Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 78 sách giáo khoa hình học 11 - Bài trang sách giáo khoa hình học lớp

Cho hình bình hành \[ABCD\]. Qua \[A, B, C, D\] lần lượt vẽ bốn nửa đường thẳng \[Ax, By, Cz, Dt\] ở cùng phía đối với mặt phẳng \[[ABCD]\], song song với nhau và không nằm trong mặt phẳng \[[ABCD]\]. Một mặt phẳng \[[β]\] lần lượt cắt \[Ax, By, Cz\] và \[Dt\] tại \[A', B', C'\] và \[D'\].

Bài 1 trang 78 sách giáo khoa hình học lớp 11

Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau đây:

[A] Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng còn có vô số điểm chung khác nữa

[B] Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì chúng song song với nhau

[C] Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau

[D] Nếu một đường thẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song với nhau thì sẽ cắt mặt phẳng còn lại

Đáp án là : C.

Bài 2 trang 78 sách giáo khoa hình học 11

Nếu ba đường thẳng không cùng nằm trong một mặt phẳng và đôi một cắt nhau thì ba đường thẳng đó

[A] Đồng quy

[B] Tạo thành tam giác

[C] Trùng nhau

[D] Cùng song song với một mặt phẳng

Đáp án là : A

Bài 3 trang 78 sách giáo khoa hình học 11

Cho tứ diện \[ABCD\]. Gọi \[I, J\] và \[K\] lần lượt là trung điểm của \[AC, BC\] và \[BD\] [h.2.75]. Giao tuyến của hai mặt phẳng \[[ABD]\] và \[[IJK]\] là

[A] \[KD\]

[B] \[KI\]

[C] Đường thẳng qua \[K\] và song song với \[AB\]

[D] Không có

Đáp án : C

Bài 4 trang 78 sách giáo khoa hình học lớp 11

Cho hình bình hành \[ABCD\]. Qua \[A, B, C, D\] lần lượt vẽ bốn nửa đường thẳng \[Ax, By, Cz, Dt\] ở cùng phía đối với mặt phẳng \[[ABCD]\], song song với nhau và không nằm trong mặt phẳng \[[ABCD]\]. Một mặt phẳng \[[β]\] lần lượt cắt \[Ax, By, Cz\] và \[Dt\] tại \[A', B', C'\] và \[D'\].

a] Chứng minh mặt phẳng \[[Ax, By]\] song song với mặt phẳng \[[ Cz, Dt]\]

b] Gọi \[I = AC BD, J = A'C' B'D'\]. Chứng minh \[IJ\] song song với \[AA'\]

c] Cho \[AA' = a, BB' = b, CC' = c\]. Hãy tính \[DD'\].

Lời giải:

a] \[Ax // Dt\] [giả thiết] và \[AB // CD\] [vì \[ABCD\] là hình bình hành].

Do đó \[[Ax, By] // [ Cz, Dt]\]

b] Ta có\[[Ax, By] // [ Cz, Dt]\]. Mặt phẳng \[[A'B'C'D']\] lần lượt cắt hai mặt phẳng \[[Ax, By]\] và \[[ Cz, Dt]\] theo giao tuyến \[A'B'\] và \[C'D'\] do đó \[A'B'//C'D'\].

Tương tự ta chứng minh được: \[A'D'//B'C'\]

Do đó \[A'B'C'D'\] là hình bình hành.

\[J=A'C'\cap B'D'\] nên \[J\] là trung điểm của \[A'C'\]

Suy ra \[IJ\] là đường trung bình hình thang \[A'C'CA\] do đó \[Ị\] song song với \[AA'\].

c] Theo tính chất của đường trung bình hình thang ta có:

\[AA'+CC'=2IJ\]

\[BB'+DD'=2IJ\]

Do đó : \[DD'=AA'+CC'-BB'\]

\[DD' = a + c - b\].

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề