Những kẻ xâm hại tình dục trẻ em là ai

Gia đình là "liều thuốc" lớn nhất chữa lành vết thương

Những ngày gần đây, dư luận xã hội không khỏi bàng hoàng, phẫn nộ và đau xót khi tại một số địa phương như Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu đã liên tiếp xảy ra các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em với những diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, trong đó có một số vụ nạn nhân rất nhỏ tuổi và để lại hậu quả vô cùng thương tâm.

Theo Báo cáo số 51/BC-CP của Chính phủ ngày 18.2.2020, thủ phạm của các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em là hàng xóm, người quen chiếm 59,4%, người thân trong gia đình 21,3%, giáo viên nhân viên nhà trường chiếm 6,15%, các nhóm khác là 13,15%.

Tuy nhiên, đây chỉ là con số đã được đưa ra ánh sáng, còn rất nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em là người thân trong gia đình chưa được công khai. Những con số này chứng minh tình trạng báo động của nạn xâm hại tình dục đối với trẻ em.

Bà Ninh Thị Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em. Ảnh: Lương Hạnh.

Bà Ninh Thị Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em chia sẻ: "Tình trạng ly hôn, ly thân của các cặp vợ chồng gần đây ngày một tăng lên theo đó gia tăng các em bé ở trong môi trường với cha dượng hoặc mẹ đi lấy chồng ở nhà với ông bà, họ hàng, cha mẹ đi làm ăn xa... Vì vậy, cách duy nhất để bảo vệ trẻ và không để tình trạng xâm hại tình dục trẻ em xảy ra chính là cha mẹ phải luôn quan tâm đến con cái, đặt con ở trong tầm mắt của mình, xem trẻ tiếp xúc với ai, có biểu hiện gì không...".

Bà Hồng cũng nhấn mạnh, cần phải đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em là để ngăn chặn tình trạng này tiếp tục xảy ra.

Không được thỏa hiệp, cần tiếp tục đương đầu

Xét ở góc độ pháp luật, luật sư Đặng Văn Cường [Đoàn Luật sư TP Hà Nội] cho rằng, nếu xét về đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em, có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm đối tượng có ham muốn tình dục bất thường và nhóm đối tượng có nhân cách, đạo đức thấp kém.

Luật sư Đặng Văn Cường [Đoàn Luật sư TP Hà Nội]. Ảnh: Lương Hạnh.

Cũng theo luật sư Cường, dù là nhóm đối tượng nào, kẻ xâm hại đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Từ ngày 31.12.2020, Bộ Y tế đã có quy trình hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục. Quy trình này đã bước đầu tạo ra hành lang pháp lý hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và những người tham gia vào hoạt động giám định pháp y đều có đủ trình độ, trang thiết bị đủ chất lượng để thực hiện giám định. Tuy nhiên, luật sư Cường cũng đề xuất các cơ quan thực thi pháp luật cần có biện pháp mạnh hơn với nhóm đối tượng xâm hại tình dục trẻ em.

Về vấn đề nên đương đầu hay thỏa hiệp với gia đình tội phạm và tội phạm, Bà Hồng cho rằng, khi con em bị xâm hại, các gia đình phải trình báo ngay dù kẻ xâm hại có hứa hẹn có đền bù bao nhiêu. Phải nghĩ rằng nhận đền bù cho con mình thì kẻ xâm hại vẫn sẽ nhởn nhơ ngoài cuộc sống. Hoặc nếu như do sợ con mình bị bàn tán mới tí tuổi đã bị xâm hại, điều này có nghĩa đang tiếp tay cho kẻ xấu.

Không chỉ vậy, bà Hồng khuyến cáo các bậc phụ huynh, gia đình có trẻ bị xâm hại tình dục cần phải thu thập bằng chứng. "Thường thì các bậc phụ huynh thấy con mình bị xâm hại là về nhà phải tắm rửa sạch sẽ cho con. Đấy là việc làm cực kỳ sai. Cần phải lưu giữ tất cả bằng chứng từ vết máu, tinh trùng còn sót lại trên cơ thể cháu bé. Dù có đau lòng nhưng đó mới là cách để đòi lại công bằng cho con em họ và cả những nạn nhân sau này", bà Hồng nói.

Cách duy nhất để ngăn chặn tình trạng này là tạo cho trẻ em một môi trường sống lành mạnh, các bậc phụ huynh cần lắng nghe con cái mình hơn nữa, đồng thời phải dứt khoát không được thỏa hiệp với dạng tội phạm này.

          Theo Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05/4/2016, xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

          Xâm hại tình dục không chỉ gây ra cho trẻ những vết sẹo trên thân thể, mà trẻ còn phải chịu những vết thương lớn về mặt tinh thần. Tùy thuộc vào mức độ bị lạm dụng tình dục mà trẻ có những biểu hiện từ nhẹ đến trầm trọng. Đối với những trẻ có thần kinh yếu sẽ dễ bị hoảng loạn, bỏ ăn, cơ thể suy nhược, trầm cảm, rối loạn  tâm thần, thậm chí là tự tử. Bên cạnh đó, do tình dục không an toàn, hậu quả có thể để lại việc mang thai ngoài ý muốn, lây nhiễm các bệnh lây truyền về tình dục, ảnh hưởng các rối loạn tình dục khi trưởng thành.      

          Qua nghiên cứu cho thấy, mọi trẻ trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục kể cả những trẻ sống trong gia đình nghèo hay gia đình khá giả. Không những trẻ em gái mà trẻ em là nam giới cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục. Nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục trẻ em phần lớn là dưới 16 tuổi. Nhiều em còn chưa đến tuổi đi học, thậm chí có em mười mấy tháng tuổi đã trở thành nạn nhân của những kẻ đi xâm hại. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng có nhiều dạng: Có thủ phạm mới 14-15 tuổi nhưng có kẻ đã ngoài 60, 70, 80 tuổi. Phần lớn những kẻ xâm hại thường dành nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ như cho quà, cho tiền, bao ăn uống… tạo sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình nhằm dụ dỗ, đe doạ để thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ.

          Nhiều người thường nghĩ rằng, xâm hại tình dục chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên bởi một người lạ, nhưng theo các nghiên cứu cho thấy đối tượng xâm hại tình dục trẻ em thường gặp nhất là những thành viên trong gia đình hoặc những người quen biết như bạn bè của gia đình, hàng xóm, người trông trẻ, cũng có khi chính là thầy giáo của trẻ - người mà hầu như cha mẹ gửi gắm hoàn toàn sự tôn kính và tin tưởng tuyệt đối… Theo các nhà nghiên cứu thì tỷ lệ trẻ em bị lạm dụng tình dục do người lạ mặt chỉ chiếm khoảng 10%.

          Xâm hại tình dục trẻ em là một hành động đồi bại, trái pháp luật. Hậu quả của vấn đề này hết sức nghiêm trọng cả về thể chất và tính thần đối với trẻ em. Vì vậy, để phòng ngừa và hạn chế những hậu quả do xâm hại tình dục gây ra cần nâng cao sự hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhằm giúp các em nhận thức được những hệ lụy nếu như phải quan hệ tình dục sớm và biết cách tự bảo vệ mình, nếu như xảy ra những trường hợp bất khả kháng thì các em sẽ biết làm gì để được giúp đỡ. Đặc biệt, đối với cha, mẹ hoặc người giám hộ, nên lưu ý những biểu hiện bất thường của trẻ như rối loạn giấc ngủ, ăn uống, lo âu, sợ hãi, tâm trạng dễ thay đổi, cáu giận bất thường, trốn học hoặc nghỉ học, hay trẻ bỗng dưng có nhiều tiền, quà tặng, điện thoại,… mà không rõ nguồn gốc. Những dấu hiệu này có thể không khẳng định trẻ đang bị xâm hại, nhưng cần trò chuyện nhiều hơn với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân hoặc nắm bắt kịp thời tâm lý các em đang cần tìm kiếm sự trợ giúp của cha mẹ, người giám hộ từ những biểu hiện trên. Đồng thời, khi phát hiện trẻ không may đã bị xâm hại tình dục, điều cần thiết trước hết là cha mẹ hay người giám hộ hãy hỗ trợ giúp trẻ lấy lại tinh thần và vượt qua nỗi sợ hãi về tâm lý để có các biện pháp xử lý phù hợp tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Xâm hại tình dục trẻ em là một chủ đề nhạy cảm nhưng cần được nhiều người biết đến, đặc biệt là trẻ em, gia đình các em, trường lớp nơi các em đang theo học và cộng đồng mà các em đang sinh sống. Hiện không có một chân dung cụ thể về thủ phạm của tội ác xâm hại tình dục trẻ em, không thể khẳng định hoàn toàn thủ phạm chắc chắn là người lạ mà lơ là cảnh giác với những người quen biết với trẻ. Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về thủ phạm, hãy cùng tìm hiểu về nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em.


AI CÓ THỂ LÀ NẠN NHÂN CỦA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM?

Trong thực tế, thủ phạm XHTDTE có thể nhắm tới bất kỳ trẻ em nào. Nạn nhân có thể là trẻ em trai hoặc trẻ em gái. Trẻ em là bất kỳ ai dưới 18 tuổi. Điều này nghĩa là nạn nhân có thể là bất kỳ trẻ em nào trong độ tuổi từ 0-17 tuổi. Đó có thể là trẻ sơ sinh, thiếu nhi hay thiếu niên.

Qua nhiều nghiên cứu và điều tra cho thấy trẻ em thuộc giới tính thứ ba hoặc trẻ em bị bóc lột tình dục có thể có nguy cơ cao. Đặc biệt, những trẻ em khuyết tật cũng có thể nằm trong nhóm có nguy cơ cao, bao gồm các loại khuyết tật: vận động, giác quan [ví dụ, nghe hay nhìn], trí tuệ hay tâm thần.

Gia đình và xã hội cần biết rằng xâm hại tình dục trẻ em có thể ảnh hưởng đến mọi trẻ em, mọi gia đình. Quan trọng nhất, không bao giờ được đổ lỗi cho trẻ em bị xâm hại. Đôi lúc là lời buộc tội ngầm hay gián tiếp. Bất kỳ trẻ em nào là nạn nhân của xâm hại cũng nên được đảm bảo là không bị buộc tội về những gì đã xảy ra với các em.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, có những cộng đồng không tin trẻ em trai là mục tiêu xâm hại tình dục. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống lành mạnh của trẻ em trai và điều này cũng có nghĩa là cộng đồng không có cơ chế bảo vệ mạnh mẽ cho những trẻ em trai như là cho những trẻ em gái.

Ví dụ, thực tế ở nhiều nước cho thấy, trẻ em trai có nguy cơ cao bị buôn bán hay bóc lột, vì các bậc cha mẹ dễ cho phép các em đi lại, mà không được bảo vệ, hơn là trẻ em gái.

AI CÓ THỂ LÀ THỦ PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM?

– Đàn ông hay đàn bà – Thành viên của gia đình [cha, chú, cô, ông... hay họ hàng] – Bạn bè hoặc những người có vẻ đáng tin cậy [giáo viên, cán bộ y tế, huấn luyện viên thể dục...]. Nên nhớ đa số trẻ em bị xâm hại bởi người quen. – Người lạ. – Các trẻ em khác và thanh niên. Điều quan trọng là phải cảnh giác với xâm hại tình dục đôi khi do các trẻ em khác, người nhiều tuổi hơn, thực hiện. – Những người thuộc bất kỳ cộng đồng, quốc gia, bất kỳ lứa tuổi, nghề nghiệp hay tôn giáo nào.

– Đa phần các kẻ xâm hại trong những trường hợp được xác định là người địa phương.

Dù thủ phạm là ai, thì những hậu quả gây ra cho nạn nhân là trẻ em đều nghiêm trọng như nhau. Nhiều vụ xâm hại tình dục không được báo cáo, vì nhiều lý do khác nhau, nên bức tranh thực tế về xâm hại tình dục trẻ em vẫn chưa rõ ràng.


NHỮNG CÁI BẪY VÀ THỦ ĐOẠN CỦA KẺ XÂM HẠI

Những kẻ xâm hại sử dụng nhiều thủ đoạn để tiếp cận trẻ em và thực hiện hành vi xâm hại. Không ít người thường nghĩ rằng, xâm hại tình dục trẻ em xảy ra một cách ngẫu nhiên bởi một người lạ. Trong khi thực tế, những kẻ xâm hại hoặc những kẻ môi giới thường dành nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ với trẻ [đôi khi là với gia đình trẻ].

Quá trình xây dựng mối quan hệ giữa thủ phạm xâm hại với trẻ em hoặc gia đình của các em được gọi là “Dụ dỗ” và có thể diễn ra theo một số bước.
 

NGOÀI THỦ ĐOẠN DỤ DỖ, KẺ XÂM HẠI CÒN CÓ THỂ SỬ DỤNG NHIỀU CÁCH THỨC KHÁC ĐỂ LÀM HẠI TRẺ: Không phải tất cả những kẻ xâm hại đều áp dụng thủ đoạn dụ dỗ.

- Tấn công bất ngờ: Trong một số trường hợp, chúng có thể tấn công bất ngờ. Kẻ xâm hại có thể tấn công trẻ bất ngờ ngay khi có cơ hội.

- Mua chuộc: Kẻ xâm hại có thể chi tiền cho ai đó để tìm kiếm trẻ em cho mục đích xâm hại. Kẻ bị mua chuộc sẽ tìm kiếm trẻ hay gia đình của những trẻ phù hợp.

- Lừa dối và chi phối: liên quan đến mua chuộc, kẻ xâm hại hay kẻ được mua chuộc có thể lừa dối hay chi phối trẻ hoặc gia đình trẻ. Điều này sẽ trở thành nguy cơ thực sự khi trẻ hay gia đình trẻ gặp tình cảnh khó khăn.

- Ép buộc: Có thể liên quan đến các hành vi đã đề cập nhưng cũng có thể bao gồm các hành vi khác như: gửi thư nặc danh, đe dọa hay các dạng xâm hại khác.

Mời theo dõi các phần tiếp theo

-------------

Video liên quan

Chủ Đề