Giải bài 6.72, 6.73, 6.74, 6.75, 6.76, 6.77, 6.78 trang 72, 73 sách bài tập hóa học 10 - Bài trang Sách bài tập (SBT) Hóa học

Nung m gam hỗn hợp bột Fe và S trong bình kín không có không khí. Sau phản ứng đem phần rắn thu được hòa tan vào lượng dư dung dịch HCl được 3,8 gam chất rắn X không tan, dung dịch Y và 0,2 mol khí z. Dẫn z qua dung dịch Cu[NO_3]2 dư, thu được 9,6 gam kết tủa đen.

Bài 6.72 trang 72 Sách bài tập [SBT] Hóa học 10

So sánh thể tích khí oxi được sinh ra [đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất] khi nhiệt phân hoàn toàn mỗi chất sau : \[KMnO_4, KClO_3\] [xúc tác là \[MnO_2\]], \[KNO_3\] trong các trường hợp sau :

a]Các chất được lấy cùng khối lượng.

b] Các chất được lấy cùng số mol.

Lời giải:

Các PTHH :

a] Các chất được lấy cùng khối lượng :

Khối lượng mỗi chất là m gam, từ các PTHH [1], [2], [3] ta tính được số mol \[O_2\] sinh ra lần lươt là : \[{m \over {316}}mol, {m \over {81,7}} mol và {m \over {2O_2}}mol.\]

Kết luận : Khí oxi sinh ra ở [2] có thể tích lớn nhất, khí oxi sinh ra ở [1] có thể tích nhỏ nhất.

b] Các chất được lấy cùng số mol:

Số mol mỗi chất là n mol, từ các PTHH [1], [2], [3] ta tính được số mol \[O_2\] sinh ra lần lượt là : 0,5n, 1,5n và 0,5n.

Kết luận : Khí oxi sinh ra ở [2] có thể tích lớn nhất, khí oxi sinh ra ở [1] và [3] là bằng nhau.

Bài 6.73 trang 72 Sách bài tập [SBT] Hóa học 10

Có 4 dung dịch không màu được đựng riêng biệt là : \[NaCl, Na_2SO_4, Na_2CO_3, HCL\]. Hãy phân biệt mỗi dung dịch trên bằng phương pháp hoá học với điều kiện dùng thuốc thử là dung dịch \[BaCl_2\]

Lời giải:

Có thể dựa vào sơ đồ phân tích sau để nhận biết.

Phương trình phản ứng:

[1] 2HCl + Na2CO3 2NaCl + H2O + CO2

[2] BaCl2 + Na2CO3 BaCO­3 + 2NaCl

[3] Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl

Bài 6.74 trang 72 Sách bài tập [SBT] Hóa học 10

Cho 35,6 gam hỗn hợp hai muối \[Na_2SO_3, NaHSO_3 \] tác dụng với một lượng dư dung dịch \[H_2SO_4\]. Khi phản ứng kết thúc, người ta thu được 6,72 lít khí [đktc].

a] Viết PTHH của những phản ứng đã xảy ra.

b] Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Lời giải:

a] Các PTHH :

\[Na_2SO_3 + H_2SO_4 Na_2SO_4 + H_2O + SO_2\] [1]

\[2NaHSO_3 + H_2SO_4 Na_2SO_4 + 2H_2O + 2SO_2\] [2]

b] Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp :

Đặt x và y là số mol của muối \[Na_2SO_3\] và \[NaHSO_3\] trong hổn hợp. Từ đó ta có hệ phương trình đại số :

\[\left\{ \begin{array}{l}
126x + 104y = 35,6\\
x + y = 0,3
\end{array} \right.\]

Giải hệ phương trình, ta được : x = 0,2 và y = 0,1.

Đáp số: \[m_{Na_2SO_4}=25,2 gam\]

\[m_{NaHSO_3} = 10,4 gam\]

Bài 6.75 trang 72 Sách bài tập [SBT] Hóa học 10

Hoàn thành chuỗi phản ứng sau :

Hỗn hợp khí A gồm \[CO, CO_2, SO_2\]

a]\[A + dd NaOH_{dư} khí B_1+ dd B_2\]

b] \[A + dd H_2S\] khí C

c] A + NaOH khí D

[NaOH trong dd nước, để trong không khí]

d] A +\[O_2\] dư

khí X

\[X + dd H_2SO_4\] 90% khí Y + chất lỏng Z

Lời giải:

a] \[SO_2 + 2NaOH Na_2SO_3 + H_2O\]

\[CO_2 + 2NaOH Na_2CO_3 + H_2O\]

Khí \[B_1\] là CO; dd\[B_2\] chứa \[Na_2CO_3, Na_2SO_3\]

b] \[SO_2 + 2H_2S 3S + 2H_2O\]

Khí C là CO, \[CO_2\]

c] \[SO_2 + NaOH NaHSO_3 \]

\[CO_2 + NaOH NaHCO_3\]

Khí D là CO

d] \[2SO_2 + O_2

2SO_3 ; 2CO + O_2 2CO_2\]

Khí X gồm \[SO_3, CO_2 \,và\, O_2\] dư

\[SO_3 + H_2O H_2SO_4\]

\[H_2SO_4 + nSO_3 H_2SO_4.nSO_3\] [oleum]

Khí Y là \[O_2, CO_2\]

Chất lỏng Z là oleum.

Bài 6.76 trang 73 Sách bài tập [SBT] Hóa học 10

Để đốt cháy hoàn toàn 0,672 gam kim loại R chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân huỷ 5,53 gam \[KMnO_4\]. Hãy xác định kim loại R.

Lời giải:

\[n_{KMnO_4}\] =\[\frac{{5,53}}{{158}} = 0,035\left[ {mol} \right]\]

Số mol oxi tham gia phản ứng là \[0,0175.{{80} \over {100}} = 0,014\left[ {mol} \right]\]

Đặt n là hóa trị của R [n = 1,2,3]

\[\begin{array}{l}
4R\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,n{O_2} \to 2{{\rm{R}}_2}{O_n}\\
\frac{{0,0144}}{n}mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,014\,mol
\end{array}\]

Ta có: \[{{0,014.4} \over n}.R - 0,672\left[ g \right] \to R = 12n\]

Từ [1]:

n 1 2 3

R 12 24 36

Không có KL nào Mg Không có KL nào

Kim loại có hóa trị II có A =24 Mg

Bài 6.77 trang 73 Sách bài tập [SBT] Hóa học 10

Nung m gam bột Fe trong O_2 thu được 11,36 gam hỗn hợp X gồm \[Fe, FeO, Fe_2O_3 \,và\, Fe_3O_4\]. Cho toàn bộ X phản ứng hết với dung dịch \[HNO_3\] loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO [sản phẩm khử duy nhất,ở đktc].

Tìm m.

Lời giải:

- Từ quá trình phản ứng ta thấy số oxi hoá của các chất phản ứng ở trạng thái đầu là \[\mathop {Fe}\limits^0 ,\mathop {{O_2}}\limits^0 ,H\mathop N\limits^{ + 5} {O_3}\] và số oxi hoá ở trạng thái cuối cùng là \[F{e^{ + 3}},{O^{2 - }},{N^{ + 2}}\]. Khi đó :

Áp dụng ĐLBT electron ta có: \[{{3m} \over {56}} = {{11,36 - m} \over 8} + 0,18 \Rightarrow m = 8,96\left[ {gam} \right]\]

Bài 6.78 trang 73 Sách bài tập [SBT] Hóa học 10

Nung m gam hỗn hợp bột Fe và S trong bình kín không có không khí. Sau phản ứng đem phần rắn thu được hòa tan vào lượng dư dung dịch HCl được 3,8 gam chất rắn X không tan, dung dịch Y và 0,2 mol khí z. Dẫn z qua dung dịch Cu[NO_3]2 dư, thu được 9,6 gam kết tủa đen.

Tìm m.

Lời giải:

- Chất rắn không tan trong HCL dư là S => \[m_S\] dư =3,8 gam

Kết tủa đen là \[CuS => n_{CuS} = 0,1 = n_{H_2S} = n_{S phản ứng}\]

\[m_{ S\,\,phản\,ứng} =3,2 gam\]

0,2 mol Z gồm 0,1 mol \[H_2S\] và 0,1 mol \[H_2\]

\[m_{ban\,đầu}=3,8+3,2=7 gam\]

Ta lại có

\[n_{Fe\,phản\, ứng} = n_{S\,phản \,ứng} =0,1\]

\[n_{Fe\,dư} = n_{H_2} = 0,1\]

\[n_Fe\,ban\,đầu\] \[m_Fe\,ban\,đầu\] =0,2.56 =1 1,2[gam]

Vậy m = 11,2 + 0,7 = 18,2 [gam]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề