Giải bài 42, 43, 7.1, 7.2 trang 107 sách bài tập toán 9 tập 2 - Câu trang Sách Bài Tập (SBT) Toán Tập

Cho ba đường tròn cùng đi qua một điểm P. Gọi các giao điểm khác P của hai trong ba đường tròn đó là A, B, C. Từ một điểm D [khác điểm P] trên đường tròn [PBC] kẻ các tia DB, DC cắt các đường tròn [PAB] và [PAC] lần lượt tại M, N. Chứng minh ba điểm M, A, N thẳng hàng.

Câu 42 trang 107 Sách Bài Tập [SBT] Toán 9 Tập 2

Cho ba đường tròn cùng đi qua một điểm P. Gọi các giao điểm khác P của hai trong ba đường tròn đó là A, B, C. Từ một điểm D [khác điểm P] trên đường tròn [PBC] kẻ các tia DB, DC cắt các đường tròn [PAB] và [PAC] lần lượt tại M, N. Chứng minh ba điểm M, A, N thẳng hàng.

Giải

Gọi ba đường tròn tâm O1, O2, O3

[O1] cắt [O2] tại A; [O1] cắt [O3] tại B.

[O2] cắt[O3] tại C. Suy ra D là điểm nằm trên đường tròn [O3].

BD cắt [O1] tại M, DC cắt [O2] tại N.

Nối PA, PB, PC; MA, NA.

Ta có tứ giác APBM nội tiếp trong đường tròn [O1].

\[\widehat {MAP} + \widehat {MBP} = 180^\circ \] [tính chất tứ giác nội tiếp]

\[\widehat {MBP} + \widehat {PBD} = 180^\circ \] [kề bù]

Suy ra: \[\widehat {MAP} = \widehat {PBD}\] [1]

Ta có: Tứ giác APCN nội tiếp trong đường tròn [O2]

\[\widehat {NAP} + \widehat {NCP} = 180^\circ \] [tính chất tứ giác nội tiếp]

\[\widehat {NCP} + \widehat {PCD} = 180^\circ \] [kề bù]

Suy ra: \[\widehat {NAP} = \widehat {PCD}\] [2]

Tứ giác BPCD nội tiếp trong đường tròn [O3]

\[ \Rightarrow \widehat {PBD} + \widehat {PCD} = 180^\circ \] [tính chất tứ giác nội tiếp] [3]

Từ [1], [2] và [3] suy ra: \[\widehat {MAP} + \widehat {NAP} = 180^\circ \]

Vậy ba điểm M, A, N thẳng hàng.

Câu 43 trang 107 Sách Bài Tập [SBT] Toán 9 Tập 2

Cho hai đoạn thẳng AC và BD cắt nhau tại E. Biết \[AE.EC = BE.ED\].

Chứng minh bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường tròn.

Giải

AE. EC =BE. ED [gt]

\[ \Rightarrow {{AE} \over {ED}} = {{BE} \over {EC}}\]

Xét AEB và DEC:

\[{{AE} \over {ED}} = {{BE} \over {EC}}\]

\[\widehat {AEB} = \widehat {DEC}\] [đối đỉnh]

Suy ra: AEB đồng dạng DEC [c.g.c]

\[ \Rightarrow \widehat {BAE} = \widehat {CDE}\] hay \[\widehat {BAC} = \widehat {CDB}\]

A và D nhìn đoạn BC cố định dưới một góc bằng nhau nên A và D nằm trên một cung chứa góc vẽ trên BC hay 4 điểm A,B, C, D nằm trên một đường tròn.

Câu 7.1 trang 107 Sách Bài Tập [SBT] Toán 9 Tập 2

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Vẽ các đường cao AI, BK, CL của tam giác ấy.

Gọi H là giao điểm của các đường cao vừa vẽ.

a] Chỉ ra các tứ giác nội tiếp có đỉnh lấy trong số các điểm A, B, C, H, I, K, L

b] Chứng minh \[\widehat {LBH},\widehat {LIH},\widehat {KIH}\] và \[\widehat {KCH}\] là 4 góc bằng nhau.

c] Chứng minh KB là tia phân giác của \[\widehat {LKI}\].

Giải

Vì ABC là tam giác nhọn nên ba đường cao cắt nhau tại điểm H nằm trong tam giác ABC.

a] Tứ giác AKHL có \[\widehat {AKH} + \widehat {ALH} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \]

Tứ giác AKHL nội tiếp.

Tứ giác BIHL có \[\widehat {BIH} + \widehat {BLH} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \]

Tứ giác BIHL nội tiếp.

Tứ giác CIHK có \[\widehat {CIH} + \widehat {CKH} = 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \]

Tứ giác CIHK nội tiếp.

Tứ giác ABIK có \[\widehat {AKB} = 90^\circ;\widehat {AIB} = 90^\circ \]

K và I nhìn đoạn AB dưới một góc vuông nên tứ giác ABIK nội tiếp. Tứ giác BCKL có \[\widehat {BKC} = 90^\circ;\widehat {BLC} = 90^\circ \]

K và L nhìn đoạn BC dưới một góc vuông nên tứ giác BCKL nội tiếp.

Tứ giác ACIL có \[\widehat {AIC} = 90^\circ;\widehat {ALC} = 90^\circ \]

I và L nhìn đoạn AC dưới một góc vuông nên tứ giác ACIL nội tiếp.

b] Tứ giác BIHL nội tiếp.

\[ \Rightarrow \widehat {LBH} = \widehat {LIH}\][2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \[\overparen{LH}\]] [1]

Tứ giác CIHK nội tiếp.

\[ \Rightarrow \widehat {HIK} = \widehat {HCK}\][2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \[\overparen{HK}\]] [2]

Tứ giác BCKL nội tiếp.

\[ \Rightarrow \widehat {LBK} = \widehat {LCK}\][2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \[\overparen{LK}\]] hay \[\widehat {LBH} = \widehat {HCK}\] [3]

Từ [1], [2] và [3] suy ra: \[\widehat {LKH} = \widehat {HKI}\]. Vậy KB là tia phân giác của \[\widehat {LKI}.\]

Câu 7.2 trang 107 Sách Bài Tập [SBT] Toán 9 Tập 2

Cho đường tròn tâm O bán kính R và hai dây AB, CD bất kì. Gọi M là điểm chính giữa của cung nhỏ AB. Gọi E và F tương ứng là giao điểm của MC, MD với dây AB. Gọi I và J tương ứng là giao điểm của DE, CF với đường tròn [O]. Chứng minh IJ song song với AB.

Giải

M là điểm chính giữa của cung nhỏ \[\overparen{AB}\].

\[\overparen{MA}\] = \[\overparen{MB}\]

\[\widehat {AEC} = {1 \over 2}\] [sđ\[\overparen{AC}\] +sđ \[\overparen{MB}\]][góc có đỉnh ở trong đường tròn]

\[\widehat {CDM} = {1 \over 2}\] sđ\[\overparen{MAC}\][tính chất góc nội tiếp] hay \[\widehat {CDF} = {1 \over 2}\] sđ\[\overparen{MA}\] + sđ\[\overparen{AC}\]

Suy ra: \[\widehat {AEC} = \widehat {CDF}\]

\[\widehat {AEC} + \widehat {{\rm{CEF}}} = 180^\circ \][hai góc kề bù]

Suy ra: \[\widehat {CDF} + \widehat {{\rm{CEF}}} = 180^\circ \] nên tứ giác CDFE nội tiếp

\[ \Rightarrow \widehat {CDE} = \widehat {CFE}\][2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \[\overparen{CE}\]] hay \[\widehat {CDI} = \widehat {CFE}\]

Trong đường tròn [O] ta có:

\[\widehat {CDI} = \widehat {CJI}\][2 góc nội tiếp cùng chắn cung nhỏ \[\overparen{CAI}\]]

Suy ra: \[\widehat {CJI} = \widehat {CFE}\]

\[ \Rightarrow \] IJ // AB[vì có cặp góc ở vị trí đồng tâm bằng nhau]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề