ địch chúng sẽ tiêm hay cắn axit vào kẻ thù để bảo vệ tổ.

Vòng đời và khả năng sinh sản của kiến

Khi thời tiết ấm áp hay oi bức  kiến sẽ bay đầy trời để tìm bạn đời. Những con kiến đực và cái đã trưởng thành đang phối giống với nhau. Khi phối giống xong, con đực sẽ bị ăn thịt và cánh cũng rụng ngay. Cơ thể chúng chính là thức ăn duy trì để cho kiến cái sản sinh. Thật là sự hy sinh cao cả phải không bạn Những con kiến thợ sau này lại có nhiệm vụ là đi tìm kiếm thức ăn cho kiến sinh sau và cho cả Kiến chúa nữa. Vòng đời của kiến bắt đầu từ quả trứng. Khi trứng được thụ tinh từ kiến đực sẽ nở ra là kiến cái, nếu không thụ tinh sẽ nở ra kiến đực. Kiến có vòng đời bắt đầu gồm 4 giai đoạn  trứng -> ấu trùng -> cá thể nhông -> kiến trưởng thành. Trong giai đoạn là ấu trùng thì lúc đó kiến không có chân nên phải phụ thuộc vào các con kiến khác để có thức ăn và nguồn dinh dưỡng để duy trì sự sống.

Thông qua bài viết này chúng ta có thể hiểu thêm về con kiến. Chúng có rất nhiều lợi ích nhưng cũng có hại cho con người. Kiến giúp tiêu diệt các con trùng có hại cho mùa màng, nhưng cũng gây nhiều phiền toái cho con người.

Kiến thường vào nhà để tìm thức ăn hoặc làm tổ. Ngay cả chỉ một tí thức ăn, như là mẫu thức ăn thừa của vật nuôi trong nhà, cũng có thể thu hút hàng đàn kiến. 

Kiến là một trong những côn trùng thành công nhất trên Trái Đất và có đến hơn 13.000 loài kiến. Chúng sống ở gần như khắp nơi trừ Nam Cực, vùng xa của Bắc Cực và một số đảo nhỏ.

Mặc dù kiến có mặt ở khắp mọi nơi nhưng con người vẫn ngạc nhiên, thậm chí là hoảng sợ khi nhìn thấy một hàng dài những con kiến bò trong bếp. Trong trường hợp này, bạn sẽ lấy ngay lọ xịt côn trùng hay tìm cách sống chung với kiến?


Kiến thường vào nhà nhiều hơn vào mùa nóng.

Lũ kiến làm gì trong nhà vậy?

Kiến là một phần của đội quân dọn dẹp tự nhiên: chúng tìm và lấy đi thức ăn thừa quanh nhà. Vấn đề là đôi khi con người không cần chúng giúp đỡ.

Hẳn bạn đã từng để ý thấy là kiến thường xuất hiện trong nhà nhiều hơn vào mùa hè, lý do chính của việc này là hầu hết các loài côn trùng hoạt động mạnh hơn khi trời ấm áp. Đôi khi kiến vào nhà để tìm nước uống, nhất là vào mùa khô hanh. Trong trường hợp này, bạn sẽ thấy chúng trong nhà tắm hoặc những nơi ẩm ướt khác trong nhà. Mưa to cũng có thể làm ngập tổ kiến và buộc chúng phải tìm nơi ở mới gần các tòa nhà, ví dụ như nhà của bạn chẳng hạn.

Vấn đề hợp tác

Kiến là loài vật có tính cộng đồng cao, chúng sống thành từng đàn gồm hàng trăm thậm chí có khi hàng triệu con. Bộ não của chúng rất nhỏ, đôi khi còn nhỏ hơn một hạt cát. Vậy sao chúng lại thông minh đến mức biết vào nhà bạn và tìm thức ăn? Đó là vì kiến là bậc thầy về sự hợp tác.

Hãy nhìn kiến xếp hàng hành quân về phía giọt mật ong trên bệ bếp. Khi những con kiến thợ tìm thấy một mẩu thức ăn ngon, chúng liền để lại tín hiệu bằng một giọt pheromone li ti trên mặt đất, cứ tiếp tục để lại dấu vết pheromone như thế cho đến khi chúng về đến tổ. Chỉ cần một con kiến tìm thấy thức ăn và để lại dấu vết như vậy thì sẽ có hàng trăm con khác theo dấu mà tìm đến nguồn thức ăn.

Làm thế nào để không có kiến trong nhà?

Việc đầu tiên để xử lý kiến trong nhà là đảm bảo chúng không tiếp cận được thức ăn. Đựng thức ăn trong hộp kín không khí, lau chùi sạch phía sau tủ lạnh, trong lò nướng, không để thức ăn thừa của vật nuôi trong bát quá lâu, thùng rác cũng cần có nắp kín và nói chung là không để thức ăn không đậy điệm. Điều này nói thì dễ nhưng thật ra làm không dễ chút nào.

Nếu thấy kiến đi thành hàng, hãy lau đường đi của kiến bằng dấm hoặc chất tẩy rửa để tẩy hết dấu vết hóa chất mà kiến để lại làm tín hiệu.

Ngăn kiến vào nhà bằng cách bịt hết các vết nứt, các lỗ hổng trên tường. Việc này cũng khiến cho chúng không thể làm tổ bên trong tường được. Nếu các cách trên không ăn thua, bạn có thể dùng mồi có thuốc diệt kiến.


Lau bề mặt bằng giấm có thể tẩy được vết hóa chất mà kiến để lại làm dấu hiệu cho đàn di chuyển thành hàng.

Thuốc diệt kiến có thể làm hại các côn trùng khác

Nếu bạn không thể tự xử lý được kiến trong nhà, hãy tham khảo ý kiến của những đơn vị chuyên xử lý côn trùng, không nên tự dùng thuốc diệt kiến một cách bừa bãi. Các cách tự làm ít khi có tác dụng vì kiến sống chủ yếu ở những nơi kín [như là dưới nền nhà hoặc trong tường]. Bạn có thể giết được vài con kiến thợ nhưng chưa chắc diệt được cả đàn.

Nếu bạn [hoặc đơn vị có chuyên môn về xử lý côn trùng] dùng thuốc diệt côn trùng thì cần tránh dùng thuốc này bên ngoài nhà và nhớ là chọn loại thuốc chỉ diệt kiến. Hầu hết các thuốc diệt côn trùng đều là hóa chất phổ rộng có thể diệt nhiều loại côn trùng, trong đó có cả những loài có lợi cho vườn và nhà ở như là bọ rùa, bọ ngựa và ong ký sinh.

Để diệt được cả đàn, có thể bạn sẽ mất thời gian, nhất là nếu đàn kiến lớn. Một số loài kiến sống chia thành nhiều tổ nên việc tiêu diệt được chúng sẽ khó hơn.

Kiến biết chống cự

Ở hầu hết các loài kiến, kiến chúa là cá thể duy nhất có thể đẻ ra kiến thợ. Vì thế để diệt được cả đàn, bạn cần diệt được kiến chúa.

Nhưng một số loài kiến, như là Temnothorax albipennis đã tự tiến hóa phát triển được cách bảo vệ kiến chúa và ấu trùng khỏi thức ăn độc.

Một số con kiến thợ ở lại trong tổ và nhận thức ăn từ những con kiến khác đem về và nuốt thức ăn vào bụng để cất, sau đó lại nôn ra khi bạn trong đàn đói. Do những con kiến “thủ kho” này thu thập và trộn thức ăn do nhiều con khác mang về nên thức ăn được đảm bảo tiêu hết độc nếu có, trước khi cho kiến chúa ăn. Chúng cũng có vai trò như những con kiến thử nghiệm chất độc, nếu thức ăn nhiễm độc, chúng sẽ chết và như vậy kiến chúa không ăn phải thức ăn này.

Con người cần loài kiến

Hãy nhớ rằng kiến cũng là những kẻ săn mồi có ích, ví dụ như kiến ăn nhộng gián. Kiến cũng có vai trò quan trọng trong việc gieo hạt giống của các loài cây và dọn dẹp rác trong môi trường.

Kiến là một phần tự nhiên và quan trọng trong hệ sinh thái đô thị. Vì thế nếu chúng ta muốn bảo vệ sự đa dạng sinh học quý báu thì hãy cân nhắc trước khi diệt kiến, ngay cả khi chúng có vẻ rất ngoan cố tấn công căn bếp hay làm hỏng chuyến đi dã ngoại của bạn.

  • Những điều chưa biết về loài kiến
  • Vì sao loài kiến "thống trị" thế giới

Cập nhật: 17/03/2020 Theo Dân Trí

Video liên quan

Chủ Đề