Đánh giá chất lượng nhà thầu EVN

Áp theo quy định trên thì nhiều nhà thầu chưa từng tham gia gói thầu do EVN làm chủ đầu tư sẽ bị loại mặc dù đã từng thực hiện các gói thầu tại các chủ đầu tư khác có tính chất, quy mô tương tự.

Quyết định 202/QĐ-EVN không đảm bảo công bằng trong đấu thầu?

Vừa qua 14/2/2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành Quyết định 202/QĐ-EVN về việc áp dụng kết quả đánh giá chất lượng nhà thầu vào công tác đấu thầu trong Tập đoàn Điện lực.

Theo phản ánh của nhiều nhà thầu, ngoài việc hạn chế nhà thầu tham dự, không đảm bảo công bằng trong công tác đấu thầu, Quyết định 202/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn trái tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 47/CT-TTg về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước cũng như trái với quy định của Luật Đấu thầu.

Nhiều nhà thầu cho biết, kể từ khi có Quyết định 202 của EVN ban hành, tại hồ sơ mời thầu [HSMT] nhiều gói thầu của các đơn vị thành viên thuộc EVN như Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng Công ty Điện lực miền Nam... đã cài cắm điều kiện tiên quyết để hạn chế nhà thầu như sau: “Theo kết quả đánh giá chất lượng nhà thầu định kỳ hàng năm do EVN phê duyệt gần nhất với thời điểm bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu. Nhà thầu không có hợp đồng bị đánh giá là không đạt hoặc có từ 2 hợp đồng trở lên bị đánh giá là cảnh báo”.

Áp theo quy định trên thì nhiều nhà thầu chưa từng tham gia gói thầu do EVN làm chủ đầu tư sẽ bị loại ngay từ "vòng gửi xe", mặc dù đã từng thực hiện các gói thầu tại các chủ đầu tư khác có tính chất, quy mô tương tự gói thầu EVN đang mời thầu.

Theo Luật sư Hà Trọng Đại, Phó giám đốc Công ty Luật The Light, Đoàn luật sư Hà Nội, Quyết định 202 của EVN quy định nhà thầu bắt buộc có hợp đồng tương tự tại EVN mới được tham dự thầu là không phù hợp với các quy định hiện hành.

“EVN là tập đoàn kinh tế nên trong một số trường hợp được phép áp dụng Khoản 2, điều 3, Luật Đấu thầu là mua sắm theo quy chế riêng để đảm bảo tính liên tục cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, mua sắm theo quy chế riêng vẫn phải đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế theo đúng quy định của luật Đấu thầu. Việc quy định tiêu chí về uy tín nhà thầu tại Quyết định 202 đã không đảm bảo công bằng cho các nhà thầu tham dự thầu”, luật sư phân tích.

Hạn chế nhà thầu trái Luật Đấu thầu, Điều ước quốc tế, Chỉ thị của Chính Phủ?

Được biết, đa phần các gói thầu của EVN hiện này đều sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA], vốn vay ưu đãi quốc tế... Bản thân một số gói thầu của EVN khi đưa ra yêu cầu nhà thầu phải được EVN đánh giá cũng sử dụng nguồn vốn này. Đối chiếu với khoản 3, Điều 3, Luật Đấu thầu về việc áp dụng Luật Đấu thầu, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thì Quyết định 202 của EVN là trái luật.

Theo Điều 2 của Quyết định 202 do EVN ban hành, tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu các gói thầu phải bao gồm tiêu chí đánh giá về uy tín của nhà thầu thông qua kết quả thực hiện các hợp đồng gói thầu tương tự. Phương pháp đánh giá uy tín nhà thầu quy định tại điểm a, Điều 3, Quyết định này là theo kết quả đánh giá chất lượng nhà thầu định kỳ/hàng năm do Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt gần nhất với thời điểm bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà thầu độc lập hoặc thành viên liên danh nhà thầu không có hợp đồng bị đánh giá là không đạt hoặc có từ 2 hợp đồng trở lên bị đánh giá là cảnh báo.


Mặt khác, chỉ thị của Thủ tướng nhấn mạnh, không được đưa ra các điều kiện để cài cắm điều kiện hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu như: đã thực hiện hợp đồng tương tự trên một địa bàn cụ thể...Tuy nhiên theo điểm a, Mục 5 về xây dựng hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất tại Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 Về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước của Thủ tướng Chính phủ, nêu rõ: “Khi xây dựng yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng”.

Một trong những căn cứ để Tổng giám đốc EVN ký ban hành Quyết định 202 là Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Không biết EVN viện dẫn điều nào từ Nghị định 63 để ban hành Quyết định 202 nhằm hạn chế nhà thầu tham dự các gói thầu của EVN?

Trong khi, khoản 2, Điều 12 của Nghị định 63 quy định rõ: “Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất [đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất]; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá [đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá]. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng”.

Hơn nữa, ngày 24/ 5/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BKHĐT về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả và đẩy lùi tình trạng tiêu cực, vi phạm trong đấu thầu.

Chỉ thị nêu rõ: “Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được lập phải khách quan, công bằng, thu hút sự tham gia cạnh tranh rộng rãi của các nhà thầu, đảm bảo tuân thủ theo đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2, Điều 12, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại điểm a, Khoản 5 Phần I Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017. Tuyệt đối không đưa ra các nội dung mang tính định hướng, tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu hoặc cản trở sự tham gia của nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng; không đưa ra các tiêu chí đánh giá có tính chất cục bộ, địa phương mà chỉ nhà thầu tại địa phương đó mới đáp ứng được”.

Việc EVN không tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ban hành Quyết định 202/QĐ-EVN đã tạo ra tình trạng hàng loạt nhà thầu quen trúng thầu cực sát giá, không tiết kiệm ngân sách tại hàng loạt Tổng Công ty và đơn vị ngành điện, với tổng giá trúng thầu lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Đây chính là tiền đề cho thất thoát lãng phí và lợi ích nhóm mà dư luận bấy lâu nay phản ứng tiêu cực về ngành điện.

Link gốc : //sohuutritue.net.vn/nha-thau-bi-loai-buc-xuc-vi-evn-ra-van-ban-han-che-nha-thau-trai-chi-thi-so-47-cua-cp-d73269.html

Ông Trần Hào Hùng – Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ghi nhận Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] đã đạt được những kết quả rất đáng biểu dương trong công tác đấu thầu.

Phiên chính thức của Hội nghị Đấu thầu năm 2021 được Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] tổ chức ngày 18/11, theo hình thức hội nghị truyền hình từ trụ sở EVN [Hà Nội] đến hơn 200 điểm cầu của các đơn vị thành viên EVN trên toàn quốc.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Hào Hùng - Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu cho hay, năm 2021, EVN đang là đơn vị có tổng số gói thầu thực hiện qua mạng lớn nhất cả nước. Lũy kế từ đầu năm, EVN đã có khoảng 15.000 gói thầu, với tổng giá trị 110.000 tỷ đồng. Hầu hết các gói thầu của EVN đều đã tổ chức đấu thầu qua mạng. Quy mô các gói thầu tổ chức qua mạng cũng tăng lên không ngừng.

Tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu hàng năm của tập đoàn luôn duy trì ở mức cao, trên 10%. Các gói thầu có giá trị lớn cũng đã được EVN mạnh dạn áp dụng các giải pháp để tổ chức đấu thầu qua mạng như: Gói thầu thi công xây lắp công trình Thủy điện Hòa Bình mở rộng [giá trị 3.109 tỷ đồng]; Gói thầu thi công xây lắp công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng [giá trị 2.368 tỷ đồng].

“Để đạt được kết quả tích cực này, là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao, rất có hiệu quả của các đồng chí lãnh đạo tập đoàn, sự nỗ lực các đơn vị thành viên EVN. Thay mặt Cục Quản lý Đấu thầu, tôi chúc mừng thành tích của EVN trong thời gian qua”, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu biểu dương.

 Ông Trần Hào Hùng – Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu [đứng] đánh giá cao những thành quả của EVN trong công tác đấu thầu

Tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu luôn đạt hơn 10%/năm

Ông Trần Hào Hùng cũng đánh giá cao việc EVN đã triển khai hội nghị thường niên về công tác đấu thầu. Đây là cơ hội để EVN, cùng các đơn vị thành viên của tập đoàn và Cục Quản lý Đấu thầu trao đổi về thực tiễn triển khai công tác đấu thầu. Trên cơ sở đó, Cục sẽ tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất và hoành chỉnh khung pháp luật về đấu thầu; đặc biệt là Luật Đầu tư sửa đổi sẽ trình Chính phủ và Quốc hội trong thời gian tới.

Chủ trì hội nghị này, ông Nguyễn Tài Anh – Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, nhằm đảm bảo tính “cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả” trong công tác đấu thầu, thời gian qua, EVN đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là ứng dụng CNTT, công nghệ số vào công tác đấu thầu.

Cụ thể, EVN đã rà soát, cập nhật hệ thống quy chế, quy định, quy trình nội bộ để làm cơ sở triển khai các hoạt động mua sắm, đấu thầu phù hợp với các quy định pháp luật và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của các đơn vị; tiếp tục sử dụng bộ tiêu chí cụ thể về đấu thầu trong hệ thống chấm điểm thi đua tối ưu hoá chi phí trong toàn EVN, đánh giá theo từng năm đối với từng đơn vị và những người đứng đầu các đơn vị; liên tục tổ chức đào tạo, tập huấn, hội nghị chuyên sâu về công tác đấu thầu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu...

Tập đoàn cũng đã đẩy mạnh công tác lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia; triển khai ứng dụng và quản lý đấu thầu trong tập đoàn thông qua phần mềm đầu tư xây dựng [bao gồm module đấu thầu] và hệ thống thông tin quản lý vật tư thiết bị; áp dụng kết quả đánh giá chất lượng nhà thầu hàng năm của EVN vào công tác đấu thầu.…

Cũng tại hội nghị, đại diện Cục Quản lý Đấu thầu đã phổ biến các chính sách mới về đấu thầu qua mạng, trong đó có dự thảo thông tư về đấu thầu qua mạng sẽ ban hành trong thời gian tới. Các đại biểu cũng tập trung trao đổi một số nội dung chính như: Chiến lược mua sắm trong các dự án của EVN; phổ biến quy chế đấu thầu vốn sản xuất kinh doanh của EVN; chuyển đổi số trong công tác đấu thầu của EVN; trao đổi về kinh nghiệm xử lý các tình huống trong đấu thầu.

Trước đó, ngày 17/11, hội nghị cũng đã tập trung trao đổi, thảo luận các chuyên đề: Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu hồ sơ mời thầu các dự án truyền tải điện; công tác mua sắm phục vụ sửa chữa các nhà máy nhiệt điện; hệ thống mua sắm số của EVN [EVN Digital Procurement -EDP].

[Quảng cáo]

Minh Tâm

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề