Đo nhịp thở bằng cách nào

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Biết cách đếm nhịp thở có thể giúp phát hiện viêm phổi một cách nhanh chóng, chính xác để có phương án điều trị, can thiệp kịp thời, đề phòng biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt là với đối tượng trẻ sơ sinh thường có sự hít vào thở ra theo chu kỳ thì việc theo dõi nhịp thở của trẻ phát hiện viêm phổi là rất cần thiết.

Đối với trẻ sơ sinh, biểu hiện thở nhanh chính là dấu hiệu sớm nhất cảnh báo bệnh viêm phổi. Nhiều trường hợp, trẻ có thể ngừng thở lâu hơn 5 giây cũng không có gì đáng lo ngại, hiện tượng này là bình thường và có thay đổi khi trẻ lớn dần.

Nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi trung bình khoảng 40 – 60 lần/phút và trẻ dưới 6 tháng tuổi là khoảng 35 – 40 lần/phút. Tương tự, các bậc phụ huynh có thể theo dõi nhịp thở bình thường hay bất thường của con thông qua các chỉ số nhịp thở sau:

  • Trẻ < 2 tháng tuổi: Nhịp thở > 60 lần/phút;
  • Trẻ từ 2 tháng – 11 tháng tuổi: Nhịp thở > 50 lần/phút;
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi – 60 tháng tuổi: Nhịp thở > 40 lần/phút.

Ngoài nhịp thở của trẻ, nếu trẻ có những triệu chứng như ho, sốt nhẹ, rút lõm lồng ngực khi hít vào, cơ thể tím tái, thở mệt, thở khò khè hay thở rít, ngủ li bì khó đánh thức hay thở rít... thì rất có khả năng trẻ đã mắc phải bệnh viêm phổi, cần thăm khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

Nhịp thở là dấu hiệu quan trọng giúp bố mẹ phát hiện tình trạng viêm phổi ở trẻ

Các bậc phụ huynh có thể theo dõi nhịp thở của trẻ giúp phát hiện viêm phổi bằng cách:

  • Nghe: Mẹ có thể đặt tai của mình lên cạnh miệng và mũi của trẻ rồi lắng nghe âm thanh của bé khi thở ra, hít vào;
  • Nhìn: Nhân lúc trẻ nằm yên lặng, không quấy khóc, mẹ có thể ôm con vào trong lòng rồi sau đó vén áo trẻ lên quá phần ngực, quan sát vị trí bụng và ngực của trẻ rồi bắt đầu đếm trong vòng 1 phút, mỗi lần hít và thở ra là một nhịp, thực hiện đếm lại khoảng 3 lần;
  • Cảm giác: Mẹ có thể áp má của mình vào bên cạnh miệng và mũi của trẻ để cảm nhận hơi thở và nhận biết trẻ có bị viêm phổi hay không.

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh viêm phổi, đặc biệt là với trẻ dưới 3 tháng tuổi nên việc chăm sóc và điều trị sẽ gặp khó khăn hơn so với người trưởng thành.

Khi trẻ có dấu hiệu viêm phổi, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ tại nhà mà phải đưa trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. Trong một vài trường hợp, trẻ mắc bệnh viêm phổi không nhất thiết phải nhập viện mà vẫn có thể được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Tuy nhiên, việc cho trẻ sử dụng thuốc như thế nào thì cha mẹ cần phải hết sức lưu ý, nhận biết đúng dạng thuốc, cho trẻ uống đúng liều lượng và số lần uống trong ngày.

Ngoài ra, khi điều trị các dấu hiệu viêm phổi kèm theo như thở khò khè, sốt... thì cần cho trẻ ăn uống đủ chất, bú đều đặn để giúp tăng cường sức đề kháng và trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, đồng thời có thể thực hiện thông mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý nhỏ mũi hàng ngày để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.

Khi phát hiện trẻ bị viêm phổi, cần đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời

Tóm lại, viêm phổi ở trẻ là bệnh lý khá phổ biến, nếu điều trị chậm trễ thì nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng sẽ rất cao. Chính vì thế, khi theo dõi nhịp thở ở trẻ mà thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời.

Trẻ em ở bất kỳ giai đoạn nào cũng rất dễ mắc phải bệnh lý viêm phổi. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, cảm cúm ở trẻ.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: Tài liệu của Hội Tim mạch học Việt Nam

Dấu hiệu viêm phổi nặng ở trẻ nhỏ

XEM THÊM:

Số ca mắc COVID-19 đang gia tăng, tại nhiều địa phương đã triển khai cho F0 điều trị theo dõi sức khỏe tại nhà. 

  • Tại Hà Nội đến nay có hơn 90.000 F0 đang điều trị tại nhà; 
  • Tại Nghệ An, số F0 hiện đang điều trị là 18.805 người; 
  • Toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 3.365 F0 đang điều trị tại nhà; 
  • Khánh Hòa có hơn 1.200 F0 điều trị tại nhà; 
  • Tại Hải Phòng có 95% F0 điều trị tại nhà trong số 42.000 F0 đang điều trị trên toàn thành phố...

Nhiều F0 điều trị tại nhà băn khoăn về cách để theo dõi nhịp thở, sớm phát hiện dấu hiệu suy hô hấp? Theo Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, cơ sở quản lý sức khỏe người mắc COVID-19 hướng dẫn người mắc COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà, 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị.

Mẫu phiếu theo dõi sức khỏe dành cho F0 điều trị tại nhà của Bộ Y tế.

F0 đang điều trị tại nhà có thể tự theo dõi nhịp thở để sớm phát hiện các bất thường. Theo đó, 

  • Đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút; 
  • Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút;
    Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút cần báo ngay
     với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

Bộ Y tế lưu ý ở trẻ em cần đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.

Ngoài các dấu hiệu về nhịp thở, Bộ Y tế cũng hướng dẫn F0 điều trị tại nhà có bất cứ một trong các dấu hiệu sau đây cũng cần phải thông báo ngay với y tế;

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như: Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

- Chỉ số SpO2 ≤ 96% [trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo].

- Mạch nhanh trên 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 nhịp/phút.

- Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa dưới 90 mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg [nếu có thể đo].

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu

- Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

- Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn [ở trẻ em]. Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

- Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng đưa ra các dấu hiệu suy hô hấp là:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc khó thở tăng lên khi vận động [đứng lên, đi lại trong nhà] hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào, và/hoặc

- Nhịp thở [ở trẻ em đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc]:

≥ 20 lần/phút ở người lớn;

≥ 30 lần/phút ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi;

≥ 40 lần/phút ở trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi;

Và/hoặc SpO2 ≤ 96% [khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo].

F0 điều trị tại nhà cần biết hướng dẫn dùng thuốc hạ sốt của Bộ Y tế


Thái Bình

Video liên quan

Chủ Đề