Hô hấp của châu chấu khác tôm như thế nào

Hay nhất

Hô hấp ở châu chấu: nhờ hệ thống ống khí xuất phát từ các đôi lỗ thởhai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem oxi tới từng tế bào. -Hô hấp ở tômsông: nhờ các lá mangđốt gốc các đôi chân ngực, lấy oxi trong nước rồi đưa vào cơ thể.

Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào ?

Hô hấp ở châu chấu khác với ở tôm sông như thế nào?

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu 2: Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào?

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

Thiên Bình

- Hô hấp ở châu chấu: nhờ hệ thống ống khí xuất phát từ các đôi lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem oxi tới từng tế bào.

- Hô hấp ở tôm sông: nhờ các lá mang ở đốt gốc các đôi chân ngực, lấy oxi trong nước rồi đưa vào cơ thể.

Trả lời hay

1 Trả lời 13:49 24/08

  • Bi

    - Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần đến tế bào

    - Tôm sông thì lại hô hấp bằng mang.

    Trả lời hay

    1 Trả lời 13:50 24/08

    • Xử Nữ

      Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần đến tế bào. Còn ở tôm sông thì lại hô hấp bằng mang.

      0 Trả lời 13:51 24/08

      • Câu hỏi:Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?

        Trả lời:

        Hô hấp ở châu chấu khác với ở tôm như sau :

        - Hô hấp ở châu chấu: nhờ hệ thống ống khí xuất phát từ các đôi lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem oxi tới từng tế bào.

        - Hô hấp ở tôm sông: nhờ các lá mang ở đốt gốc các đôi chân ngực, lấy oxi trong nước rồi đưa vào cơ thể.

        Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về hai loài này nhé!

        1. Tôm

        a. Cấu tạo ngoài

        Tôm sông sống phổ biến ở các sông, ngòi, ao, hổ... nước ta.

        - Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền với nhau và phần bụng

        * Vỏ cơ thể

        - Cấu tạo bằng kitin, ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp

        - Vỏ cơ thể chứa sắc tố, làm tôm có màu sắc của môi trường

        - Chức năng: vỏ cơ thể như bộ xương ngoài che chở, bảo vệ cơ thể và là chỗ bám cho hệ cơ phát triển.

        * Các phần phụ của tôm

        - Phần đầu ngực:

        + Mắt kép

        + Hai đôi râu

        + Các chân hàm

        + Các chân ngực

        - Phần bụng:

        + Các chân bụng

        + Tấm lái

        b.Di chuyển

        Tôm di chuyển bằng cách bò hoặc bơi giật lùi:

        - Bò: các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.

        - Bơi giật lùi: tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.

        c. Dinh dưỡng

        Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật [kể cả mồi sống lẫn mồi chết]. Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.

        Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hoá ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột, ôxi được tiếp nhận qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2. 

        d. Sinh sản

        Tôm phân tính : Đực, cái phân biệt rõ. Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng. Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần mới cho tôm trưởng thành.

        2. Châu chấu

        a. Cấu tạo ngoài và di chuyển

        Cơ thể châu chấu có 3 phần: Đầu, ngực và bụng.

        + Đầu: gồm có mắt kép, râu, cơ quan miệng

        + Ngực: gồm có 3 đôi chân, 2 đôi cánh

        + Bụng: có các lỗ thở

        Khi di chuyển châu chấu có thể bò bằng cả 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau [thường gọi là càng] hoặc nhảy, rồi sau đó bay bằng cánh nếu di chuyển xa.

        - Có 3 hình thức di chuyển của châu chấu:

        + Bò bằng 3 đôi chân.

        + Nhảy nhờ đôi chân sau [càng].

        + Bay bằng 2 đôi cánh.

        → So với các loài sâu bọ khác thì khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn

        b. Dinh dưỡng

        - Nhờ cơ quan miệng khỏe, sắc châu chấu gặm chồi và ăn lá cây.Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hóa nhờ enzim tiết ra ở ruột tịt.

        - Khi châu chấu sống, bụng chúng luôn phập phồng. Đó là động tác hô hấp, hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng.

        c. Sinh sản và phát triển

        - Châu chấu phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục ống.

        - Trứng đẻ dưới đất thành ổ.

        - Phát triển qua biến thái không hoàn toàn, châu chấu non phải lột xác vì vỏ cơ thể là vỏ kitin kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành.

        - Châu chấu non nở ra đã giống trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, phải sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. Đó là hình thức biến thái không hoàn toàn.

        3. Châu chấu có đặc điểm khác tôm như thế nào ?

        - Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem ôxi tới các tế bào.

        - Hệ tuần hoàn: Cấu tạo rất đơn giản, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mạch lưng. Hệ mạch hở.

        - Hệ thần kinh: Hệ thần kinh châu chấu dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.

        - Hệ tiêu hóa: có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.

        Video liên quan

        Chủ Đề