Giải bài 38.18, 38.19, 38.20, 28.21 trang 54, 55 sách bài tập hóa học 8 - Bài Trang Sách bài tập (SBT) Hóa học

Cho 3,6 g một oxit sắt yào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,35 g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức phân tửcủa oxit sắt.

Bài 38.18 Trang 54 Sách bài tập [SBT] Hóa học 8

Cho 3,6 g một oxit sắt yào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,35 g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức phân tửcủa oxit sắt.

Trả lời

Cách I : Đặt công thức phân tử oxit sắt là FexOy

Phương trình hoá học của phản ứng :

\[F{e_x}{O_y}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,2yHCl \to \,\,\,xFeC{l_{2y/x}}\,\,\,\, + \,\,\,y{H_2}O\]

[56x+16y]g \[x[56 + 71{y \over x}]g\]

Vậy công thức oxit sắt là FeO.

Cách 2 . Đặt công thức oxit sắt là Fe2Ox

Phương trình hoá học của phản ứng:

\[F{e_2}{O_x} + 2xHCl \to 2FeC{l_x} + x{H_2}O\]

Dựa vào phương trình trên, ta có :

3,6 x 2[56+35,5x]=6,35[112+16x]

308x=616 -----> x=2

Công thức của oxit sắt là Fe2O2, giản ước ta có công thức phân tử của oxit sắt là FeO.

Cách 3 : Giải theo số mol FexOy hoặc số mol muối sắt clorua

Đặt công thức oxit sắt là FexOy

\[{n_{F{e_x}{O_y}}} = {{3,6} \over {56x + 16y}}[mol]\]

Phương trình hoá học của phản ứng :

\[F{e_x}{O_y}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,+\,\,\,\,\,\,\,\,\,2yHCl \to \,\,\,xFeC{l_{2y/x}}\,\,\,\, + \,\,\,y{H_2}O\]

\[{{3,6} \over {56x + 16y}}mol\] \[{{3,6x} \over {56x + 16y}}mol\]

\[{m_{FeC{l_{2y/x}}}} = {{3,6x} \over {56x + 16y}} \times [56 + {{71y} \over x}] = 6,35[g]\]

\[ \to x = y\]

Công thức phân tử oxit sắt là FeO.

Bài 38.19 Trang 54 Sách bài tập [SBT] Hóa học 8

Cho dòng khí H2 dư qua 24 g hỗn hợp hại oxit CuO và Fe2O3 nung nóng. Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng. Biết rằng mFe2O3 : mCuO = 3:1

Trả lời

mFe2O3: mCuO = 3:1 \[\to {m_{F{e_2}{O_3}}} = {{24 \times 3} \over {[1 + 3]}} = 18[g]\]

\[ \to {n_{F{e_2}{O_3}}} = 0,1125mol\]

\[{m_{CuO}} = 24 - 18 = 6[g] \to {n_{CuO}} = 0,075mol\]

Phương trình hóa học của phảnứng:

\[F{e_2}{O_3} + 3{H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2Fe + 3{H_2}O\]

1 mol 2 mol

0,1125mol 0,225mol

\[{m_{Fe}} = 0,225 \times 56 = 12,6[g]\]

\[CuO + {H_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu + {H_2}O\]

1 mol 1 mol

0,075mol 0,075mol

\[{m_{Cu}} = 0,075 \times 64 = 4,8[g]\]

Bài 38.20 Trang 55 Sách bài tập [SBT] Hóa học 8

Cho 10,4 g oxit của một nguyên tố kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng tạo thành 15,9 g muối. Xác định nguyên tố kim loại.

Trả lời

Gọi M là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại, công thức phân tử củaoxit là MO.

Phương trình hoá học của phảnứng:

\[MO\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,2HCl \to MC{l_2}\,\,\,\,\,\,\,\, + {H_2}O\]

[M+16]g [M+71]g

10,4g 15,9g

Theo phương trình hoá học trên ta có :

15,9 x [M + 16 ] =10,4 x [M+71] ---> M=88 [Sr]

Nguyên tố kim loại là stronti [Sr]

Bài 38.21 Trang 55 Sách bài tập [SBT] Hóa học 8

Cho 0,3 g một kim loại tác dụng hết với nước cho 168 ml khí hiđro [ở đktc]. Xác định tên kim loại, biết rằng kim loại có hoá trị tối đa là III

Trả lời

Gọi là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại , có hóa trị n

Phương trình hóa học của phảnứng:

\[2R + 2n{H_2}O \to 2R{[OH]_n} + n{H_2}\]

2R g n mol

0,3 g \[{{168} \over {22400}} = 0,0075mol\]

Theo phương trình hóa học trên, ta có

\[{{2R} \over {0,3}} = {n \over {0,0075}}\]

2R x 0,0075=0,3n ----> R=20n

Với: n=1 ---> R=20 khoong có kim loại nào có nguyên tử khối là 20 [loại]

n=2 ---->R=40 [Ca]

n=3 -----> R= 60 [loại]

Kim loại là Ca

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề