Em bé trong bụng mẹ nằm như thế nào

07/06/2019

CN. Nguyễn Thị Minh Tâm [tổng hợp lược dịch]

Thông thường đối với các bà mẹ tương lai, tình trạng rối loạn giấc ngủ có khuynh hướng tăng dần theo các tháng tuổi của thai. Với vòng bụng ngày càng nặng nề, càng gây khó khăn cho các mẹ bầu để có một tư thế nằm ngủ thật thoải mái.

1/ Ngủ trong tư thế nằm sấp  của mẹ bầu có nguy hiểm không?

Trên thực tế, ở thời điểm mới “cấn thai”,  không có chống chỉ định đối với thói quen nằm sấp của các mẹ. Trong thời kỳ này, khả năng  gây nguy hiểm cho bào thai rất thấp do thai nhi  được bảo vệ bởi nước ối, dây rốn không bị nén dù trong bất kỳ tư thế nằm của thai phụ và em bé trong bụng mẹ không có  nguy cơ bị "đè" nếu mẹ nằm sấp khi ngủ. 

Tuy nhiên, khi thai vào vào khoảng 4 hoặc 5 tháng, tử cung của bà mẹ sẽ tăng thể tích cho phù hợp với sự phát triển và chuyển dịch của thai nhi trong bụng, ảnh hưởng lên dạ dày gây khó chịu khiến cho các mẹ tự động tránh nằm sấp để cảm thấy dễ chịu hơn.

2/ Vị trí tốt nhất để các mẹ có một giấc ngủ ngon khi  mang thai.

Thật ra, rất khó để “xây dựng” một một tư thế nằm ngủ lý tưởng để các thai phụ có được giấc ngủ ngon. Điều này phụ thuộc vào sự cảm nhận của từng người mẹ trong việc chọn tư thế nằm thích hợp cho thời gian nghỉ ngơi theo từng giai đoạn thay đổi về cơ thể của mẹ, và sự phát triển của em bé –  yếu tố cần thiết để thai phụ quyết định thay đổi tư thế nằm sao cho phù hợp và không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe trong suốt quá trình mang thai, và đặc biệt là các cơn đau lưng và đau thắt lưng.

Theo các nhà khoa học, từ quý 2 của thai kỳ [tháng thứ 4 trở đi], đối với các mẹ có bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch, chuột rút vào ban đêm nên gác cao chân; các mẹ thường mắc chứng trào ngược thực quản nên nằm đầu cao, lưng cao để hạn chế sự trào ngược axit, vốn thường xảy ra khi ở  tư thế nằm thẳng. Tư thế nằm tạo sự thoải mái cho mẹ bầu là nằm nghiêng.   

3/ Những tư thế nằm ngủ sẽ gây nguy hiểm cho bé?

Có một số tư thế khi nằm ngủ thuộc danh sách chống chỉ định trong thai kỳ nhằm mục đích ngăn chặn sự chèn ép tĩnh mạch chủ [tĩnh mạch lớn đưa máu từ phần dưới của cơ thể đến tim], có thể gây ra sự khó chịu ở người mẹ và có tác động đến khả năng oxy hóa tốt cho em bé. 

Từ tuần thai thứ 24, với tư thế nằm ngửa khi ngủ, tử cung có thể chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và làm cản trở sự lưu thông máu trở lại tĩnh mạch chủ, gây nên tình trạng hạ huyết áp của mẹ [khó chịu, chóng mặt] và giảm lượng máu đến nhau thai, gây chậm nhịp tim của thai nhi. Nếu bị hiện tượng này, các bà mẹ tương lai nên thay đổi thành tư thế sang nằm nghiêng bên trái.

4/ Trong trường hợp bị rối loạn giấc ngủ về đêm: nên ngủ giấc trưa

Để các mẹ bầu có được sự sức khỏe và tinh thần thoải mái chuẩn bị cho cuộc vượt cạn khá căng thẳng, bà mẹ tương lai cần có những giấc ngủ thật bình yên.

Do đó, trong trường hợp các giấc ngủ về đêm của mẹ bầu bị rối loạn điều này có liên quan đến nhiều yếu tố như ốm nghén [trào ngược axit, đau lưng, chuột rút ban đêm, hội chứng run chân], những lo lắng và ác mộng vào thời điểm gần ngày sinh khiến cho giấc ngủ của mẹ bầu thường xuyên bị rối loạn vào cuối thai kỳ. Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa cũng hết sức cần thiết giúp phục hồi thể trạng của mẹ bầu do mất ngủ về đêm. Chú ý nên tránh ngủ trưa vào thời gian quá muộn [buổi chiều], khiến cho khó ngủ về đêm.

5/ Sử dụng gối dành riêng cho mẹ bầu

Dù nằm ngủ ở tư thế nào thì việc nằm liên tục ở một tư thế là khó có thể thực hiện được. Vì vậy mẹ bầu cần chuẩn bị những chiếc gối dài, mềm để kê phía trước và sau bụng nhằm làm giảm trọng lượng của bụng, cũng như tránh được việc đặt trọng lượng của một chân lên chân kia, giúp giữ cho cột sống được thẳng cứng tránh bị mỏi người và mang đến cho mẹ bầu một giấc ngủ bình yên.

6/ Gối cao đầu khi ngủ

Khi tuổi thai ngày càng lớn thì cùng với việc tăng cân, áp lực của thai nhi cũng làm cho đường hô hấp trên của thai phụ cũng hẹp hơn trong quá trình phát triển của bào thai, khiến mẹ bầu “ngáy” to khi ngủ. Để tránh tình trạng này, các mẹ có thể kê thêm gối mềm để nâng cao đầu và lưng, tạo với giường một góc 20o, vừa giúp thở dễ dàng hơn, đồng thời, giảm được sức ép lên cơ hoành, hỗ trợ cho hoạt động của dạ dày tốt hơn mang lại cảm giác dễ chịu và một giấc ngủ ngon, đảm bảo cho mẹ và bé.

7 / Kê cao chân

Chân nặng, phù nề hoặc chuột rút... trong quá trình phát triển của thai nhi, là bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Để tạo sự thoải mái cho giấc ngủ, ngoài việc kê chân cao trên một chiếc gối hoặc tấm nệm mềm, mẹ bầu có thể nâng đáy nệm hay kê cao phần cuối của chân giường. Điều này sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch, chèn ép hoặc chuột rút ở vùng dưới của cơ thể mẹ bầu.

 

Theo Doctissimo & Santé magazine

Càng về cuối thai kỳ, mối quan tâm dành cho những vị trí của thai nhi trong bụng mẹ sẽ càng tăng lên. Các vị trí nằm khác nhau sẽ tạo ra sự thuận lợi hoặc trở ngại cho ca sinh của mẹ. Cùng khám phá những vị trí nằm phổ biến của thai nhi trong bụng mẹ và lời khuyên cho từng trường hợp nào mẹ ơi!

Ở cuối thai kỳ, thai nhi sẽ di chuyển xuống khung chậu của mẹ để ở vào tư thế sẵn sàng để ra đời. Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ được theo dõi đặc biệt vào những tuần cuối. Trong rất nhiều trường hợp, thai nhi ở những vị trí không thuận lợi như ngôi mông, ngôi ngược cho đến tận tuần thứ 40, tuần cuối cùng của thai kỳ. Dưới đây là các vị trí nằm của thai nhi thường gặp nhất trong những tuần cuối thai kỳ mà mẹ có thể biết thông qua siêu âm thai.

Vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ thường có ảnh hưởng không nhỏ đến ca sinh. Nếu thai nhi ở vị trí thuận lợi, các mẹ có thể sinh thường và không mất quá nhiều thời gian, sức lực. Ngược lại, nếu thai ở vị trí không thuận lợi, bé sẽ khó chui ra ngoài qua ngã âm đạo. Mẹ có thể sinh thường nhưng dễ bị mất sức do chuyển dạ kéo dài, hoặc nhiều mẹ được chỉ định sinh mổ khi ngôi thai gây khó khăn cho sự ra đời của bé. Vậy, đâu là vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ lý tưởng nhất?

Theo các chuyên gia, để mẹ có thể sinh thường thuận lợi, thai nhi nằm ở vị trí đầu quay xuống, mặt quay sang bên và hướng về phía lưng của mẹ, lưng bé quay về phía bụng mẹ. Tư thế này được gọi là ngôi đầu, một tư thế thuận lợi để bé tự chui phần đầu ra khỏi đường sinh của mẹ và các nữ hộ sinh dễ dàng xoay vai của bé để giúp toàn thân bé nhanh chóng ra khỏi tử cung của mẹ. Khi đầu bé ở tư thế cúi nhiều nhất, các bác sĩ gọi đó là ngôi chỏm và đây là trường hợp phổ biến nhất trong các ca sinh thường.

Vị trí ngôi đầu là thuận lợi nhất cho mẹ sinh thường

Các vị trí thai không thuận lợi

Các vị trí của thai nhi như đầu chúc xuống nhưng mặt quay ra ngoài, thai nằm ngang với phần vai chúc xuống ổ xương chậu, đầu quay lên và mông tiếp xúc với xương chậu của mẹ [ngôi mông], đầu quay lên và chân ở trong khung chậu của mẹ đều là vị trí không thuận lợi cho các ca sinh thường.

Thai nhi ngôi thóp trước – ngôi trán

Tuy đầu bé quay xuống, nhưng mặt lại hướng ra ngoài, mặt ngửa nhiều hoặc trán hướng ra ngoài khiến cho bé khó chui ra ngoài qua ngã âm đạo. Với vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ như thế, các mẹ bầu thường được khuyên vận động, đi bộ thường xuyên trong giai đoạn nước rút của thai kỳ với hi vọng sẽ giúp bé điều chỉnh vị trí thuận lợi. Ngoài ra, một thủ thuật được gọi là xoay ngôi thai cũng được áp dụng nhưng thường không đạt hiệu quả cao.

Thai nhi ngôi mông

Các bé ngôi mông vẫn giữ phần đầu quay lên ở vào những tuần cuối thai kỳ. Mông bé lọt xuống phía cuối tử cung, giữa khung xương chậu. Hai chân của thai nhi có thể giơ lên cao hoặc bắt chéo ngay gần “cửa ra” nơi tử cung. Vì diện tích phần mông khá to, thai ngôi mông thường khiến các mẹ sinh thường rất vất vả. Nếu sức khỏe mẹ không tốt, bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ ngay từ đầu để đảm bảo an toàn.

Các trường hợp ngôi mông khác nhau

Thai nhi ngôi ngang

Các bé nằm ngang trong tử cung với phần lưng hướng xuống, tay và chân hướng lên trên. Vai bé có thể lọt vào khoảng giữa khung xương chậu. Các thủ thuật xoay ngôi thai thường không có tác dụng trong trường hợp vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ như thế này và mẹ thường được khuyến khích sinh mổ.

Dựa theo kinh nghiệm được rất nhiều mẹ chia sẻ, có thể dựa vào hình dáng bụng bầu và các cử động thai để dự đoán phần nào về vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ.

Rốn mẹ lồi ra ngoài, bụng căng to và thai thường đạp vào xương sườn mẹ: Những dấu hiệu này có thể báo hiệu thai quay mặt ra ngoài, ở vào các vị trí như ngôi trán, ngôi mặt…

Bụng mẹ hơi phẳng, cảm nhận bé hay đạp vào phần bụng trước: Có thể bé đang ở vị trí quay lưng vào lưng mẹ và mặt hướng ra ngoài.

Mẹ cảm thấy bụng trên gồ lên ở một bên và khi mẹ hơi ấn nhẹ vào đó, cả người bé đều di chuyển: Nhiều khả năng bé ở ngôi đầu và mẹ đã ấn vào phần mông của bé.

Mẹ thường xuyên cảm nhận những cú đạp ở gần vùng rốn: Thông thường, vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ đang ở tư thế thuận lợi nhất và bé đang nóng lòng được gặp mẹ đấy.

Khi nhận thấy vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ không thuận lợi, mẹ đừng vội lo lắng. Các bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra tình hình sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời đưa ra những lời khuyên thích hợp. Hầu hết các ca sinh đều kết thúc một cách trọn vẹn dù mẹ có sinh theo phương pháp nào chăng nữa, do đó, mẹ nên dành tâm trí để tận hưởng những ngày cuối của thai kỳ và chuẩn bị đón bé yêu thay vì sầu lo.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

[Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi]

Page 3

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy khiến nhiều mẹ bầu hoang mang. Cùng giải mã nguyên nhân cũng như cách ứng phó với tình huống này, mẹ nhé.

Thai kỳ bước vào tuần thứ 39, nghĩa là mẹ đã sắp sửa “về đích” để chào đón bé yêu. Cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp đến.

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ cần biết. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa. Mẹ cần biết để phân biệt và có cách xử lý kịp thời nhé.

Mẹ bầu tuần thứ 39 có những thay đổi gì?

Khi thai nhi được 39 tuần, mẹ bầu thường rất hồi hộp, mong chờ đến ngày được gặp con. Bà bầu ở những tuần cuối được theo dõi kỹ các dấu hiệu chuyển dạ, cũng như mọi thay đổi của cơ thể. Mẹ có thể cảm thấy bụng dưới căng cứng, tần suất đi tiểu tăng hay xuất hiện các cơn co thắt sinh lý. Một số thay đổi chính có thể kể đến như:

  • Đau lưng: Triệu chứng đau lưng có thể trở nên trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là lúc này, em bé đã di chuyển dần xuống phần xương chậu và đầu bắt đầu chèn vào cột sống.
  • Cơn gò Braxton Hicks: Những cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks xuất hiện ngày càng nhiều và dài hơn khiến mẹ bầu cảm thấy khá khó chịu.
  • Thai nhi chuyển động ít hơn: Khi thai được 39 tuần, em bé đã phát triển kích thước tương đối hoàn thiện. Lúc này, không gian tử cung trở nên khá chật chội nên bé khó cử động được nhiều. Mẹ sẽ cảm thấy những cú đạp hay di chuyển của bé xuất hiện với tần suất ít hơn và mức độ cũng nhẹ nhàng hơn.
  • Ra nhiều dịch nhầy: Mẹ bầu tháng cuối ra dịch nhầy là hiện tượng khá phổ biến. Dịch này thường lỏng, có màu trắng và ít có mùi. Mẹ không nên quá lo lắng khi bầu 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng. Có trường hợp, mẹ có thể thấy dịch âm đạo trong suốt, màu hồng hoặc thậm chí có máu. Đây có thể dấu hiệu là nút nhầy cổ tử cung đã bong ra và bạn sắp chuyển dạ.
  • Xuất huyết âm đạo: Thai 39 tuần ra dịch màu nâu, có thể do lẫn máu trong dịch. Đây là máu từ các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ ra. Dấu hiệu này cho thấy cổ tử cung của bà bầu tuần 39 đang giãn và mở rộng ra, chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.
  • Vỡ ối: Đây là triệu chứng cho thấy mẹ bầu sắp lâm bồn. Vỡ ối thường kèm theo những cơn co thắt tử cung, gây đau bụng dữ dội. Có người chỉ thấy nước ối rỉ ra khá ít, nhưng cũng có mẹ bầu xuất hiện nước ối ồ ạt. Thông thường, mẹ bầu nhiều khả năng sẽ sinh con trong vòng 24 giờ sau khi ối vỡ.
  • Chuẩn bị mọi thứ để đón bé: Hầu hết các mẹ bầu ở tuần 39 đều ở trong tâm thế sẵn sàng chào đón bé yêu. Mẹ luôn muốn dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, chuẩn bị sẵn các vật dụng đi sinh. Tâm trạng mẹ lúc này vừa mong ngóng lại vừa hồi hộp, đếm từng ngày để được gặp con.
Mẹ có thể bị đau lưng trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy có phải là dấu hiệu sắp sinh

Có thể thấy, thai 39 tuần ra dịch nhầy màu vàng là một trong những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu những tuần cuối. Tuy nhiên, có phải cứ mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy nghĩa là mẹ sắp sinh không? Hiện tượng này chỉ báo hiệu ngày sinh sắp tới nếu mẹ gặp một số dấu hiệu đi kèm sau.

  • Bụng sa xuống thấp: Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ có thể thấy bụng bầu của mình sa xuống đáng kể so với những tuần trước. Đây là dấu hiệu cho biết mẹ sẽ lâm bồn trong khoảng 1 – 2 tuần tới.
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn: Ở tuần 39, bé gần như đã di chuyển đến vị trí gần bàng quang nên mẹ sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này có thể gây bất tiện trong sinh hoạt của mẹ, nhất là khi phải đi tiểu nhiều vào ban đêm, khiến mẹ khó ngon giấc.
  • Tử cung co thắt thường xuyên hơn: Cơn gò sinh lý Braxton – Hicks thường xuất hiện trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ. Tần suất cơn gò này sẽ tăng lên rất nhiều khi mẹ bước vào những tuần cuối. Cơn gò này là cách để tử cung tập luyện cho ngày lâm bồn. Khi gần đến này sinh, mẹ sẽ thấy tử cung gò dồn dập, kéo dài đến vài phút, thậm chí khiến mẹ khó chịu và đau đến toát mồ hôi.
  • Vỡ ối: Đây được xem là dấu hiệu chắc chắn nhất cho việc chuyển dạ của mẹ bầu. Hiện tượng vỡ ối thường đến sau những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra nhiều, bạn cần đến bệnh viện ngay vì em bé đã sắp sửa chào đời rồi đấy.
Các cơn gò Braxton – Hicks trở nên dồn dập hơn khi mẹ gần đến ngày sinh

Bầu tháng cuối ra dịch nhầy không chỉ là dấu hiệu chuyển dạ, mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.

  • Viêm âm đạo cho nấm: Nếu dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc ngả vàng, sệt hoặc gần giống phô mai tươi kèm với hiện tượng ra máu và cảm giác ngứa, mẹ có thể bị viêm âm đạo do nấm men. Trường hợp này, mẹ cần đến bác sĩ để được thăm khám và kê thuốc điều trị.
  • Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Dịch âm đạo có mùi tanh và cô bé bị ngứa, rát là dấu hiệu của viêm âm đạo do tạp khuẩn. Chứng bệnh này thường do sự mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo gây ra.
  • Các bệnh lây qua đường tình dục: Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy không loại trừ khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Tình trạng này có thể khiến mẹ bị sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiểu sau sinh.

Các bệnh lý ở giai đoạn cuối thai kỳ đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần đến các bệnh viện chuyên ngành để khám ngay nhé.

  • Nếu mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy, mẹ nên theo dõi diễn tiến cũng như các dấu hiệu kèm theo. Trong trường hợp các triệu chứng chuyển dạ đã rõ ràng, mẹ đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra nhé.
  • Thời gian khi xuất hiện các dấu hiệu đến lúc sinh khá lâu, vì vậy mẹ hãy bình tĩnh chuẩn bị những đồ dùng cần thiết.
  • Mẹ nên nhờ sự giúp đỡ từ người thân để đỡ áp lực trong những giây phút sắp sửa lâm bồn. Sức khỏe và tinh thần của mẹ lúc này là quan trọng nhất.
Sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu là quan trọng nhất.

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là dấu hiệu chuyển dạ nếu đi kèm với các triệu chứng như đau lưng dưới, sa bụng bầu, co thắt tử cung, vỡ ối. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Vì vậy, mẹ hãy theo dõi cơ thể thật kỹ cũng như tuân thủ lịch khám thai đều đặn để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình nhé.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề