Hiện tượng phát rừng làm rẫy có ảnh hưởng đến không khí không vì sao

BNEWS Trong những năm gần đây, tình trạng cháy rừng diễn ra vào mùa khô hàng năm tại Indonesia đã làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cũng như tiềm năng phát triển du lịch của người dân "đất nước vạn đảo".

Khói mù cũng lan sang cả các nước láng giềng của Indonesia, gây quan ngại đối với chính quyền của các quốc gia lân cận. Xung quanh vấn đề này, báo Bưu điện Jakarta số ra mới đây có đăng bài viết của đồng tác giả Simon Tay và Chen Chen Lee thuộc Học viện Quốc tế Singapore [SIIA] với tựa đề “Ảnh hưởng của khói bụi đối với phát triển bền vững”.

Những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Jokowi [Indonesia] thời gian qua nhằm ngăn ngừa các vụ hỏa hoạn là một trong những lý do giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi. Tháng 12/2016, Tổng thống Jokowi đã ký một đạo luật cấm ngành chăn nuôi sử dụng đất than bùn trên khắp cả nước.

Để hạn chế nạn cháy rừng trong mùa khô năm nay, cơ quan phục hồi đất bạc màu của Indonesia [BRG] đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ phòng chống cháy rừng ở cấp tỉnh và huyện.

Chính phủ còn thực hiện chương trình phát triển kinh tế dựa trên hoạt động trồng cây công nghiệp và hỗ trợ để đảm bảo người dân có ý thức trong việc bảo vệ và trồng rừng.

Chính quyền không chỉ thực hiện việc giao khoán diện tích đất rừng đến mỗi người dân mà còn định hướng chuỗi giá trị của các sản phẩm nông lâm nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững hơn.

Hiện tượng cháy rừng không chỉ do thời tiết hạn hán mà còn do hoạt động canh tác thô sơ, nguyên nhân là người dân thường đốt nương rẫy để bắt đầu một mùa vụ mới vì không có điều kiện tiếp cận các loại máy móc hiện đại.

Chính vì thế, chính phủ cần xem xét cấp vốn để họ có điều kiện canh tác với năng suất cao hơn, đồng thời giảm thiểu tình trạng đốt nương rẫy.

Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết [mưa nhiều] cũng đóng vai trò quan trọng ngăn chặn cháy rừng. Tuy nhiên, tình trạng thời tiết mưa nhiều không thể kéo dài lâu. Năm nay, các chuyên gia dự đoán thời tiết khô hơn bình thường và hiện tượng El Nino sẽ diễn ra vào đầu tháng 7.

Theo đó, cháy rừng có nguy cơ trở lại và sẽ lan ra khắp các khu rừng trồng cọ cũng như rừng nguyên sinh của Indonesia, gây ra những đám khói bụi dày đặc.

Trên thực tế, ngoài những nguyên nhân kể trên, các nông trường cũng đang phải đối mặt với cáo buộc về những hành vi vi phạm. Một số công ty của Indonesia tiếp tục bị các quan chức Singapore cảnh báo về những vụ hỏa hoạn xảy ra từ năm 2015.

Các công ty ở Singapore cũng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích đối với một số trường hợp khi giải phóng mặt bằng các khu rừng nhiệt đới ở Garbon và những vụ lạm dụng nhân quyền ở Indonesia.

Trong khi đó, tổ chức phi chính phủ Greenpeace của Indonesia cáo buộc ngân hàng HSBC đã cung cấp tài chính cho các công ty bị cáo buộc đốt phá rừng.

Đáp lại, ngân hàng này đã ban hành chính sách "Không làm mất rừng, không sử dụng than bùn, không khai thác bừa bãi" vào tháng 2 vừa qua nhằm làm rõ các điều kiện nghiêm ngặt gắn liền với việc tài trợ cho các công ty dầu cọ.

Các quy tắc về tài chính dường như đã có tác dụng ngăn chặn phần nào việc các doanh nghiệp đốt phá rừng. Các doanh nghiệp trong ngành nông lâm ngư nghiệp đã phải đối mặt với áp lực đáng kể để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thân thiện với môi trường hơn.

Hiện nay, Chính phủ Indonesia cũng đang tích cực áp dụng kiểm tra, giám sát các hành động đốt phá rừng của các doanh nghiệp cũng như người dân địa phương.

Các ngân hàng và các nhà đầu tư đang ngày càng lồng ghép các cân nhắc về môi trường, xã hội và quản trị đối với các doanh nghiệp, đưa ra các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường để làm điều kiện cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. 

Năm 2016, Tổ công tác về Thông tin Tài chính Liên quan đến Khí hậu [TCFD] đã đưa ra một loạt khuyến nghị cho việc thông tin liên quan đến bảo vệ môi trường một cách tự nguyện và nhất quán, qua đó giúp các công ty đảm bảo đủ các điều kiện để có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ các nhà đầu tư.

Tương tự, ngày càng có nhiều công ty trong ngành nông lâm nghiệp tập trung vào "khả năng truy tìm nguồn gốc" để họ có thể chứng minh được nguồn gốc sản phẩm của họ, từ đó khuyến khích người nông dân sử dụng các biện pháp canh tác bền vững, bảo vệ môi trường nhiều hơn.

Các máy bay không người lái được sử dụng nhiều hơn để lập bản đồ và giám sát việc sử dụng đất cũng như hỗ trợ tăng năng suất cây trồng, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa.

Bên cạnh đó, các ứng dụng di động được sử dụng để thu thập dữ liệu của nông dân và cho phép những người trồng trọt quy mô nhỏ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn về việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu một cách hợp lý hơn. 

Để giúp tăng cường tính minh bạch và áp dụng các phương pháp hiệu quả nhất, tổ chức phi chính phủ và các viện nghiên cứu có thể đóng một vai trò quan trọng. Việc đối thoại giữa các ngành rất quan trọng trong thời gian thay đổi chính sách và các ưu tiên trong phát triển của mỗi ngành.

Chính phủ, những doanh nghiệp lớn và các khách hàng quan trọng cũng như các nhà cung cấp tài chính của họ cần phải ngồi lại bàn bạc với nhau để có quan điểm thống nhất đối với chương trình phát triển nông thôn bền vững.

Cũng cần phải xác định những thiếu sót trong chuỗi giá trị để những người trồng trọt quy mô nhỏ có thể tham gia và hợp tác nhằm tiến tới sự bền vững, không nên để cho họ không có điều kiện để tiếp cận vào chuỗi giá trị này.

Đạt được chuỗi giá trị bền vững không phải là trách nhiệm duy nhất của bất kỳ bên liên quan nào. Thay vào đó, nỗ lực hợp tác dựa trên việc tiếp cận thông tin có chất lượng là cần thiết để ngăn chặn sự trở lại của các đám cháy rừng gây ra khói bụi vốn đã trầm trọng trong nhiều năm qua, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng đến ngành du lịch cũng như các vấn đề liên quan đến môi trường./. 

Suy thoái rừng ngày càng nghiêm trọng trên thế giới [Ảnh: IUCN]

Không thể phủ nhận vai trò to lớn của tài nguyên rừng đối với toàn hành tinh, hơn 80% đa dạng sinh học trên cạn của thế giới có thể tìm thấy trong những cánh rừng. Tuy nhiên sự suy thoái và mất rừng đang đe dọa đến sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật và làm giảm khả năng cung cấp các yếu tố thiết yếu như không khí sạch, nước sạch, đất sạch cho nông nghiệp và điều hòa khí hậu.

Rừng còn là sinh kế bền vững của 1,6 tỷ người trên toàn cầu, 1 tỷ trong số đó là những người nghèo nhất thế giới. Phá rừng và suy thoái rừng có tác động lớn đến cuộc sống của cộng đồng dễ bị tổn thương này.

Suy thoái rừng làm giảm khả năng thích ứng với khí hậu bởi rừng có khả năng hấp thụ 2,4 tỷ tấn CO2 mỗi năm trên toàn thế giới, tương đương với 1/3 lượng khí CO2 phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu trên toàn hành tình bởi chúng giúp giảm thiểu rủi ro từ thiên tai như lũ lụt, giúp điều chỉnh lưu lượng nước và vi khí hậu, cải thiện sức khỏe của hệ sinh thái…

Những thay đổi khí hậu trên thế giới do sự thay đổi cực đoan của nhiệt độ khí quyển trung bình là nguyên nhân hàng đầu gây suy thoái rừng. Những thay đổi này gây ra hạn hán kéo dài, thời kỳ cực khô hoặc lạnh tạo ra điều kiện môi trường không mong muốn cho việc che phủ cây.

Hạn hán kéo dài có thể làm cạn kiệt hệ thống nước chảy qua các khu rừng, làm giảm dần số lượng cây và loài. Biến đổi khí hậu gây ra những thay đổi cực đoan đối với hệ sinh thái rừng.

Một vụ cháy rừng ở Indonesia [Ảnh: World bank]

Cháy rừng cũng là một nguyên nhân chính gây suy thoái rừng. Cháy rừng xóa sổ hàng ngàn loài cây, thảm thực vật. Hàng năm, các vụ cháy rừng xảy ra trên khắp thế giới đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và sự đa dạng sinh học.

Ô nhiễm không khí là một yếu tố quan trọng gây ra suy thoái rừng. Ô nhiễm do khí độc và khí thải dẫn đến sự axit hóa khí quyển, mưa axit gây thiệt hại cho cây cối và thảm thực vật. Bên cạnh đó, ô nhiễm đất do đất nhiễm các loại hóa chất khiến cây cối và thảm thực vật cũng như động vật bị hủy diệt.

Xói mòn và bồi lắng đất có liên quan đến suy thoái rừng về cơ bản vì nhiều vùng đất ổn định hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của những cánh rừng, khi đất bị mất đi do xói lở và bồi lắng sẽ gây suy thoái rừng ở các vùng đồi.

Một yếu tố khác gây ra suy thoái rừng đó là sự phân mảnh rừng do chia tách các khu rừng lớn thành những mảnh nhỏ hơn. Phân mảnh rừng chủ yếu do nguyên nhân tự nhiên như kiến tạo hoặc lũ lụt. Sự phân mảnh rừng phá hủy các hệ sinh thái do các loài động vật chủ yếu phát triển trong các khu vực rừng lớn. Sự phân mảnh rừng cũng làm thay đổi tương tác chuỗi thức ăn và các mối quan hệ lẫn nhau trong môi trường rừng.

Tại khu vực Đông Nam Á, những nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng bao gồm việc khai thác gỗ không bền vững [bao gồm hợp pháp và bất hợp pháp], canh tác nương rẫy, lấn chiếm rừng, thu gom củi, khai thác gỗ để sản xuất than, cháy rừng và thậm chí do thay đổi chế độ nước tự nhiên. Trong vòng 15 năm qua, khu vực Đông Nam Á đã mất đi 14,5% diện tích rừng và có thể mất hơn 50% độ che phủ rừng nguyên sinh. Một số khu vực, bao gồm nhiều diện tích thuộc Indonesia được dự báo sẽ mất đi 98% diện tích rừng vào năm 2022.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất rừng là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang sản xuất nông nghiệp. Tốc độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ không chậm lại trong tương lai gần, thậm chí, tổng diện tích dành cho các đồn điền cao su còn dự kiến sẽ mở rộng thêm khoảng 4,3-8,5 triệu ha cho đến năm 2024 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Bên cạnh đó, kế hoạch xây dựng các công trình thủy điện của các nước Đông Nam Á trong những năm tới sẽ càng làm thu hẹp môi trường sống.

Trong khi đó, hơn một nửa rừng của châu Âu đã biến mất do nhu cầu về đất nông nghiệp ngày càng tăng và việc sử dụng gỗ làm nguồn nhiên liệu. Hơn hai phần ba diện tích miền Trung và Bắc Âu trước đây được che phủ bởi cây rừng. Hiện nay, diện tích rừng giảm xuống còn khoảng một phần ba ở một số khu vực phía Tây và duyên hải, bao gồm cả Anh và Cộng hòa Ireland; ở một số khu vực, diện tích rừng bị giảm xuống dưới 10%. Theo một nghiên cứu mới, khả năng hấp thu carbon của các khu rừng già cỗi ở châu Âu đang tiến dần tới điểm bão hòa, đe dọa một trong những hàng rào phòng hộ quan trọng chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu.Các chuyên gia cảnh báo, các khu rừng từ Tây Ban Nha đến Thụy Điển đang trở nên già cỗi, với số ít cây làm tốt khả năng lưu giữ khí thải được cho là do nhiệt độ thế giới tăng lên, nước biển dâng và số lượng các đợt sóng nhiệt và lũ lụt tăng lên.

Chặt phá rừng bất hợp pháp đang gây suy thoái rừng nghiêm trọng [Ảnh: Huffpost]

Tại châu Phi, các hệ sinh thái rừng suy giảm nhanh chóng do các tác động xấu của khí hậu, sức ép dân số và đô thị hóa có thể cản trở tiến trình phát triển ít carbon tại châu lục lớn thứ hai thế giới này.

Sa mạc hóa đang tàn phá khu vực Mỹ Latinh khiến cho tình trạng suy thoái rừng cũng đang trở thành vấn đề nghiêm trọng ở một loạt nước như Brazil, Bolivia, Chile, Cuba, Colombia, Ecuado, Guatemala, Peru, Uruguay, Jamaica, Haiti, và nhiều đảo ở vùng Caribe.

Tại đất nước Bắc Mỹ, Canada, chỉ trong tháng 8 vừa qua, cháy rừng đã ở mức không thể kiểm soát. Ngày 15/8, tỉnh British Columbia, miền Tây Canada đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp vì cháy rừng lan rộng với hơn 560 vụ cháy lớn nhỏ trên toàn tỉnh. Có thể nói, trong những năm vừa qua, cháy rừng là một trong những nguyên nhân chính gây suy thoái rừng ở Canada.

Trước thực trạng suy thoái rừng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở khắp các châu lục trên thế giới, các quốc gia cần tiến hành các giải pháp dựa vào tự nhiên như phục hồi cảnh quan rừng. Giải pháp này có thể giúp các quốc gia đảo ngược tác động của suy thoái rừng và lấy lại các lợi ích sinh thái, xã hội, khí hậu và kinh tế rừng.

Phục hồi cảnh quan rừng không chỉ là trồng cây, nó còn bao gồm nhiều hoạt động như nông lâm kết hợp, kiểm soát xói lở và tái sinh rừng tự nhiên.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng phương pháp “Đánh giá cơ hội phục hồi” [ROAM] nhằm đánh giá mức độ cảnh quan bị suy thoái và mất rừng ở một số quốc gia, một số khu vực, xác định các chiến lược tốt nhất để khôi phục chúng. ROAM giúp các chính phủ, các nhà hoạt định chính sách ứng dụng phục hồi cảnh quan rừng để đáp ứng ưu tiên quốc gia và mục tiêu quốc tế về khí hậu, đa dạng sinh học…

Một hoạt động của REDD+ tại Zimbabwe [Ảnh: Sustain Zimbabwe]

Sáng kiến quốc tế “Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng” [REDD+] cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển giảm phát thải khí nhà kính gây nên biến đổi khí hậu, thông qua 5 hoạt động chính: Hạn chế mất rừng; Hạn chế suy thoái rừng; Bảo tồn trữ lượng carbon rừng; Quản lý bền vững tài nguyên rừng; Tăng cường trữ lượng carbon rừng. Ý tưởng của REDD+ là: Các nước đang phát triển giảm tỷ lệ mất rừng và suy thoái rừng để được nhận thù lao về mặt tài chính từ quỹ toàn cầu do phía các nước phát triển đóng góp. Mục tiêu của REDD+ không chỉ nhằm giảm phát thải khí nhà kính mà còn cung cấp nhiều lợi ích khác như: Giảm nghèo, phát triển lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học...

Tại Việt Nam, nhằm khắc phục tình trạng suy thoái rừng, Chính phủ đưa ra các chính sách nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý rừng bền vững.

Quản lý và phát triển rừng bền vững tại Việt Nam [Ảnh: Dangcongsan]

Quản lý và phát triển rừng bền vững là 1 trong 3 chương trình phát triển được xác định trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu “Quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít người và miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần phát triển bền vững quốc gia”. Để thực hiện mục tiêu này, ngành lâm nghiệp Việt Nam rất cần các chính sách xác định các nguyên tắc và trình tự thực hiện nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo cơ hội thuận lợi trong tiến trình đạt được mục tiêuQuản lý rừng bền vữngtại Việt Nam.

Kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015-2020nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thực hiện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; đảm bảo sử dụng tài nguyên rừng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam. Kế hoạch hành động hướng đến 4 mục tiêu cụ thể: Nâng cao nhận thức, năng lực cho chủ rừng và cán bộ quản lý về kỹ năngQuản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; Ban hành Bộ nguyên tắcQuản lý rừng bền vữngcủa Việt Nam đảm bảo có hiệu lực trên phạm vi quốc tế; Thiết lập tổ chức về giám sát, đánh giá và cấp chứng chỉ rừng quốc gia, đáp ứng các yêu cầu trong nước và quốc tế; Đến năm 2020, có ít nhất 500.000ha rừng sản xuất có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt và được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trong đó rừng trồng 350.000ha, rừng tự nhiên 150.000ha.

Hồng Nhung

Video liên quan

Chủ Đề